Trang chủ --> Sống khỏe --> Hãy xem người khác là con người
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Hãy xem người khác là con người

 

 

     (Thế giới matxa) - Sự thành thực là phẩm chất tốt đẹp nhất trong tính cách con người, là phương pháp giao tiếp cơ bản trong việc đối nhân xử thế!

Trong Kinh dịch có nói: “Tu dưỡng để trở nên chân thực, cho nên mới lập công gây dựng sự nghiệp được”. Dùng lòng chân thành để cảm hóa con người. Người cũng sẽ trả ơn anh bằng sự chân thành. Trong xã giao, sự thành thực là hòn đá tảng. Rất nhiều cửa hiệu, có đề biển: “Thành thực đối với khách hàng, lễ đội đối với khách hàng”, và nhiều câu đại ý như vậy.

          Trong sự nghiệp, thẳng thắn chân thành, sẽ làm cho người quản lý và cán bộ công nhân viên thông cảm với nhau, hiểu biết lẫn nhau. Đó là cơ sở và điều kiện quan trọng để thông cảm với nhau.

          Trong cùng một xí nghiệp, mọi người đều tín nhiệm lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, hình thành mối quan hệ tình người tốt đẹp. Người lãnh đạo càng có lực hướng tâm, công nhân viên chức càng tích cực, toàn xí nghiệp càng có sức liên kết.

          Chỉ có như thế, xí nghiệp mới có khí thế và hoàn cảnh tốt để phát triển.

          Giữa người lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, giữa những người lãnh đạo với nhau, cần nhìn nhận bằng cặp mắt chân thành. Giữa con người với con người phải cư xử với nhau một cách chân thành, giúp đỡ lẫn nhau mới có thể sống hòa thuận với nhau được.

          Nếu mỗi người đều có tư tâm, chỉ vì lợi ích của cá nhân mà lừa gạt lẫn nhau, thì xí nghiệp có khác nào một bàn cát rời rạc, không có sức liên kết, còn nói gì đến sức chiến đấu của xí nghiệp.

          Công ty Đại Na đã bị chính thủ lĩnh của công ty nhận xét: “Từ khi có lịch sử đến giờ công ty “Tài Tinh” là công ty tồi nhất trong giây truyền sản xuất của 500 công ty lớn”.

          Nguyên nhân là do giữa các ngành không có sự hợp tác chân thành. Bước thứ nhất không đến nơi đến chốn, dần dần càng không đến nơi đến chốn. Kết quả mục tiêu của công ty khó hoàn thành được định mức. Thế nhưng, trong thập niên 70, việc đầu tư cho tỷ lệ thù lao thì công ty “Tài Tinh” đứng vượt lên thứ hai trong 500 công ty lớn. Lúc kinh tế tiêu điều nhất, vẫn phát triển được đồng thời, nhanh chóng phục hồi sức sống. Điều đó có lợi cho nguyên tắc sản xuất của công ty Đại Na. Trong ngày có hai điều: “Hãy nói cáimình muốn nói với người quản lý”, thứ hai là “tín nhiệm”.

          “Hãy nói cái mình muốn với người quản lý”. Chỉ có những cán bộ công nhân viên chấp hành nghiêm chỉnh các công tác mới hiểu rõ hơn ai hết tình trạng công việc. Nhưng nếu họ không nói ra những điều tâm đắc thì làm sao người quản lý nắm được. Hết thảy đều uổng công. Trong công ty Đại Na, cán bộ công nhân viên tự nguyện thổ lộ với chủ và chủ cũng tự giác lắng nghe. Kết quả của sự nỗ lực đó là sức sản xuất của Đại Na, trong bảy năm qua đã tăng trưởng gấp đôi.

          Mùa hè năm 1982, lúc kinh tế sa sút nhất, công ty Đại Na buộc phải cho nghỉ việc 10.000 cán bộ công nhân viên. Cứ mỗi tuần, công nhân đều gửi một bản thông tin tới nhà của cán bộ công nhân viên, kể cả những cán bộ công nhân viên cho thôi việc. Trong bản tin đó chỉ rõ cán bộ công nhân viên cho thôi việc thuộc ngành nào? Triển vọng của họ ra sao? Cách làm đó, công ty cảm thấy tự hào. Trước khi giảm biên chế, 80% cán bộ công nhân viên của công ty này đã lọt qua kế hoạch tham gia cổ phiếu tự Pdo của cán bộ công nhân viên và đã có cổ phiếu của công ty.

          Sau khi giảm biên chế, tỷ lệ cán bộ công nhân viên mua cổ phiếu vượt hơn 80%. Trong đó có cỡ 10.000 người đã nằm trong danh sách giảm biên chế. Trong sự nghiệp, con người là vốn quí, có nghĩa là cần coi trọng mọi người trong công ty. Tôn trọng “cái tôi” của họ, cố gắng chiếu cố tới yêu cầu của từng người, đối xử với họ một cách công bằng, bình đẳng. Như đã nói ở trên: Người là nhân tố có tính quyết định ở trong xí nghiệp. Cho nên trong xí nghiệp, cần đề cao con người là vốn quí, là cái gốc của mọi vấn đề. Muốn làm được điều đó, điều cần thiết là mỗi người lãnh đạo cần coi trọng và chú ý: “Nhiệm vụ của người lãnh đạo là sáng tạo ra viễn cảnh, chứ không phải là bức bách cấp dưới”.

          Coi trọng cấp dưới, tôn trọng cái “tôi” của cấp dưới. Có thể làm cho xí nghiệp đoàn kết muôn người như một vững như bàn thạch. Bổ sung nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển của xí nghiệp. Đó là kinh nghiệm thành công của Rennơđi Phâyrôxư. Ông ta là người chủ quản của một công ty có giá trị 1 tỷ đô la. Ông ta là người chủ xướng: “Nếu người làm công tác quản lý muốn thành công trong việc hòa đồng với cán bộ công nhân viên, một nguyên tắc quan trọng nhất là không được coi thường cán bộ công nhân viên. Sự khinh miệt không những để lại dấu ấn trên hình tượng cái “tôi” của người đó, cũng có thể phá hủy cái “tôi”. Bạn có thể phê bình người đó, chứ không được khinh miệt họ.

          “Bạn có thể phê bình chứ không thể khinh miệt”. Gọn gàng và tinh túy như vậy. Điều này ý nói rằng người làm công tác quản lý, phải có thái độ đúng đắn đối với cán bộ dưới quyền, tôn trọng họ, tôn trọng nhân cách của họ.

 

 

Lượt xem : 10503 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo