Trang chủ --> Xoa bóp --> NHỮNG THAO TÁC XOA BÓP VÙNG CHÂN BẢO VỆ SỨC KHOẺ KIỂU THÁI LAN
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

NHỮNG THAO TÁC XOA BÓP VÙNG CHÂN BẢO VỆ SỨC KHOẺ KIỂU THÁI LAN

 

 

     (Thế giới matxa) - Trạng thái nằm ngửa, kỹ thuật viên tiến hành xoa bóp theo các bước sau.

1. Cách bấm ở mu bàn chân:

Tác dụng: Hoãn giải trạng thái mỏi mệt của cơ mu bàn chân, bôi trơn các khớp, thường dùng cho chấn thương khớp cổ chân.

Thao tác:

- Khách hàng nằm ngửa, hai chân dang ra ngang bằng với vai, người thao tác quỳ xuống khoảng giữa hai chân của khách hàng, và mặt hướng về khách hàng.

- Người thao tác dùng ngón cái hai tay đặt ở phía trong hai ngón chân cái của khách hàng, bốn ngón tay còn lại đặt tự nhiên vào mu bàn chân, hơi giống hình cây quạt, lòng bàn tay bắt chặt năm ngón chân, tay trái, phải thay phiên nhau làm động tác ấn xuống 20 – 30 lần cho bên trái và bên phải

Yêu cầu: Dùng lực lòng bàn tay và gốc gan bàn tay, thẳng gốc hướng xuống, không thể dùng bạo lực, không thể hai tay thao tác cùng lúc.

2. Cách điểm ở tim gan bàn chân.

Tác dụng: Hoãn giải co rút vùng chân. Thường dùng cho chứng tê dại, đau lòng bàn chân.

Thao tác:

- Khách hàng nằm ngửa, hai chân dang ran gang bằng với vai, hai chân duỗi ra, đầu ngón chân hướng ra ngoài.

- Người thao tác với tư thế như trên, hai ngón tay cái đặt ngay tim gan bàn chân, bốn ngón tay còn lại đặt tự nhiên vào mu bàn  chân, dùng “hổ khẩu” (cái hố giữa ngón cái và ngón trỏ) kẹp chặt mặt trong vùng chân, đầu ngón tay cái dùng lực điểm vào tim gan bàn chân, tay trái phải thay phiên nhau tiến hành 10 – 20 lần

Yêu cầu:

- Dùng đầu ngón tay cái để bấm, dùng lực thẳng góc với gan bàn chân.

- Tim gan bàn chân có cảm giác thốn là thích hợp.

3. Cách day ở mu bàn chân.

Tác dụng: Giúp thả lỏng cơ bắp mu bàn chân, phục hồi tính đàn hồi cơ gân. Thường dùng trong sưng đau mu bàn chân.

Thao tác:

- Khách hàng nằm ngửa, hai chân dang ra ngang bằng với vai, đầu các ngón chân hướng lên.

- Người thao tác cùng hai ngón tay cái đặt vào giao điểm giữa cẳng chân và mu bàn chân, bốn ngón tay còn lại hướng xuống tự nhiên, đặt vào bờ ngoài của gan bàn chân, tay trái phải thay phiên nhau day vào mu bàn chân, cũng như di chuyển từ từ về phía các ngón chân (hình 4).

Yêu cầu:

- Dùng lực vừa phải, kết hợp cả xoa và day, dùng lực thẳng góc với mu bàn chân.

- Tần suất không nên quá nhanh, tay trái phải thay phiên nhau để tiến hành.

4. Cách bóp các ngón chân:

Tác dụng: Thư giải cơ gân, thường dùng trong tê dại các ngón chân, sự cử động thiếu linh hoạt.

Thao tác:

- Khách hàng nằm ngửa, hai chân dang ra ngang bằng với vai, đầu các ngón chân hướng lên.

- Người thao tác dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp chặt các ngón chân của khách hàng, tuần tự bóp kéo từ ngón chân út đến ngón chân cái

Yêu cầu

- Lực kẹp các ngón chân không quá lớn.

- Động tác bóp kéo nên chậm chạp.

- Hướng bóp, kéo hơi chếch lên, làm cho vùng chân khách hàng hơi rời mặt giường là thích hợp.

5. Cách đẩy kéo ngón chân.

Tác dụng: Bôi trơn các khớp, Thường dùng trong trường hợp các ngón chân hoạt động khó.

Thao tác:

- Khách hàng nằm ngửa, hai chân dang ra ngang bằng vai, đầu các ngón chân hướng lên.

- Người thao tác dùng năm ngón tay và gốc gan bàn tay kẹp chặt năm ngón chân của khách hàng, làm động tác đẩy kéo tới lui, tay trái phải thay phiên nhau để tiến hành

Yêu cầu:

- Dùng lực kéo thẳng, độ lực vừa phải.

- Dùng lực chầm chậm, để tránh gây tổn thương tại chỗ.

6. Cách đè gót chân.

Tác dụng: Cải thiện tuần hoàn máu tại chỗ. Thường dùng trong đau gót chân, viên màng gân gót.

Thao tác:

- Khách hàng nằm ngửa, hai chân dang ra ngang bằng vai, đầu các ngón chân hướng ra ngoài.

- Người thao tác riêng biệt dùng hai gốc gan bàn tay đặt lên phía trong của gót chân, dùng lực thẳng góc đè hướng ra ngoài, tay trái phải thay phiên nhau để tiến hành

Yêu cầu:

- Hai tay của người thao tác phải thẳng, dùng lực thẳng góc.

- Tận dụng trọng tâm di động, điều chỉnh lực lớn nhỏ.

7. Cách dùng khuỷu ấn tim gan bàn chân.

Tác dụng: Hoãn giải co rút vùng chân, thường dùng trong các chứng vọp bẻ (chuột rút), đau tim gan bàn chân.

Thao tác:

- Khách hàng nằm ngửa, hai chân dang ra ngang bằng vai, đầu các ngón chân hướng lên.

- Người thao tác một tay nâng vùng gót chân của khách hàng, dùng một khuỷu tay khác (cùi chỏ) ấn vào tim gan bàn chân 8 – 10 lần

Yêu cầu: Độ lực của khuỷu hơi lớn, làm cho tim gan bàn chân khách hàng phát sinh cảm giác thốn là thích hợp.

8. Cách vuốt mu bàn chân.

Tác dụng:  Điều chỉnh chức năng vận động gấp duỗi của cơ mu bàn chân, thường dùng trong các chứng tê, đau vùng mu bàn chân, hoạt động gấp duỗi gặp trở ngoại.

Thao tác:

- Khách hàng nằm ngửa, hai chân dang ra ngang bằng vai, đầu các ngón chân hướng lên.

- Người thao tác quỳ vào khoảng giữa hai chân của khách hàng quay lưng với khách hàng, đưa chân của khách hàng đặt trên đùi của mình.

- Người thao tác dùng hai tay vịn vào hai bờ mu bàn cuan của khách hàng, hai ngón tay cái, từ trong ra ngoài, làm động tác vuốt tạo hình chữ “bát” thực hiện thao tác từ phía các ngón chân hướng cho tới cổ chân

 

Yêu cầu: Khi làm động tác vuốt, hai tay dùng lực phải đồng đều và nhu.

9. Cách kéo ngược mu bàn chân,

Tác dụng:  Bôi trơn các khớp, thường dùng trong chứng hoạt động của khớp cổ chân bị trở ngại.

Thao tác:

- Khách hàng nằm ngửa, hai chân dang ra ngang bằng vai, đầu các ngón chân hướng lên.

- Người thao tác quỳ vào khoảng giữa hai chân của khách hàng, quay lưng với khách hàng, đưa chân của khách hàng đặt trên đùi của mình.

- Người thao tác dùng năm ngón tay (hai tay) nắm chắc phía trước mu  bàn chân của khách hàng làm động tác dùng lực kéo ngược vào trong

Yêu cầu: Tận dụng lực trọng tâm của cơ thể dùng lực di chuyển ra sau, từ nhẹ đến nặng, dần dần tăng lực, kỵ dùng bạo lực, để tránh làm tổn thương những tổ chức phần mềm.

Lượt xem : 37378 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo