Trang chủ --> Sống khỏe --> Thờ cúng trong giòng họ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Thờ cúng trong giòng họ

(Hoàng Kim) – Xin giới thiệu  các lễ:  Cúng giỗ họ, Nghi thức tế tự trong họ, Lễ hợp tự

 

            1/ Cúng giỗ họ

 

            Quan hệ huyết thống của người Việt khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc tức là họ hàng, dòng tộc. Và theo quy định “ huyết thống ấy, nhiều gia đình sẽ họp thành một họ.Mỗi họ có một ông tổ chung.

           

            Vì vậy, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia đình, người Việt còn có ngày giỗ họ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hoa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ vấn tổ tầm tông. Và đương nhiên cuốn gia phả của dòng họ sẽ do người trưởng tộc giữ.

 

            Con cháu trong một họ lập tự đường để thờ vị Thủy tổ. Trên bàn thờ ấy có bài vị Thủy tổ của dòng họ . Xưa kia, bài vị thường được ghi bằng Hán tự, ngày nay có nhiều người dùng chữ Quốc ngữ để đề bài vị. Ngoài Thần chủ đồ thờ còn bao gồm đèn nến hương, hoa, mâm quỳ, mâm bổng, đài rượu, hoành phi câu đối ( trên đó ghi lại công đức của tổ tông). Đây là những đồ không thể thiếu trong gian thờ. Có nhiều họ không xây từ đường thì xây một đại lộ thiên, dựng bia đá, ghi tên thụy hiệu các tổ tiên. Mỗi khi có giỗ hoặc có tế tự thì cả họ ra đó cúng tế.

 

            Mặc dầu đã có hương hỏa, nhưng đến ngày giỗ tổ, con cháu tùy thứ hạng cấp mà góp giỗ, gửi giỗ. Tiền cúng giỗ còn thừa sẽ dùng để mua sắm tự khí, hay tu sửa nhà thờ. Ngày giỗ họ, các trưởng ngành, chi họ đều phải có mặt, trường hợp bất khả kháng mới có thể vắng mặt.

 

            Chuyện góp giỗ và tổ chức giỗ họ hàng năm được chuẩn bị rất chu đáo. Theo phong tục chỉ có đàn ông trên 18 tuổi mới phải góp giỗ ( được gọi là tính theo đinh). Có nhiều họ theo quan niệm “ con gái là con người ta” nên không cho con gái dự giỗ họ nhưng con dâu “mới đúng là con mua về” thì được tham dự. Ngày nay, quan niệm ấy đã dần được xóa bỏ. Ngày giỗ họ không được mời khách khứa, chỉ có con cháu trong họ tập trung cúng giỗ và ăn uống. Các ngày rằm, mồng một, ngày lễ, ngày tết việc lễ bái sẽ do trưởng họ lo. Đến tháng chạp thì cả họ lại họp nhau lại như ngày giỗ tổ.

 

            Những dòng họ lớn, khá giả, trong ngày giỗ họ ngoài nghi thức cún lễ giỗ do tộc trưởng thực hiện, con cháu còn có thể mời phường bát âm tới tế lễ.

 

            Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.

 

            2/Nghi thức tế tự trong họ

 

            Lễ nghi bao gồm việc tế lễ đối với thần linh, đối với người cõi âm và cả việc giao tiếp, chào hỏi, thiết đãi đối với người đang sống. Lễ nghi đối với phần âm cũng như đối với phần dương phải tùy thời đại, tùy cảnh ngộ, tùy đối tượng, tùy phong tục, địa phương mà vận dụng  thích hợp.

 

            Nói riêng về tế lễ về tế tự đối với gia phần, gia tiên, từng nhà, từng họ, thời nay đã khác xưa nhiều: từng nhà thì phổ biến làm nghi thức thắp hương, khấn vái thay cho hưng vái, phần hương, sái tử, điểm trà, đọc chúc văn…đối với họ thì phạm vi rộng lớn hơn, uy nghi hơn. Thời xưa lễ tổ còn phải dùng điển tế (nghi thức tế cao hơn lễ). Tế phải có nhạc, có trống chiêng, có quỳ bái điền đọc, có sơ hiến, có á hiến, tam hiến tuần, mọi động tác phải tuân theo đúng lời xướng và tiếng trống, tiếng chiêng. Thời gian hành lễ, phải một đến hai tiếng đồng hồ mới xong nhiệm vụ của người chủ tế và bồi tế, chưa kể thời gian từng chi một, từ lớp thúc phụ đến lớp con cháu lần lượt vào vái lạy, mỗi người bốn lạy, ba vái.

 

            Thời nay nhiều họ đã đổi mới. Buổi lễ tế tổ hàng năm rất uy nghi rầm rộ, tất cả con cháu xa gần, trai gái, dâu rể, nội ngoại đều đến dự đông vui. Thay thế nghi thức lễ tế ngày xưa (như đã nói trên) bằng nghi thức tưởng niệm công đức tổ tiên: trình bày tiểu sử và công trạng Thủy tổ cùng các vị thiên tổ làm lễ rưng hương hoa và mặc niệm. Kết thúc buổi lễ, tộc trưởng đọc lời chúc tụng các vị cao lão trọng họ, trình bày chủ trương kế hoạch năm sau và phát lời kêu gọi dặn dò con cháu. Những năm gần đây có một số họ, một số địa phương theo xu hướng phục cổ tiến hành lễ tế có quỳ bái điển đọc như xưa, tất nhiên không thể uy nghiêm như lớp ông cha ta tiến hành trước đây, song cũng khá cầu kì tốn kém.

 

            Vấn đề hiện nay nhiều người nhiều nơi còn bàn cãi lại: họ ta nên tế tổ theo nghi thức cũ hay mới? theo quan niệm của các cụ ngày xưa: tế thần như thần tạ. Khi tế tổ phải tưởng tượng như các vị là từ Thủy tổ đến các vị tiên tổ các đời đang ngồi trên bàn thờ nhìn con cháu. Các họ tiến hành theo lệ cũ cũng có ý nghĩa nhắc lại cho con cháu đời nay biết không khí  trang nghiêm mà cha ông ta đã tiến hành ngày trước.

 

            Trong nghi thức cũng có những động tác có tính chất biểu tượng mà thôi. Thí dụ: trước khi vào tế, chủ tế và bồi tế phải làm lễ rửa tay( quán tẩy sở), chủ tế phải cùng với hai người chất sự đi lễ vật xem ấm chén, mâm, bàn đã trang nghiêm tinh khiết chưa? Trong bài xướng có một mục gọi là: ế mao huyết”. Người chất sự đi kèm với chủ tế  đem một đĩa trong đó có đựng sẵn vài cái lông ( bò, gà, lợn) cùng với một chút huyết đã để sẵn trên bàn thờ đem xuống vứt bỏ đi, coi như đó là vật uế tạp phai  vứt đi trước khi hành lễ. Trong bài xướng liaiju có mục “ẩm phước, thụ tộ” sau ba tuần rượu cúng xong  với ý nghĩa thần linh hay Thủy tổ, tiên tổ đã hưởng lễ xong nay ban cho con cháu được hưởng lộc. Người chủ tế sau khi nghe xướng “ ẩm phước, thủ tộ”, bước lên quỳ trước hương án, hai người chất sự hai bên bước lên nhận một chén rượu và miếng thịt vai (tộ) đặt sẵn ở bàn thờ cao nhất, đi xuống quỳ dâng cho chủ tế, chủ tế cầm vái một cái và uống liền ăn liền, có nghĩa là uống cho thần linh chứng kiến, (phong tục này ảnh hưởng của Trung Quốc). Chén rượu và miếng thịt vai là hai thứ quý nhất trong lễ vật, (Việt Nam dùng miếng trầu thay cho miếng thịt, vì ăn thịt nhai nhồm nhoàm trong khi đang cũng rất bất tiện, hơn nữa trong văn hóa dân tộc ta miếng trầu có vị trí cao quý). Tất cả những động tác trên chỉ là động tác thành kính.

 

            Việc theo nghi thức cũ hay mới là tùy từng họ. Những năm gần đây có đội hành lễ chuyên nghiệp do toàn phụ nữ đóng, có áo mũ hài hốt rất đẹp, động tác lên xuống quỳ bái rất chuẩn, rất hợp tình, hợp điển, hợp nhạc chuyên phục vụ lễ hội các địa phương. Nhiều dòng họ cầu kì còn mời những đội này tế lễ trong ngày dỗ tổ. Tế theo nghi thức cũ thì phải có chủ tế, bồi tế, điển, độc, người đánh trống đánh chiêng… phải có khoảng một hai chục người chấp sự trong họ biết làm. Song quan trọng nhất vẫn phải phổ biến giáo dục cho con cháu biết ý nghĩa buổi lễ, đừng để lớp trẻ coi như làm trò diễn kịch mà giảm lòng thành kính mất đi không khí trang nghiêm.

 

            3/Lễ hợp tự

 

            Hợp tự ở đây có nghĩa là: Rước tiên linh các đời vào thờ chung trong cùng một nhà thờ của dại tôn hay của từng tiểu chi.

 

            - Theo phong tục cổ truyền: Năm đời tống giỗ, hay “ Ngũ đại mai Thần chủ” (đến đời năm thì chôn Thần chủ) thực chất chỉ có bốn đời, tức là làm giỗ cha mẹ(đời 2), ông bà(đời ba), cụ ông cụ bà( hay cố đời bốn), và kỵ (hay can đời năm). Cao hơn kỵ gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa, mà rước tất cả Thủy tổ, tiên tổ các đời vào chung một nhà thờ mỗi năm tế một lượt. Thần chủ được đề là hiển khảo, hiển tỷ , đến khi người con trưởng chết, cháu đích tôn cúng ông bà, đối Thần chủ  là hiển tổ khảo, hiển tổ tỷ, đến lượt cháu trưởng mất, chắt trưởng tiếp tục thờ cụ (cố) là hiển tằng tổ khảo hoặc tỷ), chít trưởng thờ kỵ (can) là hiển sao tổ khảo (hoặc tỷ). Sau 5 đời thì bước vào nhà thờ tổ rồi chôn thờ Thần chủ đó, trong nhà thờ tổ chỉ để duy nhất có một ngôi Thần chủ cao nhất ( Thủy tổ hoặc tiên tổ bậc cao nhất của nhà thờ chi đó, gọi là “vĩnh thế Thần chủ” ).

 

            - Theo phong trào Duy Tân (đầu thế kỷ xx) gồm chung tất cả tiên tổ của nhiều đời lại để tế chung thay cho từng lễ giỗ, đó là hình thức hợp tự cổ truyền. Song trong phong trào đó còn có nhiều điều bất tiện: chỉ có con trưởng, cháu trưởng, chắt trưởng, nối dòng qua nhiều đời mới được thờ ở nhà thờ. Vì vậy con, cháu, chắt những ông con thứ qua nhiều đời phải xây nhiều nhà thờ lớp con thứ, lớp cháu thứ, lớp chắt thứ,….nếu cứ thế tiếp tục mãi, thì có nơi số nhà thờ còn nhiều hơn cả số nhà ở của người trần. Chính vì lẽ trên nên buổi đầu thế kỷ xx đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945 ở nhiều nơi đã có phong trào tiến hành hợp tự vào các nhà thờ họ. Dẫu của trưởng hay cửa thứ, sau khi mất, hết vòng tang, đều được rước linh vị vào thờ ở nhà thờ chung của họ. Linh vị xếp theo vế thứ trên dưới. Đến ngày giỗ người nào thì đưa linh vị người đó vào hàng giữa theo thứ bậc,, cúng xong lại xếp vào vị trí cũ.

 

            Việc họp tự như vậy, trước là hợp với tâm linh, con cái ở dưới chân cha mẹ,, cháu chắt về với tổ tiên,, tượng trưng cho sự đoàn tụ ở cõi tiên,, sau nữa là thuận tiện cho việc chung sức hương khói, gắn bó thêm mối tình ruột thịt trong nội thân. Song cũng có những gia đình kinh tế dồi dào hơn, lại ở cách xa nhà thờ đi lại bất tiện, họ cúng riêng tiện hơn nên không hợp tự. Do đó, ngày nay nên vận động hợp tự theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 17749 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo