Cách sơ cứu vết thương do chó cắn
Chó cắn người là một loại tai nạn thường hay gặp tại cộng đồng. Có trường hợp nạn nhân bị tử vong do chó dại cắn xảy ra ở nhiều địa phương. Vậy khi bị chó cắn, cách sơ cứu vết thương và xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn.
Trong sơ cứu ban đầu, phải đưa nạn nhân rời xa ra khỏi con chó đã cắn. Người đến sơ cứu cũng cần chú ý để tự bảo vệ bản thân mình để không bị chó cắn thêm. Nên theo dõi con chó đã cắn nạn nhân trong thời gian từ 7 đến 15 ngày, nếu có thể được thì nên giữ, nhốt con chó lại để theo dõi. Trên thực tế những tai nạn bị chó cắn, không nên quá tích cực, cố gắng bắt cho được con chó vì có thể rất nguy hiểm và cũng không nên giết ngay con chó vì sẽ làm mất khả năng theo dõi.
Sơ cứu vết thương do chó cắn bằng cách rửa vết cắn với nước xà phòng, người sơ cứu phải chú ý đeo găng tay và dùng bàn chải cọ khi rửa. Có thể sát khuẩn tại chỗ bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương. Nếu có điều kiện, cần sát trùng và cắt lọc vết chó cắn, tiêm phòng uốn ván với SAT (Serum anti-tetanique) 1.500 đơn vị và không nên khâu kín vết thương. Sau đó dùng gạc sạch và băng nhẹ để phủ kín vết thương. Có thể sử dụng băng ép để cầm máu nếu vết thương bị chảy máu nhiều và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
Các trường hợp phải tiêm vaccine phòng bệnh dại cho nạn nhân khi con chó cắn bị nghi ngờ mắc bệnh dại hoặc biết chắc chắn con chó cắn là chó dại. Ngoài ra cũng phải tiêm vaccine phòng bệnh dại khi bị chó hoang cắn hoặc không thể theo dõi được con chó sau khi cắn. Các trường hợp bị chó cắn vào vùng đầu, mặt, cổ, bàn tay hoặc bị nhiều vết cắn cũng được khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh dại.
Nạn nhân bị chó cắn cần theo dõi và đưa đến bệnh viện các trường hợp nghi ngờ bị chó dại cắn hoặc không theo dõi được con chó, bị chó cắn vào các vùng nguy hiểm hoặc vết thương nặng, chảy máu nhiều, có nhiễm trùng và những nạn nhân có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh dại.
Ngoài tai nạn do chó cắn, cộng đồng người dân cũng còn có thể bị các tai nạn do động vật khác cắn như mèo, chuột, khỉ, dơi, thỏ... Vấn đề này cũng cần được sơ cứu ban đầu và quan tâm xử trí như khi bị chó cắn để bảo đảm sự an toàn do vết thương của động vật cắn.
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Bắt bệnh qua thất khiếu
- Đau thần kinh tọa: Hậu quả của nhiều bệnh
- 5 biểu hiện báo hiệu ung thư dạ dày
- Wifi ảnh hưởng chất lượng tinh trùng như thế nào?
- Những sai lầm khi điều trị cảm cúm
- Phái đẹp cần giữ ấm vòng ba vào mùa lạnh
- Thoát vị đĩa đệm cột sống có thể gây tàn phế
- Mười điều tránh khi cấp cứu tại nhà
- ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN CAO HUYẾT ÁP Ở THỂ NHẸ KHÔNG ĐƯỢC COI THƯỜNG
- KHÔNG NÊN TÙY TIỆN TIÊM PHÒNG CHO TRẺ
Ảnh & vi deo sự kiện
tin tức mới
-
Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
-
Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
-
Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
-
Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
-
Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
-
Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
-
Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
-
Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
-
Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Ủng hộ từ thiện

Bình luận