Trang chủ --> Sống khỏe --> Bạn đã bao lần nghĩ lại
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Bạn đã bao lần nghĩ lại

(Hoàng Kim) - Trong những trường hợp  giao tiếp xã hội, ai chả muốn để lại ấn tượng sâu sắc cho người khác, làm cho những người tham gia hoạt động nhanh chóng nhớ đến mình. Muốn  được thế, bạn cần phải gây được sự chú ý với người khác. 

 

Hình minh họa (tẩm quất-người mù-Hoàng Kim)

Giáo sư Đa – ni – en Phen – xơ thuộc Học viện bệnh tinh thần Đại học Y khoa Ha – oai của Mỹ cho rằng: “Làm cho người khác chú ý đến mình không chỉ là gây được sự chú ý của người khác, mà có nghĩa là làm cho người khác nhớ đến mình”. Ông cho rằng, nếu làm theo những cách dưới đây, bạn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp cho người khác.

 

            1/ Phát huy những điểm mạnh của mình

            Nếu bạn có thể phát huy được những mặt mạnh của mình, người khác sẽ thích tiếp cận bạn, dễ hợp tác với bạn. Một con người trước hết phải hiểu bản thân mình, nắm vững đặc điểm bản thân, như bộ mặt bên ngoài, tinh lực, tốc độ nói năng, giọng nói cao thấp, ngữ khí, động tác, điệu bộ, dáng vẻ và những khả năng gây được sự chú ý của người khác. Cần biết rằng, những đặc điểm đó chính là căn cứ hình thành ấn tượng đối với bạn. Cho nên khi giao tiếp với người khác phải tràn đầy tự tin, cố gắng phát huy những mặt mạnh của mình.

 

            2/ Giữ được bản sắc riêng của mình

            Một người biết cách giao tiếp, không bao giờ thay đổi tính cách của mình trong mọi trường hợp. Cần giữ đúng mình ở trạng thái tốt nhất, đó là bí quyết để lưu lại ấn tượng tốt đẹp đối với người khác. Dù là chuyện trò thân mật, hay phát biểu ý kiến, đều phải giữ được bản sắc riêng. Không nên tạo ra cảm giác không thành thật, nói và làm không thống nhất.

 

            3. Biết sử dụng ánh mắt, cách nhìn

            Dù là nói chuyện với một người hay trước cả trăm người, nhất định phải nhớ là nhìn vào đối phương. Có người khi nói chuyện, mới được mấy câu đã đưa mắt nhìn đi chỗ khác, như vậy không nên. Khi bước vào phòng có nhiều người ngồi, cần tự nhiên nhìn xung quanh, mỉm cười nhìn tất cả mọi người, không né tránh ánh mắt của mọi người, như vậy bạn sẽ thấy thoải mái tự nhiên.

 

            4/ Bộ mặt tươi cười cũng rất quan trọng

            Tiếp xúc bằng ánh mắt và nét mặt tươi cười sẽ thấy ấm áp và tự nhiên, không nên tỏ ra miễn cưỡng.

            Trong cuộc sống mà mất đi không khí vui vẻ sẽ đơn điệu tẻ nhạt như hoang mạc vậy. Một người khi giao tiếp nếu có thể truyền được tình cảm vui vẻ khiến cho cuộc sống của người khác cũng vui vẻ dễ chịu, sẽ dễ dàng hòa nhập với mọi hoàn cảnh. Người đó sẽ được mọi người hoan nghênh, sẽ luôn thành công trong giao tiếp. Nhưng làm thế nào để truyền được sự vui vẻ tới mọi người xung quanh?

           

            5/ Phong thái tự tin

            Phải lấy sức mạnh của sự tự tin để động viên người khác. Tự tin là một đức tính tốt đẹp của con người. Tự tin là một đức tính tốt đẹp lớn của đời người, là phép màu để chiến thắng kẻ địch. Trong giao tiếp xã hội, khi cùng làm việc với một người đáy lòng tự tin, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ thoải mái, dù có gặp khó khăn trắc trở cũng có thể khắc phục với thái độ lạc quan. Sức mạnh nhân cách đó cũng là một sự động viên đối với người khác.

            Trong khi giao tiếp, ai cũng muốn để lại cho người khác một ấn tượng tốt đẹp, làm cho người khác thích mình, tin mình. Muốn làm được điều này, phải thay đổi cử chỉ, hành vi, lời nói, thói quen, niềm say mê của mình để thích ứng với những đòi hỏi của xã giao, làm cho đối phương có thiện cảm với mình. Nhưng làm như vậy không có nghĩa là biến mình thành một người khác, trở thành một “diễn viên” chỉ biết bắt chước hoặc chạy theo khẩu vị của người khác, thậm chí cố tình che đậy tình cảm chân thực của mình hoặc che giấu bộ mặt thật của mình, hoàn toàn từ bỏ khí chất nội tại của bản thân, biến mình thành “gian nhân hai mặt” trong xã giao. Đó là điều không nên. Nếu người khác biết được cách làm giả dối của bạn, thì kết quả sẽ trái ngược hoàn toàn. Có người lại tự buộc mình khi đi đứng trong đám đông phải ngẩng đầu ưỡn ngực, làm điệu bộ, khi bắt tay người khác thì bóp thật chặt, khi nói chuyện thì nhìn chòng chọc vào đối phương, muốn tỏ ra mình có ý hài hước thì cười hô hố … Nếu cứ cố thể hiện mình như vậy, thì chỉ làm trò cười khiến người khác thấy giả dối, chán ghét, thậm chí tự mình cũng cảm thấy khó coi.

            Thực ra cách tốt nhất là giữ được bản chất riêng và cá tính của mình, tạo dựng cái tôi chân thành. Khí chất bên trong là thứ đáng quý, không bao giờ từ bỏ bản chất riêng của mình trong mọi trường hợp và với mọi đối tượng, không mù quáng chiều theo ý thích của người khác. Bạn phải tự xuất hiện chứ không phải đóng vai người khác. Một số người, cảm thấy bộ mặt của mình không được như người khác, nên luôn biến đổi bản thân theo sự thay đổi của môi trường và đối tượng, kết quả là làm cho họ chẳng ra gì cả. Giữ cho mình cái tôi chân thực không có nghĩa là lập dị, làm cho mình khác hẳn mọi người, thậm chí biết mình sai hoặc có một số thói quen xấu nhưng không chịu sửa. Giữ cái tôi chân thực là giữ lấy cá tính lành mạnh, đặc điểm riêng của mình khác với người khác. Những người có cá tính, cũng có sức hấp dẫn nhất định.

 

Nguồn: Hoàng Kim

Lượt xem : 25348 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo