Trang chủ --> Gia đình --> ĐỪNG LÀM CHO CON TRỞ NÊN NHÚT NHÁT, HÃY CỔ VŨ SÁNG KIẾN CỦA CON
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

ĐỪNG LÀM CHO CON TRỞ NÊN NHÚT NHÁT, HÃY CỔ VŨ SÁNG KIẾN CỦA CON

 

     (Thế giới matxa) - Trẻ con mới bị quát mắng là chúng sợ ngay. Khi bạn đang bàn luận việc gì, cháu góp ý kiến, bạn liền quát. - Im đi, con còn bé, biết gì!

 

Hoặc khi chúng nói sai bạn liền mắng:

-         Vậy cũng đòi nói, lần sau không biết thì không được nói, nhớ chưa!

Như vậy là bạn vô tình tạo cho con một sự nhút nhát e dè khi chúng muốn phát biểu ý kiến chân thành.

Và tự nhiên cháu không giám phát biểu ý kiến nào cả.

Từ đó, cháu sẽ cảm thấy rằng nhiều đề tài, mình không nên phát biểu ý kiến. Hoặc giả sử cháu có ý kiến thì cũng không giám nói vì sợ sai và sợ bị mẹ mắng.

Chính nhờ mẹ, Edison trở thành nhà bác học tiếng tăm lừng lẫy khắp thế giới.

Khi còn nhỏ, ông học luôn luôn bị xếp cuối sở về thành tích học tập, trong lớp thầy giáo của Edison tỏ ý chê cậu là một người “thần kinh không bình thường”. Bà mẹ Edison biết được, liền nổi trận lôi đình.

Từ đó bà đem con về tự dạy dỗ con ở nhà, sau này, khi thành công, Edison đã viết như sau:

“Nhờ có mẹ tôi, tôi mới được như ngày nay. Tôi quyết tâm không khi nào làm cho người thất vọng. Người luôn một lòng tin ở tôi: Người là lẽ sống của tôi. Tôi luôn luôn nhớ tới người”.

Nhà bác học lỗi lạc tài ba Lousi Pasteur, cũng thành công nhờ người mẹ của mình.

Chúng ta hãy đọc vài đoạn tự thuật của Pasteur: “Thưa mẹ, mẹ dũng cảm, và lòng hăng hái của mẹ, mẹ đã truyền lại cho con. Nếu con đã luôn luôn hòa hợp cái vĩ đại của khoa học với cái vĩ đại của tổ quốc là nhờ con đã được thấm nhuần những tình cảm mà mẹ dành cho con”.

Guglielmo Marconi, nhà phát minh ra máy vô tuyến điện, vô tuyết truyền thanh và vô tuyến truyền hình, cũng nhờ có một bà mẹ hiểu con, để con được tự do phát triển năng khiếu theo sở thích của mình, mà thành công.

Chính bà mẹ yêu thương đã bênh vực việc làm “khó hiểu, kỳ quặc” của cậu trước sự bất bình của người cha. Rồi chính nhờ người cha khoan dung, độ lượng để cho con tự do theo sở thích, Marconi đã thành công.

Quả thật là người mẹ, trong sự nghiệp của các con, luôn luôn giữ một trọng trách hết sức lớn lao.

Để cho con tự do làm theo sở thích đó không đi ngược lại đạo đức, luân lý.

Cho phép con tự do phát biểu ý kiến. Có thể là ý kiến chống đối trong vòng lễ độ.

Như vậy con bạn mới có tự tin để học hỏi và làm việc.

Đừng đòi hỏi trẻ con phải biết sợ người lớn.

Đừng tập cho trẻ con những thủ đoạn người lớn.

Con của bạn có khiếu về vẽ, cháu ham mê hội họa tới độ bỏ ăn, bỏ ngủ… học hành môn gì cũng không khá… bạn đừng mắng mỏ chê bai cháu. Hãy khuyến khích cho cháu phát triển năng khiếu bằng cách mua thêm cho cháu giấy vẽ, bút vẽ và màu. Bạn lại đề nghị một vài đề tài nho nhỏ, để dễ giúp cháu chú tâm thực hành.

Đừng quên cổ vũ động viên cháu bởi vì đó là một cách gây lòng tin mãnh liệt nhất cho mọi người.

Sau đó, bạn nhẹ nhàng khuyên bảo cháu nên để ý các môn học khác một chút. Bạn rất yêu cháu, bạn rất sung sướng nếu cháu tiến bộ hơn.  Cho con hiểu được như vậy, đứa trẻ nào cũng cố gắng cho xứng đáng với sự tin cậy và khen ngợi của bố mẹ.

Khi đi học về cháu học được điều gì mới lạ, dĩ nhiên là mới lạ đối với trẻ con cháu đều khoe với mẹ. Thỉnh thoảng bạn chen vào một vài câu hỏi  để gợi ý cho cháu. Như vậy, cháu sẽ cố gắng nhớ lại nhiều chi tiết hơn, đó cũng là một cách luyện lý tính cho cháu. Hơn thế nữa, cháu kể chuyện như vậy, cháu tập nói năng cho chính xác hoạt bát. Nghĩa là cháu tập diến tả những điều cháu đã trông thấy, nghe thấy hoặc chính cháu là nhân vật chính trong câu chuyện.

Chuyện vui của cháu đang kể được mẹ chăm chú nghe, cháu cảm thấy hào hứng phấn khởi hẳn lên. Đứa trẻ cố gắng kể sao cho rành mạch hấp dẫn hơn… để lôi cuốn hơn nữa người đang nghe chúng nói. Như vậy cháu mới cảm thấy tự tin khi nói chuyện với bất kỳ ai.

Chẳng hạn, đến một đoạn do cháu ngập ngừng, hoặc gì nó quên hoặc gì nó chưa tìm được cách diễn tả sao cho đúng với ý nó… Khi đó bạn sẽ dịu dàng gợi ý cho con bằng những câu hỏi ngắn:

-         Rồi sao nữa con?

Hay là:

- Thế rồi bà ta làm gì?

Hoặc là:

-         Cậu bé ấy nói như thế nào, con?

Đại loại là như vậy. Khi được nghe mẹ hỏi, cháu nhớ lại chi tiết dễ dàng hơn. Những câu hỏi ngắn tập cho người ta nói chính xác hơn điều mà họ biết.

Thường thường trẻ em ít nhớ một cách rành mạch câu chuyện chúng được nghe kể hoặc trông thấy.

Nếu cháu có lối nói vội vã , bạn có thể ngăn lại để cháu nói bình tĩnh hơn.

Ý kiến của trẻ thơ luôn luôn là những ý kiến ngộ nghĩnh. Cách giải quyết của trẻ cũng như là những ý nghĩ đơn sơ của nó. Những ý kiến, những đề nghị gì đó, bạn không nên gạt đi.

- Ồ! Trẻ con thì biết gì!

Cháu là trẻ con. Nhưng trong mỗi đứa trẻ, vẫn tự cảm thấy bực tức, ấm ức vì mình bị coi thường!

Tốt hơn khi cháu đề nghị sai, bạn nên đưa ra một vài thắc mắc nào đó, tự nhiên cháu sẽ rút ra ý kiến bằng cách nhận sự sai lầm:

 - Thế mà con cứ tưởng là dễ!

Bạn lại cho phép con suy nghĩ… để con sẽ minh mẫn hơn.

Hãy năng đưa cháu đi chơi tập cho cháu óc phân tích  những câu đó, câu hỏi của bạn. Nếu cháu quan sát cảnh vật tinh tế hơn, đó cũng là một điều có lợi thiết thực cho con người trưởng thành của cháu  sau này.

Sự nhận xét nhanh chóng và tinh tế khiến cho trẻ con có những ý kiến hay hơn.

Mong rằng đối với các cháu, bạn sẽ khéo léo giúp cháu phát triển sáng kiến, ý kiến của cháu. Cũng như tập cho cháu có óc quan sát tinh vi thiết thực, luyện cho cháu một lý tính dồi dào…

Lượt xem : 13634 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo