Trang chủ --> C: --> CẦU THẬN VIÊM MẠN
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

CẦU THẬN VIÊM MẠN

 

Đại Cương

Thuộc phạm vi chứng Phù Thũng của YHCT (thể Âm Thủy).

Nguyên Nhân

Thường do cảm nhiễm phong tà, thủy thấp và thấp nhiệt (thể dương thủng), rồi lâu ngày vì mệt nhọc, cảm nhiễm, ăn uống không cẩn thận, bệnh không khỏi, thường tái phát, làm giảm sút công năng vận hóa thủy thấp của Tỳ và công năng khí hóa thủy thấp của Thận khiến cho nước ứ đọng lại sinh ra phù lâu ngày.

Triệu Chứng

Trên lâm sàng thường gặp 3 thể sau:

1- Tỳ Dương Hư: Phù ít, không rõ ràng, phù ở mi mắt, sắc mặt xanh trắng, thở gấp, tay chân mỏi mệt, ăn kém, bụng thường hay bị đầy, phân nhão, tiểu ít, chân tay lạnh, chất lưỡi bệu, có vết răng, mạch Hoãn.

Ôn bổ Tỳ dương, lợi niệu.

+ Dùng bài Thực Tỳ Ẩm: Phụ tử (chế), Hậu phác, Mộc hương, Thảo quả, Mộc qua, Đại phúc bì đều 8g, Phục linh 16g, Bạch truật 12g, Can khương 4g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).

Hoặc bài Vị Linh Thang gia giảm: Quế chi, Hậu phác 6g, Ý dĩ 16g, Thương truật, Phục linh bì, Trạch tả đều 12g, Xa tiền 20g, Xuyên tiêu 4g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).

+ Dùng: Ý dĩ 30g, Hoài sơn, Biển đậu, Mã đề, Xích tiểu đậu đều 20g, Đại hồi, Can khương đều 8g, Đăng tâm, Nhục quế đều 4g (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc).

+ Tuyên Phế Lợi Thủy Ẩm (Thiên Gia Diệu Phương q Hạ): Cát cánh, Hạnh nhân, Mộc thông đều 5g, Ý dĩ nhân, Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Đại phúc bì, Ngũ gia bì đều 10g, Trần bì 5g, Thông bạch 1 khúc.

TD: Tuyên Phế, sơ biểu, lý Tỳ, lợi thủy. Trị Thận viêm mạn (Phế khí không tuyên, Tỳ không vận hóa được, nước ứ lại gây phù).

Châm Cứu: Cứu Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, Tam tiêu du, Thủy phân (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).

2- Tỳ Thận Dương Hư: Phù không rõ, ít kéo dài (nhất là ở 2 mắt cá chân), bụng trướng, nước tiểu ít, sắc mặt trắng, lưng mỏi, lanh, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiêu chảy, mạch Trầm Tế.

Điều trị: Ôn Thận và Tỳ dương.

+ Dùng bài Chân Vũ Thang gia vị: Bạch truật, Bạch thược, Bạch linh, Trạch tả, Xa tiền đều 12g, Phụ tử (chế), Trư linh đều 8g, Can khương 6g, Nhục quế 4g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).

+ Đậu đỏ, Cỏ xước, Đậu đen đều 20g, Thổ phục linh, Tỳ giải, Hoài sơn đều 16g, Mã đề, Tiểu hồi đều 12g, Đại hồi 10g, Nhục quế, Can khương đều 6g. Sắc với 600ml nước, còn 200ml. Ngày uống 2 lần (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc).

+ Thổ phục linh, Tỳ giải, Hoài sơn đều 16g, Đậu đỏ, Đậu đen đều 20g Đại hồi 10g, Nhục quế 8g, Tiểu hồi, Mã đề đều 12g, Can khương 6g. Sắc uống (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc).

+ Thanh Hóa Ích Thận Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Hoàng kỳ, Ba kích đều 30g, Bạch mao căn, Tiêu bạch truật, Sơn dược đều 20g, Lộc giác giao (hoặc Lộc giác sương 30g), Sơn thù nhục, Tỳ giải đều 15g, Mộc thông, Nhục quế đều 10g, Sa nhân 9g. Sắc uống. Uống 5 ngày, nghỉ 2 ngày lại tiếp tục uống. 3 tháng là một liệu trình.

TD: Ôn Thận, kiện Tỳ, phân thanh giáng trọc.

Trị 40 ca đều tiêu hết phù, hết albumin trong nước tiểu.

+ Ích Thận Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Sinh địa, Bạch truật đều 15g, Bạch mao căn 50g, Phục linh 20g, Đơn bì 10g, Mạch môn 15g, Tây thảo 20g, Tiểu kế, Đại kế đều 20g, Hoạt thạch, Trạch tả đều 20g, Cam thảo 10g.

TD: Ích Thận, trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết. Trị thận viêm mạn.

Khí hư thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm; Thận âm bất túc thêm Nữ trinh tử; Thận dương hư thêm Thỏ ty tử, Bổ cốt chỉ.

+ Ích Khí Tiết Độc Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hoàng kỳ (sống) 30g, Đảng sâm 15-30g, Bán biên liên, Bồ công anh, Thạch vi đều 30g, Hổ trượng 15-30g, Mẫu lệ (sống) 30g (nấu trước), Đan sâm 15-30g, Nhục quế 0,3g (tán nhuyễn, cho vào thuốc uống).

TD: Ích khí, trợ vận, tiết độc, lợi thấp. Trị Tỳ Thận đều suy, khí huyết bất túc, thấp độc uẩn kết bên trong gây nên thủy thủng.

+ Tiêu Thủy Thuyên Dũ Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Thiên hùng (nướng), Mẫu quế, Ma hoàng, Tri mẫu đều 10g, Cam thảo (nướng) 5g, Sinh khương 19g, Đại táo 7 trái. Sắc Ma hoàng với 3 chén nước trước cho sôi, vớt bỏ bọt, cho thuốc vào sắc còn 8 phân. Chia làm 3 lần uống.

TD: Kiện Tỳ, ích Thận, lợi trọc, giáng trọc. Trị Thận viêm, đường tiểu viêm, thủy thủng.

(Ghi chú: Có thể dùng Phụ tử thay Thiên hùng).

Sau khi đã hết phù, tình trạng sức khỏe người bệnh tiến bộ, bệnh ổn định, để duy trì kết quả, nên tiếp tục cho uống thêm thuốc bổ Tỳ, bổ Thận, hợp với các loại thuốc lợi thấp như:

. Kiện Tỳ lợi thấp: Sâm Linh bạch Truật Tán.

. Ôn Thận lợi thấp: Tế Sinh Thận Khí Hoàn.

3- Âm Hư Hỏa Vượng (Thường gặp trong thể Viêm Cầu Thận mạn có huyết áp cao): Phù không nhiều hoặc đã hết phù, nhức đầu, chóng mặt, hồi hộp, khát, môi đỏ, họng khô, lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác.

Điều trị: Bình Can, tư âm, lợi thủy.

+ Dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Thang gia giảm: Thục địa, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Ngưu tất đều 12g, Sơn thù, Trạch tả, Đơn bì, Phục lính đều 8g, Cúc hoa 10g, Xa tiền tử 16g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).

+ Tang ký sinh, Câu đằng, Xa tiền đều 16g, Cúc hoa, sa sâm, Ngưu tất, Đan sâm, Quy bản, Trạch tả đều 12g. Sắc uống (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc).

4- Viêm Cầu Thận Mạn Tính Có Urê Máu Cao: Muốn nôn, nôn mửa, sắc mặt đen, tức ngực, bụng trướng, tiêu lỏng, tiểu ngắn, tiểu ít, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Huyền Tế, Nhu Tế.

Nguyên nhân: Do công năng của Tỳ và Thận dương suy yếu nên âm trọc nghịch lên gây ra chứng Urê huyết cao, gọi là dương hư, âm nghịch.

Điều trị: Ôn dương, giáng nghịch.

+ Dùng bài: Phụ tử (chế), Đại hoàng 12-16g,, Bạch truật, Phục linh, Bán hạ (chế) đều 12g, Đảng sâm 20g, Đơn bì, Sinh khương đều 8g, Hậu phác 6g. Sắc uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).

Nếu nôn nhiều, dùng bài Bán Hạ Tả Tâm Thang (Bán hạ (chế) 12g, Can khương 4g, Đảng sâm 16g, Cam thảo 4g, Hoàng liên 3g, Đại táo 12g).

CHÀM

(Thấp Chẩn – Eczema)

Đại cương

Là một bệnh ngoài da, tương đối phổ biến, điều trị dai dẳng do viêm lớp nông ở da cấp hoặc mạn tính, tiến triển từng đợt, hay tái phát và đa dạng về triệu chứng.

Nguyên Nhân

a- Thể trạng: Có tính chất gia đình và di truyền, xuất hiện trên một cơ địa có rối loạn nội tiết, thần kinh, chuyển hóa.

b- Kháng nguyên: Có thể là hóa chất, thảo mộc, vi sinh vật, tác nhân vật lý, gây mẫn cảm một cách từ từ.

c- Theo Đông y: do phong, nhiệt và thấp kết hợp, uẩn tích trong da thịt, kết hợp với ngoại phong mà ra.

Triệu Chứng

a- Thương tổn căn bản là mụn nước xếp thành từng mảng trên một dát đỏ. Có giới hạn hoặc không giới hạn rõ rệt.

b- Ngứa: Nhiều, ít tùy nhưng lúc nào cũng ngứa.

Tiến triển qua ba giai đoạn:

+ Cấp tính: đỏ, phù, chảy nước.

+ Bán cấp: hết phù, bớt đỏ, còn chảy nước ít.

+ Mãn tính: Vẩy dầy, khô, da dầy lên, ngứa nhiều. Càng gặp nóng thì mụn càng nhiều thêm. Ngứa gãi phá thì chảy ra nước vàng.

Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

+ Thể Cấp tính: Lúc đầu thấy da hơi đỏ, ngứa, sau một thời gian ngắn nổi cục, mụn nước, loét, chảy nước, đóng vẩy, bong vẩy và khỏi.

Thường thấy dưới hai dạng:

a) Thấp Nhiệt: Da hồng đỏ, ngứa, nóng rát, có mụn nước, loét, chảy nước vàng.

Điều trị:

Thanh nhiệt, hóa thấp.

+ Thanh Nhiệt Hóa Thấp Thang Gia Giảm (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu): Hoàng cầm, Hoàng bá, Bạch tiên bì, Phục linh bì, Khổ sâm đều 12g, Kim ngân hoa, Hoạt thạch, Sinh địa đều 20g, Đam trúc diệp 16g. Sắc uống.

+ Vị Linh Thang Gia giảm (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu): Hậu phác, Phục linh, Trư linh, Bạch tiên bì đều 12g, Nhân trần 20g, Trạch tả 16g, Trần bì 8g. Sắc uống.

+ Tiêu Phong Đạo Xích Thang (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu): Sinh địa, Xa tiền tử đều 16g, Ngưu bàng tử, Hoàng liên, Mộc thông, Khổ sâm, Hoàng bá 12g, Bạch tiên bì, Phục linh đều 8g, Bạc hà 4g. Sắc uống.

+ Thanh Nhiệt Thấm Thấp Thang (Hứa Lý Hòa Ngoại Khoa Y Án Y Thoại Tập): Sinh địa (tươi) 60g, Đạm trúc diệp 12g, Sơn chi (sống), Liên kiều, Xích thược đều 9g, Đông qua bì 12g, Ngũ gia bì, Phục linh bì, Xuyên tiêu bì đều 12g, Lô căn (bỏ đốt) 30g, Đăng tâm 2 khúc, Cúc hoa 9g, Bản lam căn 15g. Sắc uống.

TD: Thanh nhiệt, thấm thấp.

+ Ngân Thanh Tam Y Thang (Giang Tây trung Y Dược 1983, 6): Ngân hoa, Liên kiều, Đại thanh diệp, Thuyền y, Lục đậu y, Thổ phục linh, Bạch tiên bì, Cam thảo. Sắc uống.

Đã trị 40 ca, khỏi hoàn toàn 32, có chuyển biến 6, không kết quả 2. Tổng kết đạt 95%.

Châm Cứu: Cách chung: trừ phong dùng Hợp cốc, trừ thấp: Túc tam lý, Hoạt huyết dùng Huyết hải.

Tùy vị trí chàm ở cơ thể mà chọn huyệt cho phù hợp:

+ Vùng tay: Khúc trì, Hợp cốc.

+ Vùng chân: Tam âm giao, Dương lăng tuyền (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).

Dùng châm và cứu (nhất là cứu sáp) ở các điểm quanh vùng bị đau và ở các huyệt gần đó có thể mau khỏi.

b) Phong Nhiệt: Da hơi đỏ, có mụn nước,phát ra toàn thân, ngứa gãi chảy nước, ít loét.

Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, trừ thấp.

+ Tiêu Phong Tán (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu): Kinh giới, Phòng phong, Ngưu bàng tử, Khổ sâm, Mộc thông đều 12g, Sinh địa 16g, Tri mẫu 8g, Thuyền thoái 6g, Thạch cao 20g. Sắc uống.

+ Long Đởm Tả Can Thang gia giảm (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu): Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Mộc thông, Xa tiền tử, Sài hồ đều 8g, Sinh địa, Trạch tả đều 12g, Thuyền thoái 6g, Cam thảo 4g. Sắc uống.

+ Tiêu Phong Đạo Xích Thang (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu): Sinh địa, Xa tiền tử đều 16g, Ngưu bàng tử, Hoàng liên, Mộc thông, Khổ sâm, Hoàng bá 12g, Bạch tiên bì, Phục linh đều 8g, Bạc hà 4g thêm Thạch cao 40g, Tri mẫu 16g. Sắc uống.

2- Thể Mạn Tính: Da dày, khô, thô nhám, ngứa, nổi cục, có mụn nước, thường gặp ở vùng đầu mặt, cổ chân, cổ tay, khủy tay, đầu gối.

Điều trị: Khu phong, dưỡng huyết, nhuận táo.

+ Tứ Vật Tiêu Phong Ẩm gia giảm (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu): Thục địa, Sinh địa, Kinh giới đều 16g, Đương quy, Bạch thược, Thương truật, Phòng phong, Địa phu tử đều 12g, Khổ sâm, Thuyền thoái, Bạch tiên bì, Bạch tật lê đều 8g. Sắc uống.

+ Nhị Diệu Thang gia giảm (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu): Hoàng bá, Hy thiêm thảo, Thương nhĩ tử, Bạch tiên bì, Phù bình đều 12g, Thương truật, Phòng phong đều 8g. Sắc uống.

+ Thanh Nhiệt Hóa Thấp Thang (Hứa Lý Hòa Ngoại Khoa Y Án Y Thoại Tập): Hoàng liên 2g, Hoàng cầm 6g, Chi tử (sao)9g, Bạch tiên bì 6g, Địa phu tử 9g, Sinh địa 12g, Phục linh bì 12g, Khổ sâm 4,5g, Liên kiều 9g. Sắc uống chung với Ngọc Tuyền Tán 15g.

Thuốc Nam

+ Lá Thồm lồm tươi 5kg, cho vào 10 lít nước, đun cạn còn 2 lít, lọc và cô thành cao hoặc lấy lá tươi giã nát, thêm nước lạnh đun sôi, để ấm, lọc qua gạc thành một dung dịch đặc. Ngày bôi 2-3 lần. Kết quả tương đối cao.

Chú ý: Tránh chà xát làm bật máu, tróc da thêm (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+ Bèo cái, số lượng nhiều ít tùy vết thương to hoặc nhỏ, rửa sạch bằng nước 3-4 lần, thêm ít muối vào giã nát, đắp vết thương. Thường chỉ đắp 1-2 lần chỗ vết thương không chảy nước nữa và điều trị 7-10 ngày là khỏi hẳn (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+ Lá Trầu không tươi 2-3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào 1 ly nhỏ. Dội nước sôi vào cho ngập lá. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá Trầu thấm ra. Dùng nước này rửa vết thương. Ngày làm 2-3 lần. Kết quả tốt (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+ Vỏ cây Dâm bụt 20g, cạo vỏ bên ngoài, thái nhỏ. Bồ kết 10 quả, bỏ hột. Gừng tươi 1 miếng chừng 6g, thái nhỏ. Cho vào 2 lít nước, sắc còn 200ml, lọc bỏ bã, rồi lại sắc cho cô đặc sệt lại, để nguội, cho vào chai để dùng dần (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Biến Chứng

. Chàm nhiễm khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết, viêm thận cấp.

. Chàm ở trẻ nhỏ suy nhược dễ bị tai biến nhiễm khuẩn, cơn sốc trụy tim mạch.

Lượt xem : 860 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo