tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Tục thờ các Vị Thần Nông Nghiệp
(Hoàng Kim) - Nằm ở phía tây Nam Đồng Bằng Bắc Bộ, vừa là vùng đồng bằng, vừa là vùng bán sơn địa, sản xuất nông nghiệp là chính, các cư dân nông nghiệp Hà Nam cho đến nay vẫn còn lưu giữ trong đời sống văn hóa tinh thần của mình nhiều hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ. Đậm nét nhất có thể nói là tín ngưỡng thờ Tứ Pháp.
Tín ngưỡng thờ tứ Pháp là tín ngưỡng thờ bốn vị thần tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống nông nghiệp đang ở tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Đó là bốn vị: thần Mưa( Pháp vũ), thần Mây(Pháp vân), thần Sấm( Pháp lôi), thần chớp(Pháp điện). Truyền thuyết về việc xuất hiện tục thờ bốn vị thần này được ghi trong cuốn Lĩnh Nam chích quái( thế kỷ XIV)với tên Truyện Man Nương.
Truyện kể rằng vùng Thuận Thành, Bắc Ninh, có cô gái Man Nương đến chùa Phúc Nghiêm dốc lòng học đạo. Trù trì chùa này là một nhà sư người Ấn Độ tên là Khâu Đà La. Tình cờ một hôm, nhà sư vô tình bước chân qua người Man Nương mà nàng có mang. Đến khi sinh con nàng Man Nương đã mang đứa trẻ đến trả nhà sư. Nhà sư đem đứa con đó gửi vào gốc cây và trao cho Man Nương một chiếc gậy và dặn khi nào hạn hán thì lấy gậy thọc vào đất để lấy nước cứu dân.Khi Man Nương 80 tuổi, cây cỏ thụ mang đứa con của bà bị đổ, trôi đến bến sông dâu. Bao nhiêu người cũng không kéo nổi cây lên bờ, chỉ đến khi Man Nương vào thì cây mới di chuyển. Man Nương cho tạc cây thành bốn pho tượng Phật. Khâu Đà La đặt tên là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp lô, Pháp Điện, mang vào chùa thờ tự. Đứa con bà gửi gốc cây nay đã hóa đá, rìu chạm vào bị mẻ hết, rước vào điện Phật để thờ thì tảng đá phát hào quang rực rỡ. Người bốn phương tới đây cầu mưa, không lúc nào không ứng nghiệm, từ đó người ta gọi Man Nương là Phật Mẫu. Ngày mồng 8 tháng Tư Man Nương tự nhiên hóa nhân dân lấy đó làm ngày sinh của phật. Hàng năm tới nhày này, người bốn phương đến tụ tập ở chùa để vui chơi tưởng nhớ đến mẹ Phật.
Thoạt đầu, Tứ pháp chỉ được thờ trong các chùa ở vùng Luy Lâu. Dần dần, do tính chất linh ứng của nó mà lan dần ra nhiều vùng quê ở châu thổ bắc bộ, trong đó có một số vùng ven sông Đáy của tỉnh Hà Nam. Tương truyền các làng quê vùng Hà Nam nghe đến tiếng Tư Pháp ở Bắc Ninh linh ứng đã lên đó rước chân nhang để thờ. Từ khi rước Tứ Pháp về thờ thì được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các nơi thờ Tứ Pháp ở Hà Nam gồm có:
- Thờ pháp vân: Chùa Quế Lâm( Văn Xá, Kim Bảng), chùa Do Lễ(Liên Sơn, Kim Bảng), chùa Thôn Bốn(Phù Vân, Kim Bảng), Chùa Tiên(Thanh Lưu, Thanh Liêm).
- Thờ pháp vũ: Chùa Bà Đanh (Ngọc Sơn, Kinm Bảng),, Chùa Trinh Sơn( Thanh Hải, Thanh Liêm).
- Thờ pháp lôi: Chùa Đặng Xá(Văn Xá, Kim Bảng), Chùa Nứa(Bạch Thượng, Duy Tiên).
- Thờ pháp điện: Chùa Bà Bầu(thị xã Phủ Lý)
Các chùa khác như Quyển Sơn( Thi Sơn, Kim Bảng), chùa Thanh Nộn, chùa Phú Viên, chùa và đỉnh làng Lạt Sơn(xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng) chùa Thanh Thôn( Văn Xá, Kim Bảng) có phối từ thờ tứ pháp trong thần điện.
Tứ pháp đã được nhân dân gọi bằng cái tên nôm na thân mật. Ví dụ nhủ: Ở Hà Nam người ta pháp Vu được gọi là bà Đanh(chùa bà Đanh)gọi pháp Vân là bà bến(chùa Quế Lâm), gọi pháp Điện là bà bầu(chùa Bà Bầu)…
Hàng năm cứ vào dịp tết Nguyên Đán , rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, đặc biệt là ngày mồng 8/4,, dân các địa phương gần xa lại chùa mở họi, rước kiệu, cầu nguyện tấp nập. Vào những năm hạn hán hay mưa gió thất thường, các chùa bà Đanh , chùa bến chùa bà bầu,người ra vào cúng lễ rất đông. Điều đặc biệt là đến nay, việc thờ cúng Tứ Pháp ở các địa phương ở nước ta bắt đầu có xu hướng gia tăng cả về quy mô lẫn phạm vi lễ thức. Nhân dân đóng góp tiền của để được tu bổ và tôn tạo lại các ngôi chùa rất khang trang.
Xét bản chất sâu xa, tín ngưỡng Tứ Pháp bắt nguồn từ quan niệm vạn vật hữu linh. Đây là một quan niệm tối cổ của con người trong quá trình sống do phải đối mặt với muôn vàn khó khăn mà thiên nhiên tạo ra. Quan niệm vạn vật đều có linh hồn, người nguyên thủy nhìn thấy đằng sau mỗi hiện tượng tự nhiên đều có một vị thần. Vị thần đó quyết định mọi sự vận hành của vũ trụ trong đó có đời sống con người, đặc biệt đối với một vùng đất nông nghiệp trồng lúa nước. Quan niệm về thần Mưa, thần Gió hẳn đã ăn sâu vào tâm thức người dân Việt từ xa xưa, trước khi phật giáo đặt chân tới mảnh đất này. Đến khi phật giáo vào Việt Nam, các nhà sư đã thấy rõ điều đó, và nhận thấy nếu phật giáo muốn bén rễ vào lòng đất này thì phải có sự dung hòa với mảnh đất dân gian. Nhận thức ấy không sai lầm, và đó là nguyên nhân sâu xa của một cuộc hôn phối tinh thần giữa một người con gái bản địa (tượng trưng cho tín ngưỡng dân gian) với một vị chân tu không tuệ(tượng trưng cho một tôn giáo lớn). Kết quả của sự giao thoa văn hóa ấy là hệ thống Tứ Pháp, bốn vị Phật mang đậm tính chất dân gian của người Việt mà có nhiều ý kiến gọi là Phật giáo dân gian.
Người phụ nữ Việt Nam, người có công tái tạo một tôn giáo lớn trong những cơ thể mang đậm tính chất bản địa, rất thiêng liêng, huyền bí mà lại gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân , được tôn làm mẹ phật. Đó là sự tôn vinh đối với người có công tái tạo sinh thành một hình thức tôn giáo mới, tôn giáo của người dân cầu mong mưa thuận gió hòa, phong đăng hòa cốc, tôn giáo của sự phát hiện ra sự tương tác mật thiết giữa sự huyền bí của vũ trụ đối với cuộc sống đời thường. Đó là triết lý sâu xa của tín ngưỡng Thờ tứ pháp trong đời sống tâm linh của người dân Việt.
Nguồn: Hoàng Kim
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Nắm vững thế chủ động trong khi nói chuyện
- Áp lực công việc dẫn đến yếu sinh lý và xuất tinh sớm ở nam giới
- Để biến cố không làm bạn ngã gục
- Nam giới và nguyên tắc “ba giai đoạn”
- Bí quyết ngăn ngừa mỏi mắt
- Mẹo đơn giản để hạnh phúc
- Mẹo giảm stress cho “gái ế” vào các dịp lễ
- Một đàn ông cần bao nhiêu đàn bà?
- SỬ DỤNG, BẢO QUẢN VẬT DỤNG TRONG GIA ĐÌNH(Phần cuối)
- Phòng ngủ màu gì sẽ làm tăng ham muốn "chuyện ấy" ?
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận