Trang chủ --> Kinh doanh --> Quở trách nên có chừng mực
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Quở trách nên có chừng mực

 

   Khen thưởng là một phương thức tốt để cổ vũ, động viên cán bộ công nhân viên. Nhưng không phải vì để giữ lòng tự tôn và sự hăng hái của họ, mà khi họ phạm phải sai lầm cũng không tiến hành việc phê bình.

  

Thực ra, khi cần phê phán, quở trách vẫn phải phê phán, vẫn phải khiển trách. Nhưng làm thế nào cho đúng mức cần phải chú ý những mặt sau đây:

          1. Quở trách là sự phủ định đối với một người nào đó, mà đã phủ định cần phân biệt nặng, nhẹ. Đã có nhiều bài học về vấn đề đó, cho nên cần phân biệt đối xử.

          Có cán bộ công nhân viên do nguyên nhân của bản thân, thường thiếu sự hăng hái, nhiệt tình trong công tác thiếu tính chủ động. Bạn có chỉ trích anh ta thì thông được lúc đó, sau đó đâu lại vào đấy. Tính chủ động phải được khơi dậy từ nội tâm của anh ta. Sự chỉ trích đối với anh ta là một điều tối nghĩa. Vẻ bề ngoài vẫn phải động viên.

          Nếu anh ta thích trồng hoa, thì làm sao đó gắn liền công việc của anh ta với hoa; cũng có thể tạo được sự hứng thú, tích cực trong lòng anh ta; qua đó cảm hóa dần khiến anh ta chân thật hơn, nhiệt tình hơn trong công tác. Không chỉ như vậy, phương pháp khích lệ này còn gây men cho sự nảy sinh tinh thần trách nhiệm, mà tinh thần trách nhiệm chính là tiền đề của việc làm tốt trách nhiệm.

          Cứ làm như thế, cấp dưới sẽ tâm phục, khẩu phục, tự giác, vui vẻ nhận những lời quở trách của bạn. Bởi vì sự nỗ lực của anh ta cần được thừa nhận, sự tích cực của anh ta cần được khẳng định.

          2. Một khi công tác của cán bộ công nhân viên có lầm lỗi. Khi cần quở trách để họ sửa chữa sai lầm, bạn không nên trách cứ họ trước mặt mọi người. 

          Một người lãnh đạo thành công, khi cấp dưới phạm sai lầm, căn cứ vào sai lầm nặng hay nhẹ, chọn phương pháp thích hợp, yêu cầu đương sự nhận rõ trách nhiệm của mình. Làm như vậy, việc đầu tiên bạn đã chứng tỏ sự tín nhiệm và tôn trọng cấp dưới của bạn, tạo cho anh ta một cơ hội lập công chuộc tội. Tin tưởng cấp dưới để họ biết lỗi nặng nhẹ mà thể hiện sự cảm kích đối với bạn. Hiệu quả có thể thấy được.

          3. Khi người ta bị quở trách, đương nhiên không lấy gì làm sung sướng. Nhưng khi rừng cây đã lớn, thì chim gì cũng đến đậu. Có một loại người rất đặc biệt. Thay vì sự trách mắng bằng một thái độ hết sức dửng dung, dẫu bạn có phê bình mấy đi nữa, nghe xong bỏ đấy, tôi làm theo ý tôi, ngựa theo lối cũ.

          Có một nữ giám đốc thông minh năng nổ, dưới trướng là một số cán bộ công nhân viên rất xuất sắc; nhưng cách đây không lâu, có một trợ lý do dọn đi ở chỗ khác, nên đã điều động đi, thay thế cương vị ấy là một sinh viên vừa tốt nghiệp. Cô nữ sinh viên vừa mới đến, làm việc vừa chậm vừa qua loa đại khái, thường chuyển đi những tài liệu vừa in xong chưa được soát lại. Trên bàn làm việc thì để lung tung, trong nháy mắt đã ba tháng trôi qua; tật của cô ta vẫn thế. Hơn nữa, cô gái đó luôn bỏ ngoài tai những lời phê bình, quở trách. Về sau người nữ giám đốc quyết định thay đổi cách phê bình. Hễ phát hiện cô ta có một chút ưu điểm là biểu dương ngay.

          Không ngờ rằng, biện pháp đó đã nhanh chóng có công hiệu, chỉ có mười mấy ngày, cô gái đó đã tốt lên rất nhiều. Sau một tháng, đã lập được thành tích xuất sắc trong công tác.

          Qua đây ta thấy, sự quở trách đối với người nhân viên đó phải tấn công từ hướng khác; dùng phương pháp khích lệ để cô ta bỏ tật xấu của mình. Tiến tới tăng thêm hiệu suất công tác mà bạn đã lãnh đạo một cách hoàn chỉnh.

          Không quở trách cán bộ cấp dưới trước mặt mọi người, tất nhiên không có gì tốt bằng. Thế nhưng, mỗi vị lãnh đạo đều có cá tính của mình; có người thì dễ bị xúc động, nhất là thấy cấp dưới của mình phạm sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới mọi người, thì lúc đó nén không nổi sự nóng giận, mắng nhiếc cấp dưới ngay trước mặt đám đông. Chẳng khác gì “mất bò mới lo làm chuồng”, khiến cho bạn vì sự kích động trong chốc lát mà gây nên tác dụng phụ.

          Một vị giám đốc nọ do tính tình nóng nảy, trong công việc ông ta luôn luôn là một con người cẩn thận, nếu thoáng thấy các trưởng ngành công tác cẩu thả, hoặc khi bảo làm việc thì tỏ ra không bằng lòng, lúc đó không nén nổi tức giận, mắng ngay tại chỗ, mắng hết lời. Dù cho vị giám đốc nọ làm như vậy là vì công việc; trưởng ngành trong lòng cũng biết rất rõ, biết ông giám đốc không phải chỉ quở mắng một mình anh ta, nhưng lòng vẫn cảm thấy không vui.

          Sau cơn giận, giám đốc bình tĩnh trở lại, biết mình quá ư kích động, hơn nữa sau đó nghe lời phân trần của cấp dưới. Ngành đó ngày thường công tác rất xuất sắc chỉ vì tình hình đặc biệt, do đó có sai sót nhỏ, nhưng kết quả công việc rất khả quan.

          Thế là giám đốc lập tức tiến hành công việc “chăm lo chuồng trại”. Trước giờ tan tầm ngày hôm ấy, cho người đi tìm trưởng ngành đến gặp giám đốc. “Hôm nay tớ mắng oan cậu, trước tiên trách tớ nóng quá, chưa nắm rõ tình hình đầu đuôi ra sao. Trách cậu là không đúng. Xin lỗi cậu nhé. Nhưng công việc của ngành cũng cần đẩy mạnh lên, tớ tin tưởng cậu làm được điều đó”.

          Chỉ vài câu nói thôi, cũng đủ làm cho trưởng ngành mát lòng mát dạ, hơn nữa giám đốc vẫn tín nhiệm anh ta kia mà. Dù cho bị oan, nay tức giận cũng tan theo mây khói.

          Tục ngữ có câu: “Vừa đấm vừa xoa”, tất nhiên không nên dang tay đấm, nhưng lỡ đã đấm rồi, thì hiệu quả “xoa” hay “không xoa” có khác nhau đấy. “Mất bò mới lo làm chuồng” đó là chẳng qua là một hạ sách, là một biện pháp bất đắc dĩ, nhưng vẫn còn hơn không. Khi bạn đã lỡ lời mắng cấp dưới trước ba quân, bạn chẳng nên ngại gì mà không thử cách làm này.

Lượt xem : 8361 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo