Trang chủ --> Sống khỏe --> Phong tục thờ cúng gia tiên cho trẻ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Phong tục thờ cúng gia tiên cho trẻ

(Hoàng Kim) – Xin giới thiệu các lễ: Cúng mụ cho trẻ sơ sinh, cúng đầy tháng cho trẻ, Tục ra gà, Cúng cáo gia tiên, Cúng đầy năm cho trẻ, Lễ khai tên cho con

 

                  1/Cúng mụ cho trẻ sơ sinh

 

                  Dân gian xưa quan niệm rằng, đứa trẻ ra đời là do hai bà Mụ đã dày công nặn lên,. Vì vậy, theo phong tục xưa và đến nay vẫn còn duy trì, khi đứa trẻ đầy cữ( bé trai chào đời dược bảy ngày, bé gái chào đời được 9 ngày), hoặc đầy tháng tuổi, gia đình tắm rửa cho trẻ , rồi sắm một bữa tiệc gọi là doàn du phạn ( tức là bữa cơm tròn trặn )để cúng tạ ơn các bà Mụ, và cầu xin các bà Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều tốt lành.

                 

                  Một số nơi tiệc cúng bà Mụ có thể làm lúc ngày sinh thứ ba hoặc đầy tháng, đủ trăm ngày hoặc đầy năm tuổi, đó cũng là dịp cúng cáo gia tiên và mừng đứa trẻ.

                  Lễ vật cúng bà Mụ gồm: 12 đôi hài, 12 miếng trầu, các thứ bánh trái và mâm tôm, cua ốc, để cuối cùng đủ chia đều cho 12 người để dâng 12 bà cụ ( nhiều nơi các lễ vật cúng thường là 13 thứ , vì họ cho rằng có 12 bà Mụ và 1 bà chúa. Lễ cúng Mụ sẽ được tổ chức khi trẻ đầy tháng).

 

Văn khấn cúng Mụ

 

Nam mô Adi Đà Phật!

 

Nam mô Adi Đà Phật!

 

Nam mô Adi Đà Phật!

                 

                  Kính lạy:

                  - Đức tiên Mụ đại tiên chúa

                  - Đức Thập nhị Bộ Tiên nương

                  - Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần

                  - Đức bản cảnh Thành hoàng

                  - Tổ tiên hương linh nội, ngoại

                  Hôm nay là ngày… tháng… năm… ( Âm lịch).

                  Vợ chồng con là: …………………………………...................................

                  ……………………………………………………………………………

                  Ngụ tại……………………………………………………………………

                  ……………………………………………………………………………

                  Sinh được con trai (con gái) đặt tên là:…………………………………..

                  ……………………………………………………………………………

                  Chúng con thành tâm sử biện: hương hoa, lễ vật….

                  Dâng lên trước án

            Kính cẩn tâu trình:

            Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng thần linh, Thổ cung địa mạch, Thổ địa chính thần,

            Tổ tiên nội ngoại ………..

            Cho con sinh ra cháu tên…………………………………………………….

            Sinh ngày……………………………………………………………………..

            Đã được mẹ tròn con vuông.

            ( Nếu là ngày đầy cữ, đầy tháng, đầy năm thì thay vào bài khấn)

            Cúi xin chư vị Tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án

            Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật

            Phù hộ độ trì, che chở con cháu

            Được ăn ngon, ngủ yên

            Vô bệnh vô tật,vô tai vô ương, vô hạn vô ách

            Phù hộ cho cháu được tươi đẹp, thông minh , sáng láng

            Thân mệnh bình yên cường tráng

            Kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý

            Toàn gia chúng con được an khang, thịnh vượng

            Nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan,

            Bốn mùa không hạn ách nào xâm

            Tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng

            Xin thành tâm kính lễ

                                                                                                                        Cẩn tấu!

 

            2/ cúng đầy tháng cho trẻ

 

            Con đầy cữ đẻ, cha mẹ sắm lễ cúng đầy cữ, tới khi con đầy tháng lại cúng đầy tháng. Qua một cữ, một tháng là con trẻ đã qua một giai đoạn trong đời người.

 

            Cúng đầy tháng, ngoài việc cúng bà Mụ với đồ lễ như cúng đầy cữ, còn có cúng Thổ cung và Gia tiên.

 

            Nhiều gia đình giàu có, còn làm một bữa tiệc khoản đãi mời họ hàng và bạn bè thân hữu đến dự và chia vui. Khách đến dự cúng đầy tháng, chỉ mang quà mừng đứa trẻ, chứ không có quà mừng cho  mẹ đứa trẻ như khi đầy cữ.

 

            Văn khấn( tham khảo bài văn khấn ở mục 1. Cúng mụ cho trẻ sơ sinh )

 

            3/ Tục ra gà – Một nét văn hóa ở Chu Hóa, Phú Thọ

 

            Ở  xã Chu Hóa ( Lâm Thao, Phú Thọ), tục ra gà cho các bé trai sinh trong năm có từ thời phong kiến cách đây hàng trăm năm. Khi hòa bình lập lại, đình làng trở thành kho hợp tác xã nông nghiệp, tục ra gà tạm thời bị quyên lãng. Song 10 năm trở lại đâ, đình làng được khôi phục, theo đó là tục ra gà được coi trọng và trở thành phong tục không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Tục ra gà được hai làng: Làng Thượng và làng Hạ duy trì và bảo tồn.

 

            Thời phong kiến, tục ra gà vào ngày mùng 5 tết được tổ chức rất công phu: gia đình nào sinh được con trai ( gọi là Đinh), sẽ chọn một con gà trống từ 3- 4 kg ( không chọn gà thiến),trước Tết 4-5 tháng nhốt gà vào lồng, hàng ngày bón cho gà ăn 3 lần một ngày bằng cơm nóng trộn cám gạo loại 1.Đến ngày 5 tết, gia chủ mổ gà, thổi xôi làm lễ gánh ra đình làng. Lễ cúng bắt đầu từ 1h sáng, lần lượt nhờ từng gia đình nhờ các cụ già thông thạo cúng lễ sau khi cúng xong trời vừa sáng, tổ chức thi xem con gà nhà ai to đẹp nhất. Mọi người tin rằng gà càng to, đẹp thì đứa trẻ sẽ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. Sáng ra, dân làng đến xem rất đông, và cùng nhau hưởng lộc ngay tại đình.

 

            Ngày nay, các gia đình không tổ chức bón gà được mà chọn con gà trống to khoảng 3,5 -4,5kg, cúng xong mang về nhà mời anh em nội tộc đến ăn mừng cho dòng họ có thêm một cháu trai khỏe mạnh. Không chỉ các cháu sinh ra ở hai làng trên  được làm lễ ra gà mà cả các cháu sống với bố mẹ ở mọi miền của tổ quốc thì ông bà, họ hàng ở quê vẫn tiến hành làm lễ ra gà khi có thành viên mới chào đời. Tục ra gà ở hai làng Thượng và làng Hạ ở Chu Hóa mang đậm tính chất tín ngưỡng về phong tục thờ cúng Phật ở đình làng của người Việt cổ. Thông qua hình thức này, ngay từ khi sinh ra, con người đã gắn chặt với tổ tiên, cộng đồng. Đây là nét đẹp truyền thống văn hóa của một làng quê cần được bảo tồn để thế hệ con cháu luôn nhớ về cội nguồn, quê hương.

 

            4/ Cúng cáo gia tiên để ghi tên con vào gia phả ( hay còn gọi là vào họ)

 

            Lễ cúng cáo gia tiên để ghi tên con vào gia phả là tục lệ đã có từ xưa, không phải là một lễ mới xuất hiện. Họ nào đã có nề nếp sẵn thì tất cả các thế hệ con cháu

đời sau cứ theo lệ cũ mà tiến hành. Còn đối với những người họ mới phục hồi lại việc họ, chưa vào nề nếp, thì họ có thể tham khảo một vài kinh nghiệm mà chúng tôi đưa ra dưới đây:

 

            - Yết cáo tổ tiên đặt tên trẻ sơ sinh: Theo lệ cũ chỉ sau khi đối chioeeus gia phả, kiêng các trường hợp phạm húy( đặt tên trùng với tên húy của tổ tiên và thân nhân gần gũi nhất, kể cả nội ngoại) sau đó mới chính thức đặt tên húy cho trẻ sơ sinh, yết cáo tổ tiên và xin vào sổ họ. Ngày nay, phải làm thủ tục khai sinh kịp thời; trường hợp ở xa quê, không kịp về đối chiếu gia phả , nếu trùng tên húy tổ tiên trực hệ thì tìm cách đổi, hoặc tránh gọi thông thường trong nhà.

 

            Lễ yết cáo tổ tiên rất đơn giản, chỉ cần nén hương, cơi trầu, chén rượu cũng xong, thường yết cáo kết hợp với lễ tế tổ hàng năm. Tất cả con cháu trong họ sinh cùng năm thì tổ chức một lượt.

 

            - Vào sổ họ: Thứ tự sổ ghi họ ghi theo năm  sinh, ai sinh trước ghi trước, sinh sau ghi sau. Trường hợp nhiều năm bị mất sổ nay mới lập lại sổ h, thì phải thống kê theo đơn vị hộ gia đình hoàn chỉnh cả họ, thì phải thống kê theo đơn vị hộ gia đình hoàn chỉnh cả họ, sau đó mới lập sổ tiếp đối với những trẻ sơ sinh.

             

                            Sổ mẫu: Họ tên ( tên húy, tên thường gọi):…

                            Con ông bà:…

                            Thuộc đời thứ:…

                             Chi thứ:…

     Con thứ…

     Ngày tháng năm sinh:…

     Ngày vào sổ họ:…

 

            - con gái vào sổ họ: Bất cứ trai hay gái, sau khi sinh đều có lễ giáo tổ tiên để được tổ tiên phù trì phù hộ, nhưng nhiều họ ngày xưa không vào sổ họ đối với con gái, cho rằng” nữ nhân ngoại tộc”, con gái là con người t, lớn lên đi làm dâu cvow nghiệp nhà chồng, vì thế không công nhận con gái vào họ. Tuy nhiên, ngay trước cách mạng tháng 8 -1945 một số họ họ đã xóa bỏ điều bất công đó, coi con gái cũng có quyền lợi, nghĩa vụ như con trai.

 

            Khi xã hội văn minh tiến bộ thì vấn đề bình đẳng nam – nữ càng phải đặt lên hàng đầu và phải thực hiện cho tốt. Do vậy các họ càn đặc biệt quan tâm đến con gái và nàng dâu. Một dòng họ được coi là tiến bộ, đoàn kết giữa các thành viên thì bản thân mỗi người phải biết nhìn nhận và coi trọng vai trò của người phụ nữ, coi trọng vai trò người mẹ, người vợ, người cô, người chị,. Cả nước đang ra sức vận động kế hoạch hóa gia đình, mục tiêu đã và đang thực hiện một việc coi  con gái cũng như con trai, điều này cũng đồng nghĩa với việc vận dụng phong tục phải phù hợp với tư duy của thời đại, cái gì là hủ tục thì cần kiên quyết loại bỏ.

 

            5/. Cúng đầy năm cho trẻ

 

            Cúng đầy năm cũng là cúng đầy tuổi, hay còn gọi là “lễ thôi nôi”  (tức là không nằm trong nôi nữa ). Ngoài việc cúng lễ còn có tục thử đứa trẻ.. Vào hôm cúng đầy năm cha mẹ cho trẻ ăn mặc đẹp. Cha mẹ bày cung tên, giấy bút trước mặt bé trai và bày dao kéo, chỉ trước mặt bé gái. Khi trẻ nhìn thấy các đồ vật đặt trước , tự trẻ sẽ nhìn nhặt lấy một thứ mà chúng thích.. Người ta nghĩ rằng:Khi bé trai nhặt kiếm, cung hay giấy bút thì sau này có thể theo con đường sự nghiệp binh nghiệp  hay văn chương. Bé gái chọn kim chỉ thì sau này sẽ là một cô gái có tài nội trợ, nữ công gia chánh đảm đang.

 

            Cúng đầy năm, nhiều gia đình sắm cỗ khá thịnh soạn mời khách khứa nhiều hơn là ngày cúng đầy cữ , đầy tháng.

 

            6/ Lễ khai tên cho con

 

            Trước đây, những gia đình ngày đầu tiên cho con đi học , phải chọn ngày tốt , sắm  lễ, tắm rửa, cắt tóc cho trẻ, ăn mặc chỉnh tề rồi làm lễ các gia tiên. Sau khi người cha khấn lễ tại bàn thờ, thì đứa trẻ cũng phải lễ bốn lễ ba vái để xin tổ tiên ông bà phù hộ cho được thông minh, học hành tiến bộ. Tục xưa là vậy, nay vẫn còn tồn tại ở các nước vùng nông thôn của nước ta.

 

            Sau khi ở nhà, cha hoặc mẹ của trẻ ăn mặc chỉnh tề, dẫn con đến nhà thầy xin nhập học. Xưa, mỗi gia đình khi tới nhà thầy, đồng thời đội mâm lễ gồm: trà, rượu, trầu cau, đĩa xôi, con gà đến lễ. Thầy đồ sẽ làm lễ Thánh ( tức là Đức Khổng Tử ), tại bàn thờ riêng   hoặc ở miếu thờ Đức Khổng Tử, rồi cúng cáo với gia tiên về việc nhận thêm một môn sinh. Sau đó đứa trẻ mới được học bài đầu tiên với thầy đồ.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 33469 Người đăng :

Bình luận

Luong The Trung

Cho em hoi khi dua be tu nha ngoai ve nha noi thi can lam nhung viec gi ạ? Nha noi co lam le gi khong?cam on

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo