Trang chủ --> Xoa bóp --> XOA BÓP BÀN TAY ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

XOA BÓP BÀN TAY ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE

 

      (Thế giới matxa) - Xoa bóp bàn tay rất có ích cho sức khỏe. Xoa bóp lòng bàn tay giúp cải thiện tuần hoàn máu và phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch; xoa bóp ngón tay có thể điều tiết và cải thiện chức năng cơ quan tương ứng; xoa bóp đại ngư tế và tiểu ngư tế có thể ngừa được chứng táo bón, tiêu chảy và bệnh trĩ. Hơn nữa xoa bóp bàn tay vừa đơn giản vừa dễ làm,không hạn chế về mặt thời gian và địa điểm. Do đó học một chút phương pháp và kỹ xảo xoa bóp bàn tay sẽ giúp chúng ta duy trì một cơ thể khỏe mạnh.


 

Toàn bộ huyệt vị trên bàn tay

Toàn bộ lý luận sinh vật đều do giáo sư Trương Dĩnh Thanh ( Trung Quốc) sáng tạo ra, trong đó có các huyệt vị trên bàn tay, bao gồm 12 huyệt trên xương bàn tay thứ hai, từ huyệt Đầu cho đến huyệt Túc và 8 huyệt trên xương bàn tay thứ năm, từ huyệt Đầu cho đến huyệt Sinh Dục. Thao tác đơn giản, dễ nhớ, dễ áp dụng và đạt hiệu quả trị liệu, chủ yếu dùng ngón cái hoặc móng tay ấn vào phần xương bàn tay để trị bệnh cho các cơ quan tương ứng.

1.                  12 huyệt vị trên xương bàn tay thứ hai

Huyệt Đầu

Huyệt nằm ở đầu nhỏ trên xương bàn tay thứ hai, chủ trị đau đầu, đau răng, đau thần kinh chạc ba, viêm kết mạc cấp tính và các bệnh ở vùng đầu, mặt, mắt, tai, mũi, miệng, răng, não..

 

Huyệt Cảnh Kiên

Huyệt nằm ở đầu mút xa của xương bàn tay thứ hai, giữa huyệt Đầu và huyệt Thượng Chi. Chủ trị các bệnh ở cổ, vai, tuyến giáp trạng, yết hầu, đoạn trên khí quản, đoạn trên thực quản…

Huyệt Thượng Chi

Huyệt nằm ở đoạn cách xa tim của xương bàn tay thứ hai, giữa huyệt Cảnh Kiên và huyệt Tâm Phế. Chủ trị các bệnh ở vai, chi trên, cổ tay, khuỷu tay, bàn tay và đoạn giữa thực quản.

Huyệt Tâm Phế

Huyệt nằm ở đoạn cách xa tim của xương bàn tay thứ hai, trung điểm của đường thẳng nối liền huyệt Đầu với huyệt Tỳ Vị. Chủ trị các chứng bệnh ở tim, phổi, ngực, vú, đoạn dưới khí quản, đoạn dưới thực quản và vùng lưng.

Huyệt Can Đảm

Huyệt nằm ở đoạn giữa xương bàn tay thứ hai, trung điểm của đường thẳng nối từ huyệt Tỳ Vị với huyệt Tâm Phế. Chủ trị các bệnh về gan mật.

Huyệt Tỳ Vị

Huyệt nằm ở đoạn giữa xương bàn tay thứ hai,  trung điểm của đường thẳng nối từ huyệt Đầu và huyệt Túc. Chủ trị các bệnh về ruột, lá lách và tuyến tụy.

Huyệt Thập Nhị Chỉ Trường

Huyệt nằm ở đoạn giữa xương bàn tay thứ hai, giữa huyệt Tỳ Vị và huyệt Thận. Chủ trị bệnh về tá tràng và liên quan đến kết tràng.

Huyệt Yêu Phúc

Huyệt nằm ở đoạn gần tim của xương bàn tay thứ hai, giữa huyệt Tỳ Vị và huyệt Thận. Chủ trị các bệnh vẹo cột sống, đau  nhức thắt lưng và chân, ruột già, ruột non.

Huyệt Thận

Huyệt nằm ở đoạn gần tim của xương bàn tay thứ hai, trung điểm của đường thẳng nối huyệt Tỳ Vị và huyệt Túc. Chử trị các bệnh về thận, ống dẫn tiểu, ruột già và ruột non.

Huyệt Hạ Phúc

Huyệt nằm ở gần tim của xương bàn tay thứ hai, giữa huyệt Thận và huyệt Thoái. Chủ trị các bệnh ở vùng dưới bụng, tử cung, bàng quang, kết tràng, trực tràng, âm đạo, niệu đạo, hậu môn…

Huyệt Thoái

Huyệt nằm ở gần cuối xương bàn tay thứ hai, giữa huyệt Hạ Phúc và huyệt Túc. Chủ trị các bệnh ở vùng chi dưới như vùng mông, khớp xương đầu gối, vùng đùi…

Huyệt Túc

Huyệt nằm ở phần cuối cùng của xương bàn tay thứ hai, giao điểm của xương thứ nhất và xương thú hai cạnh ngón cái. Chủ trị các bệnh ở chân và mắt cá chân.

2.                  8 huyệt trên xương bàn tay thứ năm

Huyệt Đầu

Huyệt nằm ở đầu nhỏ của xương bàn tay thứ năm. Chủ trị các bệnh ở đầu, mặt và mắt, tai, mũi, miệng…

Huyệt Cảnh Kiên

Huyệt nằm ở đầu mút xa của xương bàn tay thứ năm, giữa huyệt Đầu và huyệt Tâm Phế. Chủ trị các bệnh viêm quanh vai, vẹo vùng vai,  sái  cổ…

Huyệt Tâm Phế

Huyệt nằm ở đoạn cách xa tim của xương bàn tay thứ năm, trung điểm của đường thẳng nối huyệt Đầu với huyệt Tỳ Vị.

Huyệt Can Đảm

Huyệt nằm ở đoạn cách xa tim của xương bàn tay thứ năm, giữa huyệt Tâm Phế và huyệt Tỳ Vị. Chủ trị các bệnh ở gan và mật.

Huyệt Tỳ Vị

Huyệt nằm ở xương bàn tay thứ năm, trung điểm của đường thẳng nối huyệt Đầu và huyệt Sinh Dục. Chủ trị các bệnh ở tỳ, vị và cơ.

Huyệt Thận

Huyệt nằm ở đoạn gần tim của xương bàn tay thứ năm, nằm cạch huyệt Tỳ Vị và bằng 1/3 đoạn thẳng từ huyệt Tỳ Vị đến huyệt Sinh Dục. Chủ trị các bệnh viêm kết tràng, viêm tiểu tràng, vẹo lưng…

Huyệt Sinh Dục

Huyệt nằm ở gần cuối của xương bàn tay thứ năm. Chủ trị các bệnh về hệ sinh dục, bệnh quanh hậu môn, đau lưng và chân…

3.                  Phương pháp xoa bóp bàn tay thường dùng

Phương pháp ấn

Phương pháp ấn là dùng đầu ngón tay cái hoặc bề mặt vân ngón tay, lần lượt ấn xuống toàn bộ huyệt vị trên tay hoặc khu có dấu hiệu bệnh lý, nên vận dụng lực từ nhẹ đến mạnh, để kích thích được cả tầng sâu của tổ chức cơ thịt, duy trì trong vào giấy, rồi dần dần thả lỏng, thao tác như thế trong nhiều lần. Khi thao tác không nên dùng lực quá mạnh, không nên làm động đến xương, nên duy trì lực ấn. Khi cần gia tăng kích thích, có thể dùng hai ngón tay cái chồng nên nhau để ấn. Phương pháp này thường được kết hợp với phương pháp day, gọi là phương pháp day ấn, thích hợp dùng cho các huyệt ở tay.

Phương pháp đẩy

Phương pháp đẩy thường dùng trong việc xoa bóp tay là phương pháp đẩy ngón. Khi thao tác dùng lực ở phần đầu hoặc phần bụng của ngón cái, tiến hành di động trực tiếp, đơn phương lên trên các bộ vị nhất định ở tay, đẩy theo một đường thẳng. Phải áp chặt tay vào bề mặt da, dùng lực ổn định, tốc độ vừa phải, nên phối hợp với chất xúc tác khi dùng, với tốc độ mỗi phút khoảng 200 lần, có thể dùng cho các huyệt vị trên bờ mặt phẳng của tay. Nếu dùng cả hai ngón tay cái, đẩy từ trung điểm của huyệt vị hướng ra hai bên, gọi là phương pháp phân đẩy. Nếu dùng đầu hai ngón tay cái, hoặc bề mặt ngón tay từ hai đầu huyệt hướng vào giữa, thì gọi là phương pháp hợp đẩy.

Phương pháp day

Phương pháp day được dùng nhiều trong việc xoa bóp tay. Phương pháp day ngón tay là dùng bề mặt ngón tay ấn lên trên huyệt vị hoặc bộ vị nhất định của tay, phần cổ tay thả lỏng. lấy khuỷu tay làm điểm nhánh, cánh tay trước chủ động xoay chuyển, kéo theo cổ tay và ngón tay xoay chuyển theo hình xoắn ốc nhẹ nhàng và chậm rãi, goi là phương pháp day. Khi thao tác cần dùng lực nhẹ nhàng., động tác phải nhịp nhàng, day với tốc độ 160 lần mỗi phút. Phương pháp này thường dùng để kết hợp với phương pháp ấn, thích hợp cho các huyệt vị ở tay.

Phương pháp nắm

Phương pháp nắm là dùng ngón caí và hai ngón trỏ, giữa hoặc dùng ngón cái và bốn ngón còn lại để tương tác lẫn nhau, tiến hành thao tác nắm và nâng huyệt vị hay bộ vị nhất định. Khi thao tác, dùng lực vừa nhẹ vừa nặng, không nên vận dụng lực một cách đột ngột. Động tác phải nhịp nhàng và liên tục. Phương pháp này thích hợp cho các huyệt ở tay.

Phương pháp chà xát

Dùng ngón tay hoặc đại ngư tế, tiểu ngư tế hay phần cuối của bàn tay, tùy theo bộ vị nhất định, tiến hành chà đi chà lại theo một đường thẳng goi là phương pháp chà xát. Khi thao tác, cần phải áp chặt tay lên bề mặt da, chà xát nhiều lần với lực không đổi cho đến khi da cảm thấy nóng lên là được. Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho thao tác các huyệt vị ở lòng bàn tay.

Phương pháp điểm

 Dùng đầu ngón cái hoặc phần nhô ra của khớp xương ngón tay đặt lên huyệt vị hoặc vùng có dấu hiệu bệnh lý trên tay, dùng lực ấn xuống dần, từ nhẹ đến mạnh, sao cho điểm được đến tầng sâu của tổ chức cơ thịt, tiếp tục trong vài giây rồi dần dần thả lỏng, thao tác như thế trong vài lần. Khi thao tác không nên dùng lực quá mạnh, không nên làm động tới xương, cần duy trì lực. Diện tích tiếp xúc của phương pháp này nhỏ, nhưng lực kích lại lớn. Phương pháp này được dùng để phối hợp với phương pháp ấn, gọi là phương pháp điểm ấn. Cách này phù hợp cho tất cả các huyệt vị ở tay.

Phương pháp kéo

Đặt hai ngón tay của một bàn tay lên mặt trên và dưới của khớp xương, tay còn lại giữ chặt cánh tay, dùng lực thực hiện động tác kéo. Khi thao tác lực hai tay phải thích hợp, không được kéo hay ấn quá mạnh, đồng thời phải men theo khớp xương, thao tác liên tục theo trục tung, để tránh làm tổn thương khớp xương hoặc dây chằng. Ngoài ra khi kéo không nên để âm thanh phát ra giữa các khớp xương.

Phương pháp xoa

Dùng phần bụng của ngón trỏ, giữa và vô danh đặt lên trên huyệt vị của bàn tay, xoay khớp xương bàn tay sao cho chỗ ấy chuyển động vòng tròn, cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Khi thao tác yêu cầu động tác phải nhẹ nhàng, tốc độ chậm rãi.Phạm vi xoay vòng có thể lớn dần ra xung quanh, rồi sau đó thu nhỏ lại.

Phương pháp cấu

Đây là phương pháp có tác động mạnh nhất trong việc xoa bóp bàn tay. Dùng ngón cái và ngón trỏ cấu mạnh vào huyệt vị, dồn sức vào ngón cái. Trước khi cấu phải xác định đúng huyệt vị, đẻ tránh làm tổn hại đến da, có thể phủ lên trên bộ vị cần cấu một lớp vải mỏng. Phương pháp này thường dùng để làm giảm các cơn đau, chuyên trị các bệnh nặng.

 

Lượt xem : 13531 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo