Trang chủ --> Tin tức --> Tiến hành thao tác giác hơi
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tiến hành thao tác giác hơi

 

 

     (Thế giới matxa) - Thao tác cơ bản kỹ thuật và Phương thức giác hơi

           

 


1. Thao tác cơ bản kỹ thuật

          a/ Phương pháp điểm hỏa hấp dẫn

          -  Phương pháp nhá lửa: Một tay dùng cây nhiếp hay kiềm cầm máu kẹp miếng bông gòn có tẩm rượu cồn, một tay cầm chặt lọ giác hơi, úp miệng lọ xuống sau khi điểm lửa cho miếng bông gòn cháy, nhanh chóng đưa vào tận đáy bên trong cốc rồi vội vã kéo ra, sau đó lập tức đưa lọ úp vào bộ phận cần giác hơi, để cho bên trong ống hình thành một loại phụ áp hút da lên. Ưu điểm của phương pháp này là khó gây thương bỏng, thích hợp sử dụng cho tất cả các bộ phận và các tư thế giác hơi.

          + Tư thế nằm ngửa

          + Tư thế nằm sấp

          + Tư thế nằm nghiêng một bên

          + Tư thế ngồi

          - Phương pháp cho lửa vào: Phương pháp cho lửa vào là một trong những phương pháp giác hơi mà dân gian thường dùng, sau khi đốt cháy miếng bông gòn tẩm rượu cồn hay miếng giấy, thì bỏ chúng vào trong lọ giác hơi, sau đó nhanh chóng đem lọ úp lên vị trí  cần giác hơi. Phương pháp này thích hợp sử dụng ở mặt bên của cơ thể, đặt ống giác hơi nằm ngang, để tránh cho miếng bông gòn hay miếng giấy rớt xuống da, gây thương bỏng cho da.

          Ngoài ra còn có phương pháp giá hỏa, phương pháp dán bông, phương pháp rót rượu sau đó châm lửa để tạo thành lực hút, những phương pháp này hiện nay lâm sàng rất ít sử dụng.

          b/  Phương pháp rút khí hấp dẫn

          Đây là một dạng phương pháp giác hơi trực tiếp hút khí trong ống giác hơi ra để tạo thành phụ áp. Thường sử dụng máy chú xạ để hút không khí bên trong lọ, rồi đặt lọ lên một bộ phận hay huyệt vị  đã xác định. Từ trước đến này, lâm sàng ít sử dụng phương pháp này.

          c/  Phương pháp nhấc ống giác hơi

          Một tay cầm ống giác hơi nhẹ nhàng kéo nghiêng theo một hướng, tay khác thì đặt lên vùng cơ gần kề với phần miệng bên nghiêng của ống giác hơi, dùng ngón tay từ từ ấn cơ xuống, khiến cho giữa vùng da và ống giác hơi hình thành một không gian nhỏ hẹp, để cho không khí theo kẽ hở đó đi vào bên trong ống giác hơi, lực hút từ từ giảm dần rồi mất, ống giác hơi sẽ tự nhiên rơi ra. Tránh dùng lực kéo mạnh ra, đề phòng da bị tổn thương.

          2/ Phương thức giác hơi

          a/  Lưu quán: Đặt ống giác hơi lên bộ phận cần trị liệu trong một thời gian nhất định, đây là phương pháp giác hơi thông dụng nhất, thông thường đặt ống khoảng 10 đến 15 phút, có thể dùng một ống, cũng có thể dùng nhiều ống.

          b/  Thiểm quán: Sau khi  ống giác hơi bám vào, lập tức nhổ ra, làm liên tục như thế nhiều lần, sao cho vùng da từ từ đỏ lên thì thôi. Phương pháp này dùng với các chứng tê cục bộ, cảm nhiễm phong thấp, viêm mút thần kinh…

          c/ Tẩu quán: Tại mép bên của bộ phận trị liệu và ống giác hơi, thoa nhẹ lên một lớp mỏng vaselin hoặc các loại dầu khác, đợi sau khi ống giác hơi đã bám vào da thì một tay bệ đáy ống, một tay cầm thân ống, từ từ di chuyển lên xuống, sang trái sang phải trên da, cho đến khi nào vùng da nổi đỏ lên hay xuất hiện máu bầm thì thôi. Phương pháp này dùng để chữa các cơn đau đớn, viêm thần kinh cột sống, phát nhiệt do các chứng tê liệt, phong thấp trật đả tổn thương gây ra.

          d/ Thích huyệt bạt quán: Còn gọi là thích lạc bạt quán. Trước tiên lựa chọn những huyệt vị xác định, dùng kim tam lăng hoặc kim hoa mai chích lên, chú ý diện tích vùng chích kim phải nhỏ hơn so với miệng của ống giác hơi. Sau đó dùng ống giác hơi đã được nhá lửa vào bên trên huyệt vị hay bộ phận đã chích, để hút máu ra. Thông thường giữ ống khoảng 10 đến 15 phút (lâu hơn một chút cũng được), sau đó gỡ ống ra, dùng bông gòn đã được tiêu độc hay cái khăn bông lau sạch vết máu. Phương pháp này thích hợp ứng dụng rộng rãi, các loại bệnh tật đều có thể sử dụng.

          e/  Châm quán: Trước tiên lựa chọn huyệt vị hay bộ phận xác định, dùng kim châm cứu chích vào, tiếp tục giữ kim, sau đó lấy kim làm trung tâm, đặt ống giác hơi lên, để khoảng 10 đến 15 phút sau đó nhổ ống và kim ra.

          f/  Dược quán liệu pháp: Trên cơ sở của “hỏa quán liệu pháp”, khai triển thêm “dược quán liệu pháp”. Phương pháp này nhằm phát huy tác dụng tổng hợp của thuốc, và giác hơi, thường có hiệu quả khá tốt. Sau khi giác hơi xong, vùng da tại đó sẽ có rất nhiều máu tập trung, điều này rất có lợi cho việc hấp thụ thuốc. Trong ứng dụng lâm sàng có ba loại phương thức sau đây: Thứ nhất “trúc quán liệu pháp” là phương pháp dùng ống giác hơi bằng trúc cho vào trong nồi đun thuốc, để nó ngấm thuốc sau đó lấy ra tiến hành giác hơi, từ trước đến nay được ứng dụng khá phổ biến. Các loại thuốc được sử dụng trong phương pháp này chủ yếu là thuốc thông kinh hoạt huyết, khử phong trừ thấp, phương pháp này thường được dùng phổ biến để chữa trị các chứng phong thấp tê đau. Thứ hai, cho vào bên trong ống giác hơi độ một phần hai đến hai phần ba thuốc nước, dùng liệu pháp nhá lửa hay hút khí hấp dẫn nhanh chóng đặt lọ giác hơi lên bộ phận hay huyệt vị cần chữa trị. Thông thường giữ khoảng 15 đến 30 phút. Thứ ba, dùng xạ hương 0,3 gam, thiên nam tinh 1,5 gam, hoa hồng khô 0,6 gam, đồng ti thảo 12 gam, ngâm toàn bộ hỗn hợp trên trong rượu trắng, đậy kín miệng, sau 7 ngày 7 đêm thì có thể dùng được. Khi sử dụng, nếu lọ giác hơi lớn thì dùng 3 gam, lọ nhỏ thì dùng 1,5 gam rượu, nhỏ rượu thuốc vào bên trong lọ, sau đó nhẹ nhàng lắc lọ giác hơi chuyển động một vòng, sao cho rượu thuốc bám đều hết lên thành bên trong của lọ, không nên để cho rượu thuốc tràn ra phía miệng lọ, để tránh gây thương tổn cho da của người bệnh. Sau đó, dùng tay cầm đáy lọ, đặt lọ nằm ngang, châm lửa, đặt lên bộ phận đã được xác định từ trước. Phương pháp này có hiệu quả rất rõ rệt trong việc điều trị các chứng bệnh về gân cốt phong thấp tính.

Lượt xem : 2133 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Các tin liên quan

<< Về trước Tiếp theo >>

Liên kết:

Logo quảng cáo