Trang chủ --> Gia đình --> CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHƯ THẾ NÀO CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHƯ THẾ NÀO
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHƯ THẾ NÀO CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHƯ THẾ NÀO

 

      (thegioimatxa.net) - Trẻ lúc mới sinh đến 1 tháng gọi là trẻ sơ sinh,do tính năng sinh lý của cơ quan nội tạng,chưa hoàn thiện khả năng thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài kém,sức đề kháng yếu,nếu không chăm sóc chu đáo,sẽ dễ bị nhiễm bệnh và bệnh tình chuyển biến nhanh,từ nhẹ thành nặng. Do đó cần phải biết được đặc điểm của trẻ sơ sinh,mới có sự chăm sóc nuôi dưỡng đúng mức,làm cho trẻ khỏe mạnh,chóng lớn. Nói chung trẻ sơ sinh có 1 số đặc điểm sau :

1.Ngoài lớp da của trẻ sơ sinh có 1 lớp màng mỡ mỏng.màng mỡ có thể làm cho trẻ sơ sinh lọt qua đường sinh đẻ. Sau khi đẻ nếu màng mỡ quá nhiều có thể dùng
bông vải mềm thấm đi 1 phần,màng mỡ còn lại có tác dụng bảo vệ da. Do lớp da của trẻ sơ sinh còn non,mao mạch huyết quản phong phú,chức năng bảo vệ kém,sơ
ý cũng sẽ làm thương tổn,bị nhiễm bệnh cũng sẽ làm dễ bị ghẻ lở và các bệnh khác.Cho nên tất cả những chất tiếp xúc với da của trẻ sơ sinh như khăn tắm,quần
áo tả lót…tốt nhất là dùng vải mềm hoặc vải cũ,để tránh làm tổn thương đến da.  

2. Đầu trẻ sơ sinh tương đối to,chiếm ¼ chiều dài toàn thân,khe họp xương đầu tương đối rộng,phải qua 2 đến 3 tháng,mới có thể hoàn toàn  liền. Xương khe
nhũn. Khi đẻ,xương khe sọ có thể nén lại,làm nhỏ thể tích đầu,để dễ dàng ra ngoài. Phía trước và phía sau trẻ sơ sinh đều có một bộ phận mềm nhũn,phía
trước hình củ ấu gọi là thóp trước (hoặc thóp lớn) ,khoảng 14 tháng mới liền thóp. Phía sau hình tam giác,gọi là thóp sau. Nói chung khi đẻ ra khép kín,nhưng
cũng có trường hợp sau 1 tháng hoặc sau 1 tháng mới khép kín. Muộn nhất cũng không quá 2-3 tháng.   

3. Trẻ sơ sinh được 2-3 ngày,sẽ xuất hiện da vàng sinh lý ,có trẻ da toàn thân màu vàng,có trẻ không rõ ràng lắm. Phần lớn sau khi 8-10 ngày là hết. nếu
da vàng nhiều,không tiêu thì đó là bệnh,có thể là máu loãng,nhiễm cảm hoặc tắc ống mật bẩm sinh …cần phải mời thầy thuốc khám điều trị ngay.   

4. Hệ thống trung khu thần kinh của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện. Chức năng điều tiết nhiệt độ trong cơ thể không ổn định. Có thể lên xuống theo nhiệt
độ rất kém. Do đó,nhiệt độ cơ thể không ổn định,có thể lên xuống theo nhiệt độ cơ thể của môi trường. Trẻ sơ sinh rất sợ lạnh.đặc biệt là mùa đông rất
cần giữ ấm cho trẻ.   

5. Trẻ sơ sinh do ỉa c... xu,da cũng bắt đầu bài tiết ,ăn  sữa lại ít,cho nên,4-5 ngày sau khi đẻ,sẽ xuất hiện giảm thể trọng sinh lý,giảm khoảng từ 3-9%
so với lúc mới sinh ( khoảng 100-300 g) . Sau đó thể trọng tăng dần. Sau 12 ngày sẽ hồi phục lại thể trọng lúc mới sinh. Khi được 1 tháng,nhìn chung thể
trọng tăng khoảng cân. Nhưng nuôi dưỡng không tốt,hoặc thiếu sữa,đều có thể ảnh hưởng đến thể trọng. Trong đó,ảnh hưởng lớn nhất là do chăm sóc không thỏa
đáng.      

Biết được những đặc điểm trên của trẻ sơ sinh nên chăm sóc như thế nào ?

1-     Chăm sóc rốn: một vấn đề gặp phải sau khi đẻ tức là xử lý mang thai. Sau khi cắt nhau,bôi cồn vào cuống nhau để sát trùng,dùng dây đã sát trùng buộc
cuống nhau. Sau khi cuốn vải,phải chú ý xem có hiện tượng thấm máu không: Chú ý giữ vệ sinh rốn sạch sẽ,để tránh bị nhiễm trùng.

Sau 5-10 ngày,thì cuống rốn rụng. Sau khi rốn rụng nếu rốn ướt,có thể rắc phấn sát trùng để rốn chóng khô. Khoảng 10-12 ngày,rốn hoàn toàn phát triển bình
thường.

2-     Cho con bú : Bình thường trẻ sinh được 12 tiếng thì cho bú sữa mẹ. Nếu sữa mẹ chưa có,không nên cho bú sớm để tránh nứt đầu vú của người mẹ,tăng
cơ hội viêm tuyến sữa. Lúc ấy có thể cho ăn nước đường nho. Sữa của người mẹ nhất là mấy ngày đầu,là chất dinh dưỡng lớn nhất cho trẻ sơ sinh,có kháng
thể cho và thành phần dinh dưỡng cao. Cho nên nhất thiết phải cho trẻ sơ sinh bú. Trong một vài ngày đầu,có thể lượng sữa không đủ,chỉ cần nghỉ ngơi thoải
mái,ăn uống nhiều chất lỏng(như nước canh gà hầm,cá  hầm,xương hầm,chân giò hầm…)sẽ làm cho lượng sữa tăng. Ngoài ra,cần phải cho con bú theo thời gian
nhất định. Như thế có thể kích thích tuyến sữa,làm cho tuyến sữa ngày càng nhiều.                   

Do trẻ sơ sinh rất yếu,phần  lớn phần nhiều ở trong trạng thái ức chế sinh  lý,thường là bú mấy miếng,rồi lăn ra ngủ,ngủ được 1 lát,thấy đói lại khóc đòi
bú. Trong trường hợp trẻ vừa ăn vừa ngủ như thế,nên đánh thức nó dậy,bắt nó tiếp tục bú. Mỗi lần cho ăn như thế khoảng 1 nửa tiếng. Người mẹ cần phải kiên
trì . Nếu không do trẻ quấy khóc mà ít được nghỉ ngơi,ảnh hưởng đến sức khỏe của cảm mẹ con.

3-     Phòng nhiễm bệnh : Trẻ sơ sinh,nên cố gắng ít tiếp xúc với bên ngoài,nhất là tiếp xúc với những người mẹ bị cảm ,nên đeo khẩu trang,khi bệnh nặng,nên
cách ly với trẻ,để tránh lây sang trẻ.

4-     Ngủ,khóc,đại tiện: Trẻ sơ sinh ngoài tỉnh giấc khi bú và đái ướt tả lót ra,hầu như đều ngủ,ngủ nhiều vừa là điều kiện của sự phát triển vừa là do
hệ thống kiện toàn,đại não dễ bị mệt mỏi.

Trẻ sơ sinh khóc vừa phải,có thể làm cho phổi phát triển,cũng là sự vận động toàn thân. Nếu trong 1 tuần mà không khóc hoặc khóc yếu. Đó là hiện tượng không
bình thường. Nếu khóc nhiều thì nên tìm nguyên nhân. Đói,lạnh,nóng,đau hoặc ướt tả lót đều làm cho trẻ khóc nhiều. Nhìn chung sau khi tìm nguyên nhân và
chữa khỏi,trẻ sẽ ngủ ngon lành.

Có đứa trẻ ngày thì ngủ ngon lành,ban đêm thì khóc dân gian gọi là “khóc dạ đề” . Nguyên nhân chủ yếu khóc đêm là sau khi sinh ra,trẻ chưa thích ứng với
điều kiện tự nhiên,lẫn lộn giữa ngày và đêm ban ngày ngủ nhiều ăn ít,đái ít. Ban đêm lại ăn không no,đái rồi khóc,đói cũng khóc. Khóc rồi lại ăn,ăn no
quá cũng khóc. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ thành thói quen khóc đêm. Khi gặp trường hợp này nên chú ý cho trẻ làm theo,ban ngày cho ăn đúng thời gian
quy định,ban đêm nhớ giảm số lần cho ăn. Nếu không có bệnh tật,kiên trì nuôi dưỡng hợp lý,sẽ có thể chữa khỏi “bệnh dạ đề.”   

Một vài ngày đầu,trẻ đại tiện phân đặc dính từng hòn đều nhau,không mùi màu xanh đen,đó là phân có sẵn trong thai (phân xu). Sau vài ngày ăn sữa,đại tiện
phân màu vàng có mùi chua. Nếu 24 tiếng sau khi đẻ mà trẻ xem có điều gì dị thường không . Trẻ bình thường mỗi ngày đại tiện 3- 4 lần. Sau đầy tháng tuổi
giảm xuống còn 1 lần. Có 1 số trẻ ăn chủ yếu là sữa bò thì chưa đầy  tháng đã đại tiện mỗi ngày 1 lần.     

Khi thấy trẻ ngủ khóc,đại tiện không bình thường,thì phần lớn là do phương pháp  nuôi dưỡng không hợp lý. Ví dụ không cho ăn theo giờ,thấy trẻ khóc là cho
ăn,mà mỗi lần cho ăn lại không no. Do cho ăn nhiều lần,dạ dày và đường ruột không được nghỉ ngơi dẫn đến tiêu hóa bất bình thường,đi đại tiện nhiều lần.
Thường có những bà mẹ muốn yên tĩnh,liền bế con vào lòng dỗ,lắc cho chúng ngủ. Kết quả dù có ngủ,cũng không ngủ được lâu. Thời gian trôi đi sẽ tạo thành
thói quen cho trẻ,nếu không bế,không lắc,không dỗ sẽ không ngủ.,ảnh hưởng đến nghỉ ngơi của bà mẹ,làm cho lượng sữa ít đi. Do đó phương pháp nuôi dưỡng
hợp lý phải bắt đầu từ trẻ mới sinh ra. Căn cứ vào đặc điểm tiêu hóa,lên lịch sinh hoạt nhất định,cứ 3 tiếng cho bú 1 lần,mỗi lần 15-20 phút. Sau 1 tháng
có thể đổi thành 4 tiếng cho bú 1 lần. Kiên trì cho bú theo giờ giấc.Trẻ sơ sinh chỉ cần sinh hoạt có giờ giấc,tiêu hóa đại tiện sẽ bình thường,thể trọng
cũng sẽ tăng rất nhanh. Nếu sữa mẹ không đủ,có thể cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc thực phẩm thay sữa khác.

 

Lượt xem : 13419 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo