Trang chủ --> Y học --> Cách đơn giản phân biệt cảm lạnh và cúm
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Cách đơn giản phân biệt cảm lạnh và cúm

 

 

Cảm lạnh là một bệnh về đường hô hấp nhẹ hơn cúm. Hai bệnh đều có những biểu hiện khá giống nhau như: hắt hơi, ho, đau họng, sốt.

Với cảm lạnh, dấu hiệu đầu tiên thường là đau họng, có thể biến mất sau 1-2 ngày. Sau đó là các biểu hiện ở mũi như: chảy nước mũi, tắc mũi, cộng với ho vào ngày thứ 4 và 5 của bệnh. Người lớn thường không bị sốt nhưng trẻ nhỏ thì có thể bị sốt nhẹ. Trong vài ngày đầu, bạn sẽ thấy chảy nước mũi trong nhiều, sau đó thì nước mũi đặc lại. Đây là chuyện thông thường và điều này không có nghĩa là bạn đã bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn.

Bệnh thường chỉ kéo trong khoảng 1 tuần. Trong 3 ngày đầu tiên bạn có thể lây bệnh cho người khác vì thế hãy ở nhà và nghỉ ngơi. Nếu bệnh không cải thiện sau một tuần, thì có thể là nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, khi đó thì bạn cần uống thuốc kháng sinh.


Trong khi đó, những biểu hiện của bệnh cúm thường nặng hơn là cảm lạnh và diễn tiến nhanh. Biểu hiện gồm: đau họng, sốt, đau đầu, đau nhức và mỏi cơ, ho... Ngoài ra, trường hợp bị cúm H1N1 đại dịch có thể có thêm biểu hiện buồn nôn và nôn.

Phần lớn những biểu hiện khó chịu này sẽ bớt trong 2-5 ngày, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng khỏi bệnh trong 1 tuần. Biến chứng thường gặp của bệnh là viêm phổi, đặc biệt ở trẻ, người già hoặc người có bệnh phổi, tim. Nếu bạn thấy khó thở hoặc sốt trở lại sau khi đã đỡ 1 hoặc 2 ngày thì hãy đến gặp bác sĩ.

Giống như virus gây cảm lạnh, virus cúm cũng đi vào cơ thể qua các màng nhày ở ở mũi, mắt và miệng. Mỗi lần bạn chạm tay lên một vùng này đồng nghĩa với việc bạn đang tự truyền virus cho mình. Vì thế, điều quan trọng là bạn hãy rửa tay sạch sẽ để ngừa bệnh cúm và cảm lạnh.

Phân biệt cúm và cảm lạnh:
 
Biểu hiện
Cảm lạnh Cúm
Sốt Đôi khi, thường nhẹ Thông thường, sốt cao hơn 37,8-38,9 độ C, đặc biệt ở trẻ nhỏ, kéo dài trong 3-4 ngày
Đau đầu Thỉnh thoảng Hay gặp
Đau nhức người Nhẹ Hay gặp, thường nặng hơn
Mệt mỏi, yếu Đôi khi Thông thường, có thể kéo dài 2-3 tuần
Kiệt sức Không Thông thường, ngay từ khi bắt đầu bệnh
Nghẹt mũi Phổ biến Đôi khi
Hắt hơi Thông thường Đôi khi
Đau họng Phổ biến Đôi khi
Ho, khó chịu ở ngực Nhẹ đến trung bình Phổ biến, có thể trở nặng hơn
Biến chứng Nghẹt mũi, viêm tai giữa Viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí nguy hiểm tính mạng
Phòng ngừa Rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh Rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bị cúm, tiêm ngừa cúm định kỳ hàng năm.
 
Khi nào thì bạn nên đến gặp bác sĩ:

- Sốt liên tục: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm khác.

- Đau khi nuốt: Dù đau họng khi bị cảm lạnh hoặc cúm có thể khiến bạn không thoải mái khi nuốt. Tuy nhiên khi bạn thấy đau nặng hơn nghĩa là họng bạn bị viêm.

- Ho liên tục: Khi cơn ho không thuyên giảm sau 2 hoặc 3 tuần thì bạn có thể bị viêm tiểu phế quản và bạn cần thuốc kháng sinh. Viêm xoang cũng có thể khiến bạn ho dai dẳng.

- Đau đầu và tắc mũi không khỏi: Nếu bạn bị đau quanh mắt và mặt, tiếp tục chảy nước mũi sau một tuần thì có thể bạn bị biến chứng viêm xoang và bạn có thể cần thuốc kháng sinh. Mặc dù phần lớn các trường hợp viêm xoang không cần dùng thuốc kháng sinh.

Trong một số trường hợp bạn cần đến bệnh viện ngay. Với người lớn đó là khi có các biểu hiện như: đau ngực, đầu dữ dội, khó thở, chóng mặt, liên tục nôn. Với trẻ nhỏ thì bạn cần lưu ý khi trẻ khó thở hoặc thở nhanh, da chuyển màu hơi tái, không uống đủ nước, không tương tác bình thường, quấy khóc, khó chịu, các triệu chứng được cải thiện sau đó đột nhiên xấu đi, sốt kèm theo nổi ban.

 
Lượt xem : 16817 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo