tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
NUY CHỨNG
Đại cương
Nuy chứng chỉ chứng bệnh gân mạch chân tay toàn thân lỏng lẻo, mềm yếu vô lực, lâu ngày không vận động được dẫn đến cơ thịt bị teo lại. Lâm sàng thường gặp chi dưới mền yếu nhiều hơn, cho nên còn gọi là Nuy tý. Nuy là chân tay yếu mềm vô dụng, Tý là chỉ chi dưới yếu mềm không có sức, khôn g đi đầy dép được.
Bệnh này sách Nội Kinh Tố Vấn đă bàn rất kỹ trong các thiên ‘Tý Luận’ (TVấn 43), ‘Nuy Luận’ (TVấn 44). Hai thiên này nêu lên nguyên nhân, bệnh lý của bệnh này, chủ yếu là ‘Phế nhiệt diệp tiêu ‘ (lá phổi bị héo quắt vì nhiệt), Phế táo không phân phối chất tinh vi đến năm Tạng cho nên xuất hiện chứng trạng cơ thịt chân teo lại. Các y gia đời sau, không ngừng bổ sung nhận xét thêm, như sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ cho rằng chứng Nuy chủ yếu là nguyên khí bị tổn thương, khiến cho tinh bị hư không tưới khắp được, huyết hư cũng không doanh dưỡng được đến nỗi gân xương mềm yếu, do đó, điều trị chủ yếu phải tư dưỡng tinh huyết, bổ ích Tỳ Vị.
Căn cứ vào đặc trưng lâm sàng của chứng Nuy, giống với các chứng viêm thần kinh đa phát, viêm tủy sống cấp tính, teo cơ, liệt cơ năng, tê dại có chu kỳ, dinh dưỡng cơ không tốt, bại liệt do Hysterie và liệt mềm do di chứng của trung khu thần kinh trong y học hiện đại.
Nguyên Nhân Gây Bệnh
Nguyên nhân dẫn đến chứng Nuy có ngoại cảm và nội thương.
Cảm nhiễm nhiệt tà thấp độc và ở lâu nơi ẩm ướt mà thành bệnh thuộc ngoại cảm;
Tỳ Vị hư yếu và Can Thận hư suy là nguyên nhân nội thương. Nhưng ngoại cảm gây bệnh, lâu ngày khôn g khỏi cũng ảnh hưởng đến công năng của nội tạng, vì vậy nội thương và ngoại cảm có mối quan hệ nhất định. Thời kỳ đầu mắc bệnh, yếu tố chính là ngoại cảm, nếu chính khí bất túc, thì nguyên nhân chủ yếu là do nội thương.
1) Phế nhiệt thương tân
Vì chính khí bất túc, cảm thụ độc tà ôn nhiệt, sốt cao không lui, hoặc sau khi bị bệnh, dư tà không hết, sốt nhẹ khôn g dứt; Nhiệt nung đốt làm cho tân dịch bị thương tổn, gân mạch mất nhu nhuận nên mới xuất hiện chứng Nuy.
Thiên ‘Nuy Luận’ (Nội Kinh Tố Vấn 44) ghi: “ Phế nhiệt thì lá phổi bị khô héo, sinh ra chứng nuy tý”, như vậy phế nhiệt làm tổn thương tân dịch là nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng Nuy.
2- Thấp Nhiệt xâm phạm
Ở lâu nơi ẩm ướt, cảm thụ thấp tà, thấp lưu lại không giải, uất lại hóa nhiệt, hoặc do ăn uống không điều độ, dùng quá nhiều thức ăn có vị béo, ngọt, hoặc uống rượu làm tổ n thương Tỳ Vị, thấp từ trong sinh ra, hoặc ăn nhiều thức cay nóng, thấp âm ỉ tích thành nhiệt xâm phạm vào gân mạch, ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết khiến cho cơ nhục gân mạch bị lỏng lẻo, co duỗi kém, hình thành bệnh Nuy.
3) Tỳ Vị suy
Tỳ Vị vốn hư yếu hoặc do ốm yếu dẫn đến Tỳ Vị hư, chức năng vận hóa mất bình thường, nguồn của tân dịch, khí huyết không đủ nuôi cơ nhục, gân mạch, cũng có thể sinh ra chứng Nuy.
4) Can Thận suy
Bị bệnh lâu ngày, thể lực giảm, Thận tính bất túc, Can huyết suy tổn, gân xương không được nuôi dưỡng, kinh mạch không nhu nhuận cũng dẫn đến chứng Nuy.
Biện chứng luận trị
Chứng Nuy có thể phát sinh ở chi trên hoặc chi dưới, ở một hoặc cả hai bên, hoặc chỉ thấy bắt đầu từ các ngón tay, chân cảm thấy mềm yếu không có sức, cử động bị hạn chế có khi bị bại liệt, teo cơ.
Nguyên tắc chữa chứng Nuy trước hết phải phân biệt hư thực.
Nói chung, mới bị bệnh, nhiệt tà chưa hư, thấp nhiệt cảm nhiễm thường thuộc chứng thực, tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp có hư lẫn lộn. Tỳ Vị hư yếu và Can Thận suy yếu đều thuộc chứng Hư, nhưng cũng có thể kèm cả thấp nhiệt, lúc biện chứng, cần cẩn thận.
Trong thiên ‘Nuy Luận’ (Tố Vấn 44) có nêu ra cách trị chứng Nuy: chỉ cần điều chỉnh một mình kinh Dương minh, với lý luận rằng Dương minh là bể của năm Tạng sáu Phủ, làm nhuận tôn cân, mà tôn cân lại là cơ quan chủ yếu buộc chặt xương. Nguồn tân dịch c ủa Phế là ở Tỳ Vị, tinh huyết của Can Thận nhờ vào sự tiếp thu, vận hóa của Tỳ Vị mà có, cho nên khi gặp dịch của Vị khôn g đủ thì phải ích Vị dưỡng âm, Tỳ Vị hư yếu lại càng cần phải điều hòa Tỳ Vị, làm cho công năng của nó mạnh lên, ăn uống tăng, dịch của Vị được hồi phục, thì dịch của Phế đầy đủ, công năng khí huyết Tạng Phủ trở nên mạnh, gân mạch được nuôi dưỡng có lợi cho sự khôi phục đối với chứng Nuy, vì vậy trong lâm sàng điều trị hiện nay, dù dùng thuốc hay châm cứu nói chung, đều theo nguyên tắc này.
Triệu Chứng Lâm Sàng
1) Phế Nhiệt Tổn Thương Tân Dịch: Lúc đầu phần nhiều có sốt, đột nhiên thấy chân tay mềm yếu, vô lực, da khô, tâm phiền, khát nước, ho khan, họng khô, tiểu vàng, tiểu ít, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Tế Sác.
Biện chứng: Độc tà ôn nhiệt phạm Phế, Phế nhiệt làm hao tân dịch, tân dịch không đủ chuyển ra khắp toàn thân làm cho gân mạch không được nuôi dưỡng, cho nên chân tay mềm yếu không hoạt động được; Tâm phiền, khát nước là chứng do nhiệt tà làm tổn thương tân dịch, Phế nhiệt tân dịch ít cho nên ho khan không có đờm và họng khô, nước tiểu vàng, nước tiểu ít, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Tế Sác đều do nhiệt thịnh, tân dịch bị tổn thương gây nên.
Điều trị: Thanh nhiệt, nhuận táo, dưỡng Phế, ích Vị. Dùng bài Thanh Táo Cứu Phế Thang gia giảm.
(Trong bài dùng Sa sâm, Mạch môn để dưỡng Phế, ích Vị; Thạch cao, Hạnh nhân, Tang diệp để thanh nhiệt, nhuận táo).
Sốt không hạ, sốt cao, khát nước, có mồ hôi, có thể dùng Thạch cao liều cao và dùng thêm Sinh địa, Tri mẫu, Ngân hoa, Liên kiều để sinh tân, thanh nhiệt và khư tà. Nếu ho khan, ít đờm, họng khô, có thể linh hoạt dùng các vị thuốc có tác dụng nhuận Phế, thanh tuyên như Tiền hồ, Qua lâu bì, Tang bạch bì, Tỳ bà diệp. Nếu cơ thể không nóng, mỏi mệt, kém ăn thì bỏ Thạch cao, thêm Sơn dược, Ý dĩ nhân, Hồng táo, Cốc nha để ích khí, dưỡng Vị.
2) Thấp Nhiệt Xâm Phạm: Chân tay mềm yếu không có sức hoặc có phù nhẹ, tê dại, thường gặp ở chi dưới, hoặc có khi phát sốt, nước tiểu vàng, tiểu ít, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu hoặc Sác.
- Biện chứng: Thấp nhiệt xâm phạm cân mạch, cho nên không có sức. Thấp tà thấm ra cơ bắp nên thấy tê dại và hơi phù. Thấp nhiệt uất ở doanh vệ nên thấy cơ thể nóng. Thấp nhiệt dồn xuống bàng quang thì thấy nước tiểu vàng, tiểu ít. Rêu lưỡi vàng nhớt là dấu hiệu thấp nhiệt bị nung nấu bên trong. Mạch Nhu là biểu hiện của thấp, mạch Sác là dấu hiệu của nhiệt, Thấp và Nhiệt đều nặng cả, nên xuất hiện mạch Nhu, Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Nhị Diệu Tán gia vị.
(Trong bài dùng Hoàng bá, Thương truật để thanh nhiệt, táo thấp; Thêm Ý dĩ, Tỳ giải, Phòng kỷ, Trạch tả để thấm thấp, lợi tiểu; Ngưu tất, Ngũ gia bì để thông kinh hoạt lạc).
Nếu thấp tà nhiều, thì ngực bụng đầy, chân tay mềm yếu, nặng nề và hơi phù, rêu lưỡi trắng nhớt, có thể thêm Hậu phác, Trần bì, Phục linh để hóa thấp và phân lợi. Vào mùa Hạ và Thu nên dùng thêm Hoắc hương, Bội lan để phương hương hóa trọc. Nếu nhiệt nhiều, thì nhiệt sẽ làm tổn thương phần âm, gầy ốm, hai chân nóng, tâm phiền, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch Nhu Sác, nên bỏ Thương truật, thêm Sinh địa, Quy bản, Mạch môn để dưỡng âm, thanh nhiệt. Nếu chân tay tê dại, không có cảm giác, chân yếu hoặc chân cảm thấy đau, chất lưỡi tím, mạch Sác, có bệnh sử kéo dài lại kèm có ứ huyết ứ đọng, có thể dùng Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm, Xích thược, Xuyên sơn giáp để hoạt huyết, thông lạc.
Trong khi uống thuốc, có thể phối hợp với các vị thuốc Thương nhĩ thảo, Hổ trượng, Uy linh tiên, Nhẫn đông đằng nấu nước để xông và rửa, hoặc lấy bã của thuốc sắc, nấu lại lần thứ 3 lấy nước xông rửa cũng tốt.
3) Tỳ Vị Hư Yếu: Chi dưới mềm yếu, không có sức, dần dần kém ăn, tiêu lỏng, mặt phù, sắc mặt kém tươi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế.
Biện chứng: Tỳ không kiện vận, Vị khí không hòa cho nên kém ăn mà tiêu lỏng. Tỳ Vị hư yếu, nguồn sinh hóa khí huyết bất túc, cho nên thấy mạch Tế, sắc mặt kém tươi. Gân mạch thiếu nuôi dưỡng cho nên chi dưới mềm yếu. Tỳ hư không vận hành thủy thấp cho nên mặt phù.
Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ. Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán gia giảm.
(Trong bài dùng Đảng sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Biển đậu, Liên nhục đều là những vị kiện Tỳ, ích khí; Trần bì, Phục linh, Ý dĩ để kiện Tỳ, hóa thấp; Hồng táo để dưỡng vị; Thần khúc để giúp tiêu hóa).
Nếu bị bệnh lâu ngày, teo cơ, thể lực yếu, nên dùng Nhân sâm, Hoài sơn liều cao và thêm Hoàng kỳ, Đương quy.
4) Can Thận Suy: Lúc đầu phát bệnh từ từ, toàn thân mềm yếu, không có sức, lưng gối mỏi, kèm theo các chứng chóng mặt, ù tai, di tinh hoặc tiểu nhiều, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Biện chứng: Can Thận tinh huyết suy yếu, gân mạch không được nhu nhuận, dần dần thành chứng Nuy. Lưng là phủ của Thận, Thận chủ xương, khai khiếu ra tai, Thận hư nên tai ù, lưng gối mỏi, Can Thận hư thì tinh tủy bất túc, cho nên chóng mặt. Vì Thận hư không chứa được tinh cho nên mới di tinh, tiết tinh. Thận nguyên không bền, Bàng quang không giữ được nên có chứng tiểu nhiều. Lưỡi đỏ, mạch Tế Sác là do âm hư có hỏa.
Điều trị: Bổ ích Can Thận, tư âm, thanh nhiệt. Dùng bài Hổ Tiềm Hoàn gia giảm.
(Trong bài dùng Địa hoàng, Quy bản, Tri mẫu, Hoàng bá để tư âm, thanh nhiệt; Tỏa dương, Hổ cốt, Ngưu tất để ích Thận, mạch gân xương; Đương quy, Bạch thược để dưỡng huyết, nhu Can). Nếu sắc mặt không tươi hoặc vàng úa, chóng mặt, hồi hộp, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Nhược, có thể thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Hà thủ ô, Kê huyết đằng để bổ dưỡng khí huyết.
Nếu bệnh lâu ngày, bệnh âm liên lụy đến Dương, có chứng sợ lạnh, lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế, liệt dương, tiểu tiện vặt mà nước tiểu trong, có thể thêm Lộc giác phiến, Bổ cốt chỉ để ôn Thận trợ dương.
Ngoài những phương thuốc dạng sắc để trị chứng Nuy, nên phối hợp với châm cứu và xoa bóp cũng có khả năng khôi phục nhanh hoặc hạn chế mức độ teo cơ.
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận