Trang chủ --> Y học --> Chăm sóc sụn khớp, bắt đầu từ đôi chân
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chăm sóc sụn khớp, bắt đầu từ đôi chân

 

 

 

Khớp giúp cơ thể vận động dễ dàng, điển hình là hai khớp gối. Nhưng khớp gối cũng là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương và thoái hóa nhất trong hệ xương khớp con người...

Khớp gối là bộ phận dễ bị tổn thương và thoái hóa nhất trong hệ xương khớp con người. Nếu không hiểu và chăm sóc khớp đúng cách, chúng ta có thể vô tình là thủ phạm của chính mình khi tự đẩy nhanh tiến trình làm khớp hư tổn...
 
Chăm sóc sụn khớp, bắt đầu từ đôi chân

Điều gì xảy ra khi sụn khớp hư tổn?                             

Khi khớp gối bị viêm, thoái hóa, các tế bào sụn bị tổn thương, lớp sụn bao bọc mặt khớp bị mòn dần, trở nên thô ráp. Mạng lưới collagen, đặc biệt là collagen type 2 chiếm phần lớn trong sụn bị cứng lại.

Khi ấy, sự chuyển động của khớp gối không còn linh hoạt, trơn láng mà bị cản trở, hạn chế và đau đớn. Lúc vận động bệnh nhân có thể cảm nhận được những tiếng “lạo xạo” trong khớp. Đây là tiếng kêu rất điển hình của của bệnh cảnh thoái hóa khớp gối.

Lúc này phần xương xung quanh mặt khớp cũng dày ra, tạo thành những gai xương, đôi khi gai xương có thể nhô lên ở giữa mặt khớp xương chày, góp phần gây đau đớn và hạn chế vận động khớp gối.

 

Trong cấu tạo của khớp, sụn là thành phần vô cùng quan trọng. Đây là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt, bao lấy đầu xương như một lớp đệm bảo vệ. Sụn khớp vừa giúp ngăn các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau để khớp vận động trơn tru, vừa giúp ngăn cản hay phân tán áp lực để bảo vệ hai đầu xương, mang lại cho cơ thể chúng ta những cử động nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, khéo léo hay linh hoạt.

Nếu bệnh nhân không được điều trị và nghỉ ngơi hợp lý, hiện tượng thoái hóa này sẽ càng ngày càng nặng ra, lớp sụn bọc mặt khớp bị bong tróc hẳn đi, không còn che phủ các đầu xương dưới sụn được nữa, phần xương bị lộ ra và liên tục cọ xát vào nhau mỗi khi gối chuyển động gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân.

 

Để bù trừ, hệ thống cơ, dây chằng phải gồng mình lên để giữ cho khớp gối được vững chắc. Tuy nhiên, không sớm thì muộn, hệ thống cơ, dây chằng này sẽ suy yếu hẳn đi, không bù trừ nổi nữa. Hoạt động khớp gối ngày càng hạn chế, cho đến khi không còn đi lại được. Đây là giai đoạn khiến người bệnh hoảng sợ trước viễn cảnh bị tàn phế!.

Chăm sóc khớp ra sao?

Khởi đầu của bệnh thoái hóa khớp gối ban đầu chỉ là những triệu chứng mơ hồ như đau nhẹ, khi đau khi không, đôi khi đang đi cảm thấy đau chói trong khớp. Vì thế nhiều người ráng chịu trận khi đau và không để ý đến việc chăm sóc cũng như điều trị đến nơi đến chốn.

Để phòng bệnh, trước tiên cần tập luyện thường xuyên, sao cho có được một cơ thể thật khỏe mạnh, tráng kiện. Tuy nhiên cần phải tránh những môn thể thao có khả năng gây tổn thương. Nên đi bộ, chạy bộ, rèn luyện sức mạnh của đôi chân.

Không bao giờ được bắt khớp gối làm việc quá sức dưới mọi hình thức. Tự xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày hai lần (sáng và chiều). Những phương pháp châm cứu, xoa bóp, day bấm huyệt, nắn chỉnh, chườm thuốc…  kết hợp với ăn uống hợp lý cũng có thể làm giảm đau khớp gối, giúp cho khớp gối vững chắc hơn.

Bên cạnh đó, nên kết hợp ngay từ đầu với những loại dược thảo, dược vật thiên nhiên để chăm sóc khớp đúng cách, hiệu quả, chẳng hạn như UC-II (collagen type 2 không biến tính) có tác dụng bồi phụ lại lượng collagen type 2 bị tổn thương ở các khớp nói chung và khớp gối bị thoái hóa nói riêng.

Tóm lại, muốn tránh khỏi hiện tượng bị viêm, thoái hóa khớp gối, chúng ta cần hiểu bệnh để phòng và điều trị ngay từ rất sớm, khi bước chân còn tung tăng bay nhảy được!

Lượt xem : 12426 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo