Trang chủ --> Sống khỏe --> Tập yoga để phòng bệnh và chữa bệnh
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tập yoga để phòng bệnh và chữa bệnh

 

 

   (Thế giới matxa) - Nhiều nhà chuyên môn về y khoa đồng ý với kết luận rằng: yoga có thể dùng để trị bệnh tật và phòng bệnh;

         Yoga thực sự không phải là phương pháp thể thao mà là một phương pháp động thiền. Động thiền nhằm nhấn mạnh sức ổn định về tâm trí, tạo sự tập trung cho tinh thần cao độ để ngộ giải chân lý. Các tư thế căn bản có mục đích thiết lập sự cân bằng giữa khẩn trương và thư thái, kích thích và trầm tĩnh, giản ra và co lại, gồng lên và mềm ra của hệ thần kinh cũng như các cơ bắp của con người.

         Các động tác này muốn vận hành cần nhờ khí từ  “Đan điền”. Nếu sự cân bằng cơ thể đạt tới mức độ cao, khí từ đan điền được phát huy càng mạnh và ổn định. Muốn tạo sự cân bằng, cơ thể phải chủ yếu nhờ vào hô hấp. Khi cơ thể đã đạt được sự quân bình rồi, khí lực không tụ lại ở nữa phần thân trên mà tập trung ở phần dưới. khi mắt, mũi hoặc tai có bệnh, khí lực không ở phần thân dưới mà lại ở phần thân trên nên đã tạo ra tình trạng căng thẳng. Lúc đó cần đưa khí lực trở lại phần dưới. Khí lực ở phần thân trên được gọi là “thi”, khí lực tập trung ở phần thân dưới được gọi là “ thực”. Nếu “ thượng hư, hạ thực” trọng tâm ở phìa dưới thì vững vàng ổn định. Ngược lại nêu “ thượng thực hạ hư” nghĩa là đầu nặng chân nhẹ” thì không thể đứng vững được.

         Mục tiêu của yoga nhằm đưa con người về trạng thái tự nhiên “thượng hư hạ thực”. Nhưng cần phải lưu ý rằng yoga không phải là những động tác thể thao mà có thể thực hiện tùy tiện. tập yoga cần phải tập trung tinh thần mới được gọi là tập yoga.

         Sau đây chúng tôi xin giới thiệu 12 tư thế cơ bản của phương pháp tập yoga chữa được các bệnh.

         1.Tư thế “đảo lập” thứ nhất: Các ngón tay của hai bàn tay đan chặt vào nhau, khuỷu tay tạo thành hình tam giác, đầu mép giữa hai tay, đỉnh đầu sát đất. Hai bàn chân từ từ đưa thẳng lên trời, tập trung tinh thần vào giữa lòng bàn chân.

         Đây là động tác ngược với tư thế hàng ngày quen thuộc, nó giúp tái tạo sự cân bằng trong cơ thể, sửa đổi những bất thường do nội tạng vì chùng xuống nên gây áp lực lên huyết dịch hay lên các bộ.

         2.Tư thế “Đảo lập” thứ hai: nằm ngửa trên mặt đất, hai tay để hai bên hông, sau đó nâng phần từ lưng đến chân lên cao, làm sao cho ngực, lưng, chân cùng nằm trên đường thẳng vuông góc với mặt đất, tập trung tinh thần vào gót chân.

         Tư thế này kích thích tuyến giáp trạng, có công dụng làm trẻ lại chữa các chứng bệnh ở cổ. Ngoài ra nó kích thích tủy sống, của chứng nội tạng hay các triệu chứng bất thường ở dạ dày, thận và tử cung.

         3.Tư thế “ngư hình ’’(hình cá):Lấy 3 bộ phận:đầu, khửu tay và mông để đỡ phần thân, phía trên ,ngực cố vươn lên cao, tinh thần tập trung ở cằm, rồi khửu tay, sau đó ở gân chân và ở phần bụng dưới .

          Tư thế này bài trừ khuynh hướng ngày thường hay cúi về phía trước khiến cho cơ bắp phía trước ngực căng quá, ngực như bị ép lại .Nó cũng có thể kích thích xương sống và nhân đó tăng cường cơ năng ruột, bộ phận sinh dục, phổi,…

          4.Tư thế “sừ hình”:Nằm ngửa trên mặt đất, duối thẳng tay chân rồi từ từ giơ hai chân lên cao vẽ thành nửa vòng tròn cho ngón chân chạm đất. Tập trung tinh thần ở phần eo lưng.

           Tư thế này giúp tiêu trừ tình trạng huyết dịch trì truệ ở phần bụng, cơ thể hồi phục lại bình thường các phần nội tạng quá sa xuống. Ngoài ra nó cũng có tác dụng tốt chữa các chứng đau lưng, đau cơ cổ, đau nhức thần king và chứng táo bón.

          5. Tư thế hình cung: Nằm sấp trên mặt đất. Hai tay với về đằng sau nắm chặt hai cổ chân, ưỡn ngực về đằng trước, gắng đưa hai chân lên cao. Tập trung tinh thần ở phần eo lưng.

          Tư thế này gây ảnh hưởng đến toàn bộ nộ tạng, lại có thể kích thích tuyến sinh dục. Nó chữa các chứng liệt dương, rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm rất công hiệu.

          6. Tư thế “ Rắn hổ mang”: Nằm sấp trên mặt đất, hai tay chạm đất, trước hết ngẩng đầu lên rồi ưỡn ngực ra khiến cho nữa phần mình trên cong về phía sau, ngữa mặt song song với trần nhà, mắt mở to nhìn vào một điểm trên trần rồi tập trung tinh thần vào điểm đó.

           Động tác trên có thể tiêu trừ cơ bắp ngực bị căng cứng, xương sườn quá xệ, cơ bụng giãn ra yếu ớt, nội tạng quá gây áp lwcjcho nhau…

          7.Tư thế phủ phục: Ngồi trên đất, hai chân duỗi thẳng, phần trên cong về phía trước để cho mặt sát chân, ngực sát đầu gối. Hai tay nắm chặt hai bàn chân, tinh tập trung vào hai khuỷu tay.

         Tư thế này giúp duỗi lỏng cơ bắp cổ, cũng làm cho cơ bắp lưng bớt căng thẳng và cơ bắp bàn chân đứng quá co vào. Ngoài ra nó cũng dùng để chữa chứng gan, tỳ phát lớn, làm phong phú huyết dịch ở bộ phận sinh dục, trực tràng, tuyến tiền liệt, tử cung, bàng quang…

          8. Tư thế lưng môn: Đứng thẳng, hai tay với về phía sau chạm đất, phần rốn quay lên trên, gắng đưa phần eo lưng cao hết sức, tay chân dang thẳng ngực và phần lưng uốn thành vòng cung căng. Để tinh thần tập trung vào cằm.

         Tư thế làm dẻo dai xương sống khiến cho cơ năng tuyến nội tiết làm việc đều, thôi thúc tuyến sinh dục hoạt động, nhờ đó chữa được bệnh liệt dương, kinh nguyệt không điêu hòa, hiếm muốn…

           9. Tư thế châu chấu: Nằm phục trên mặt đất, trán chạm đất, hai tay nắm thành quyền để phía dưới xương chậu, rồi từ từ đưa hai chân lên cao. Tập trung tinh thần vào xương chậu.

         Tư thế này có thể tăng cường cho xương sống nên có thể chữa được các chứng sa nội tạng hay vị trí nội tạng bất thường, nhất là chứng tử cung bị lệch của phụ nữ.

            10. Tư thế khổng tước:  Nằm phục trên mặt đất hai khuỷu tay để sát hông, dùng hai bàn tay chống xuống đất và từ từ nâng  thẳng người lên, toàn bộ thân người chạm đất. Tinh thần tập trung vào đan điền.

          Tư thế này làm mạnh thêm sống lưng nên có thể chấn chỉnh được tình cảm, tăng cường ý chí, thái độ tích cực, quyết đoán hưn.

          11. Tư thế vặn lưng: ngồi trên mặt đất, một chân duỗi thẳng, một chân co lại bắt chéo sang chân kia và co gần sát vào người. giả sử chân phải duỗi thì tay trái nắm lấy cổ chân trái còn tay trái để sát lưng rồi quay người, tinh thần tập trung vào một điểm trong tầm nhìn.

          Tư thế này làm tăng cường thần kinh giao cảm. Nó có thể chữa các chứng đau nhức do thần kinh, viêm nội tạng hay nội tạng có vị trí bất thường.

          12. Tư thế mèo nhung: Hai tay, hai đầu gối chạm đất ở tư thế bò, ưỡn cổ ra phía sau, cằm vênh lên, xương eo lưng cong lại. Tập trung tinh thần vào phần bụng.

          Tư thế nàu làm cho toàn thân mềm mại như mèo nhung để tránh chứng chưa già đã suy nhược. Ngoài ra còn làm cho cơ thể thư thái để hệ thần kinh ở trạng thái hài hòa hơn.

          Mười hai động tác yoga trên có thể chữa được rất nhiều bệnh. Nếu trong quá trình thực hiện ở một động tác nào đấy mà bạn cảm thấy khó chịu, đấy chính vì ở một bộ phận cơ thể nào đó của bạn bị “ trục trặc” . đó đã được khắc phục. Công dụng trị bệnh của yoga là ở chổ đó.

          Tuy nhiên trong việc luyện tập yoga, việc lựa chọn động tác, tư thế cugnx phải tùy thuộc vào từng người mà thay đổi. Qua thực nghiệm bản thân từng người sẽ phát hiện ra những gì thích hợp với mình hơn cả.

 

 

Lượt xem : 9336 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo