Trang chủ --> Y học --> “Hội chứng” ngất tập thể có từ bao giờ?
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

“Hội chứng” ngất tập thể có từ bao giờ?

 

 

 

Tại sao lại có hiện tượng hàng trăm nữ công nhân bị ngất xỉu tại các nhà máy ở Campuchia ngày 24/8/2011? Liệu nó có liên quan gì đó với thể loại phim hoạt hình Pokémon, hội chứng Trung tâm thương mại thế giới (WTOS) và Dịch cười Tanganyika vào năm 1962?

Ngất xỉu hàng loạt - Vì sao?

Thực ra không phải gần đây mới xuất hiện hội chứng bệnh này mà cách đây khoảng 50 năm, những nữ sinh của một ngôi trường nội trú ở Tanganyika (ngày nay là Tanzania) đã bất ngờ bị lâm vào một dạng bệnh với các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài như ngất xỉu, buồn nôn và cười thành tiếng dài không dứt, từ ngôi trường nội trú này đã nhanh chóng lan sang các cộng đồng khác. Hoặc liên quan đến nó là hội chứng Bệnh lây Pokémon xảy ra vào năm 1997, khi 12.000 trẻ em Nhật Bản thích xem loại phim hoạt hình này đã đột nhiên trở bệnh với những triệu chứng như buồn nôn và khó thở. Một số người đã mắc phải căn bệnh lạ gọi là “Hội chứng Trung tâm thương mại thế giới” khi từng đến tham quan có những triệu chứng ho và có những trục trặc về đường thở trong một thời gian dài, ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ.

Những hiện tượng trên đây là một dạng chung của cái gọi là “Cuồng loạn đại chúng” nhưng đáng ngạc nhiên là căn bệnh này đang ngày càng trở nên phổ biến và làm gia tăng các mối lo đối với xã hội và sức khoẻ. Trong nhiều thế kỷ, căn bệnh đã vượt qua những thể chế tôn giáo và văn hoá, thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau và bắt kịp với nỗi ám ảnh và sợ hãi mang tính phổ biến. Theo ông Simon Wessely, giáo sư tâm lý học công tác tại Viện Tâm thần học thuộc Trường cao đẳng King’s London, cho biết: “Tại bất kỳ thời khắc nào cũng đều có đến hàng trăm triệu chứng bệnh xảy ra nhưng đơn giản ít người quan tâm vì bệnh nhân không chịu báo cáo về hiện trạng sức khoẻ của mình”.

Hội chứng ngất tập thể có từ bao giờ?
 Công nhân ngất xỉu hàng loạt.

Nguồn gốc và diễn biến căn bệnh

Nhiều cuộc nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng, chứng “cuồng loạn hàng loạt” có nguồn gốc từ thời Trung cổ. Trong các thế kỷ trước, những báo cáo về căn bệnh “cuồng loạn hàng loạt” đã xuất hiện trong các tu viện ở châu Âu. Phụ nữ trẻ mắc phải căn bệnh này thường bị bỏ đói, lâm vào trạng thái chán nản và bị đánh đập. Họ đã nổi loạn chống lại những chế độ hà khắc mà hành vi của họ tại thời điểm đó đã bị cáo buộc là hành vi do quỷ sứ xui khiến. Mặc, những người phụ nữ nạn nhân đã cởi bỏ tấm mạng che mặt, chửi thề và báng bổ. Một số nữ tu bị buộc tội hành nghề phù thuỷ và đã bị chặt đầu hoặc chôn sống.
 
Tuy nhiên, hội chứng bệnh này không chỉ giới hạn trong các cơ sở Kitô giáo của thời xa xưa. Các nhà xưởng cũng là mảnh đất màu mỡ cho việc phát sinh bệnh “cuồng loạn hàng loạt”. Đợt phát bệnh đầu tiên xảy ra tại một xưởng bông Lancashire vào năm 1787, khi 24 công nhân - trong đó có một nữ công nhân bị co giật dữ dội và rơi vào trạng thái ngạt thở. Những tình huống tương tự đã xảy ra ở Pháp, Đức, Italia và Nga, nhưng vào thế kỷ 20, số trường hợp phát bệnh giảm dần do vấn đề y tế và an toàn của các công nhân được cải thiện.

Trong thế kỷ qua, những trường hợp “cuồng loạn hàng loạt” đã được ghi nhận bởi các báo cáo về mùi lạ và nỗi e ngại khí độc. Trong các thập niên 1930 và 1940, hàng chục người ở bang Virginia và Illinois báo cáo rằng, họ bị tấn công bởi “khí điên loạn” khi có ai đó xịt khí độc hại vào nhà của họ; nguyên nhân được tìm thấy chính là ống khói nhà họ bị bịt lại đã khiến cho khí độc không được đối lưu. Kế đó là vụ 11/9 làm dấy lên nỗi e ngại về những vụ tấn công về khuẩn bệnh than. Ở Campuchia, một mùi hôi đã được phát hiện tại một nhà xưởng chuyên sản xuất sản phẩm của thương hiệu H&M, trước đó có 198 công nhân đã bị ngất xỉu trong hai sự cố liên tiếp vào tháng 8/2011.

Giải thích cho hiện tượng ngất xỉu hàng loạt của công nhân Campuchia mới đây, Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) cho rằng, điều kiện cho giới công nhân đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua, nhưng rất ít công nhân bằng lòng với nghề nghiệp của họ. Vì đồng lương eo hẹp nên công nhân buộc phải sống trong các khu nhà trọ tồi tàn, ăn rất ít và để dành càng nhiều tiền càng tốt để gửi về quê nhà phụ giúp gia đình của mình. Ông Ruth Engs, giáo sư Khoa học y tếứng dụng tại Trường đại học Indiana (Mỹ) cho rằng: “Trầm cảm, chán nản, lo lắng về con cái và các nhân tố khác khiến cho các nữ công nhân rơi vào trạng thái nặng nề và dẫn đến việc ngất xỉu hàng loạt hay các triệu chứng bệnh khác. Chưa hết, hệ thống thông gió tại nhà xưởng nghèo nàn và lạc hậu, không gian lao động ngột ngạt, tâm lý căng thẳng từ việc ăn lương theo sản phẩm và các điều kiện làm việc khác”.

Lượt xem : 15118 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo