Trang chủ --> Triết học - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 9. Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, ý nghĩa đối với nước ta
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

9. Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, ý nghĩa đối với nước ta

 

I/ Quy luật của quan hệ sản xuất  phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

1/ Khái niệm:  

a/ Khái niệm lực lượng sản xuất:

lực lượng sản xuất là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ lao động) và người lao động với kinh nghiệm kỹ năng, thói quen và tri thức nhất định để sản xuất ra sản phẩm.

Kết cấu :

lực lượng sản xuất  có tư liệu sản xuất và người lao động, trong đó, Tư liệu sản xuất  có tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó, tư liệu lao động có công cụ lao động và tư liệu phụ,

- LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên bằng khả năng chinh phục khám phá giới tự nhiên của con người.

  • Chỉ khi     nào có sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người lao động thì mới là lực lượng sản xuất đúng nghĩa của nó.

Ví dụ: người công nhân đứng cạnh cái máy kéo đã chết thì chưa là lực lượng sản xuất.

+ Người lao động với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất với sức khỏe thể chất, kinh nghiệm, kỹ năng lao động, trình độ lao động là nhân tố chủ yếu hàng đầu của lực lượng sản xuất.

+ Công cụ lao động :Là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất, là khí quan vật chất để <<nối dài>>, <<nhân lên>> sức mạnh của con người trong quá trình lao động biến đổi thế giới tự nhiên, nó là ý thức  đóng vai trò quyết định trong tư liệusản xuất.

VÍ DỤ  : Nông dân phong kiến. Con trâu đi trước cái cày đi sau->NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG thấp

        Nông dân hiện nay, áp dụng công cụ lao động máy móc vào sản xuất ->NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG cao.

+Đối tượng lao động: gồm hai loại : Là những cái có sẵn trong giới tự nhiên(đất đai, rừng, biển..), đã qua sơ chế (bông, sợi...).

Lưu ý :Theo triết học Mác-Lênin thì ngày nay tri thức khoa học phổ biến ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những tri thức khoa học này được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất vật chất. Nó thẩm thấu vào quá trình sản xuất vật chất cho NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG cao

VÍ DỤ  : Người Nông dân Mỹ áp dụng KHOA HỌC KỸ THUẬT  vào sản xuất  cho ra đời quả bí đỏ nặng 437kg

b/Quan hệ sản xuất: Chính là quan hệ giữa người với người trong Sản xuất và tái sản xuất. Thể hiện ở 3  mặt:

  • Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất.
  • Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất.
  • Quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất.

Ba mối quan hệ này có ảnh hưởng, tác động, chi phối lẫn nhau. Trong đó, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan trọng nhất. Bởi lẽ, ai nắm tư liệu sản xuất trong tay, người đó sẽ quyết định cách thức tổ chức, quản lý sản xuất và cách thức phân phối sản phẩm lao động.

  • Ngày nay quyền sử dụng và quyền sở hữu trong sản xuất nhiều khi liên hệ gắn với nhau. Ví dụ: trong 1 nhà máy khi công nhân góp cổ phần thì họ vừa có quyền  sở hữu và quyền sử dụng.

 

2/ Quy luật Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất

a/ Vai trò quết định của lực lượng sản xuất với Quan hệ sản xuất:

Sản xuất chỉ phát triển thuận lợi khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất .

Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất, Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội

Lực lượng sản xuất là động nhất và cách mạng nhất . động nhất thường xuyên biến đổi, Cách mạng nhất là thường xuyên đổi mới kéo theo quan hệ sản xuất đổi.

Lực lượng sản xuất thường xuyên biến đổi, Quan hệ sản xuất tương đối ổn định

Lực lượng sản xuất phát triển đến 1 lúc nào thì mâu thuẩn với Quan hệ sản xuất và dẫn đến mâu thuẫn gay gắt, kết quả là phá vỡ Quan hệ sản xuất cũ, thiết lập Quan hệ sản xuất mới phù hợp. Sự thay đổi này thường thường trong xã hội thông qua cách mạng xã hội. Vì Cách mạng xã hội nhằm đổi mới phương thức sản xuất.

b) Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất :

- Vì sao Quan hệ sản xuất tác động trở lại: Vì Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội, còn lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất. Vì thế hình thức tác động trở lại nội dung.

Quan hệ sản xuất quy định mục đích của nền sản xuất, sản xuất cho ai, đem lại lợi ích cho ai, nó kích thích động lực để người sản xuất sáng tạo hoặc không kích thích

Quan hệ sản xuất Tác động thế nào đối với lực lượng sản xuất: Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản xuất và sản xuất phát triển, ngược lại, Quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất thì cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.

+ Trình độ lực lượng sản xuất là trình độ của công cụ lao động, trình độ của người lao động, trình độ phân công lao động.

Ví dụ: ở việt nam trình độ lực lượng sản xuất không đồng đều, phân công chi tiết, thiết bị mua của nhiều nước.

+ quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất nghĩa là Quan hệ sản xuất tạo ra phương thức kết hợp tốt nhất giữa người lao động với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm.

Biểu hiện của sự phù hợp này là trong cơquan xí nghiệp sản xuất hàng hóa nhiều và tốt,  năng suất lao động tăng, người lao động hăng hái sản xuất.

+ quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất: thể hiện hai khía cạnh: Quan hệ sản xuất lạc hậu lỗi thời với trình độ lực lượng sản xuất       

Ví dụMác thường nói:  trong xã hội tư bản, lực lượng sản xuất có tính xã hội  hóa, mâu thuẫn  với quan hệ  sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.

Bây giờ lực lượng sản xuất có tính toàn cầu hóa, quốc tế hóa.

Ví dụ: sản phẩm máy moc thủ công – hai người lái máy cày bằng người cuốc ruộng suy ra không còn đúng, dẫn đến cản trở.

Khía cạnh thứ 2 là quan hệ sản xuất vượt quá xa trình độ lực lượng sản xuất.

Ví dụ ở Việt Nam xây dựng hợp tác xã cấp cao quá nhanh (cấp xã) cải tạo công thương nghiệp ồ ạt, mang tính chiến dịch trong khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém.

Ai là người phát hiện ra phù hợp hay không phù hợp.

Chính là nhân tố chủ quan, là con người, chính con người phát hiện. Nếu phát hiện sớm thì trả giá ít, phát hiện muộn thì trả giá nhiều.

Như vậy, biện chứng giữ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự tác động qua lại giữa chúng được thực hiện theo công thức sau:

Phù hợp – không phù hợp - phù hợp - không phù hợp - phù hợp...

Chính nhờ vào Phương thức sản xuất luôn vận động làm cho xã hội phát triển từ hình thái này sang hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn.

 

III/ Ý nghĩa đối với nước ta:

- Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:

Thứ nhất:  Đây là quy luật cơ bản và phổ biến của xã hội . Quy luật cơ bản nghĩa là quy luật này quyết định các quy luật  khác, các quy luật khác muốn giải quyết triệt để thì phải trở về quy luật  này.

Ví dụ: muốn chứng minh, giải thích vì sao đạo đức bây giờ lại xuống cấp, tệ nạn tham những rộng khắp, để giải thích nó, chúng ta phải tìm về kinh tế, tìm về quy luật này. Rất nhiều nguyên nhân nhưng cái chính là sự tác động  của mặt trái của kinh tế thị trường

- Trong quá trình xây dựng đường lối phát triển kinh tế, cần ưu tiên, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển; đặc biệt là ưu tiên phát triển con người và khoa học kỹ thuật, công nghệ nhằm tạo ra hiệu quả, năng suất lao động.

Liên hệ; Cần ưu tiên về con người -> chủ thể của LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

               Khoa học công nghệ-> Chủ thể của LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT -> năng suất lao động

- Muốn lực lượng sản xuất phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động, thì đòi hỏi phải tích cực cải tạo những quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời, lạc hậu kìm hãm, trói buộc lực lượng sản xuất phát triển.

VÍ DỤ : Xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh hành chính, cơ chế xin cho chuyển nhanh sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Trong quan hệ sản xuất cần thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối sản phẩm nhằm thu hút, kích thích người lao động tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, tạo ra năng suất lao động, góp phần thúc  đẩy xã hội phát triển.

Thứ 2: Nắm vững quy luật này giúp ta hiểu được chính sách, hiểu được con đường đi lên chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam.

Vận dụng quy luật này Ở Việt Nam: trước đổi mới, trong đổi mới.

  • Trước đổi mới, chúng ta vận dụng không đúng quy luật này, thể hiện ở 3  ý sau:

+ Chúng ta xây dụng Quan hệ sản xuất không trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,cụ thể là đưa vào hợp tác xã  quy mô cấp cao quá nhanh, cải tạo công thương nghiệp ồ ạt mang tính chiến dịch.

+ Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện ở 3 mặt : sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và phân phối sản phẩm.có nơi có lúc chúng ta tuyệt đối hóa sở hữu, thậm chí đồng nhất giữa Quan hệ sở hữu với quan hệ sản xuất.

+ 3  là: Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất tức là Quan hệ sản xuất tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo thì chúng ta lại coi nhẹ lợi ích cá nhân người lao động, dẫn đến triệt tiêu  động lực bên trong của người lao động hoạt động sáng tạo.

3 vấn đề trên chúng ta đã vận dụng không đúng quy luật này nên dẫn đến nền sản xuất trì trệ, cản trở.

  • Trong đổi mới, chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩaxã hội. Là Vận dụng sáng tạo quy luật này ở các căn cứ sau:

+ ở Việt Nam hiện nay, lực lượng sản xuất nhiều trình độ khác nhau (trình độ thủ công, trình độ nửa cơ khí, cơ khí, tự động hóa) và không đồng đều , từ đây đòi hỏi Quan hệ sản xuất phải nhiều hình thức để phù hợp. Các hình thức thể hiện ở 3 mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và phân phối sản phẩm.

Ví dụ: Đa hình thức sở hữu

Tổ chức lao động trong liên doanh liên kết, có nhiều hình thức phân phối không chỉ theo lao động như trước  mà phân phối thương mại,hoa hồng, cổ phần…

  + Chúng ta xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng chủ nghĩa xã hội, đây là chiến lược lâu dài để khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế , nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Ví dụ: dựa  vào chủ trương đó mà phát triển sản xuất. Sản xuất nông nghiệp xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới… 

Lượt xem : 94633 Người đăng :
Tags :

Bình luận

talien

quy luat quan he san xuat

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo