Trang chủ --> Xoa bóp --> Phương pháp cơ bản và yếu lĩnh kỹ thuật trong Massage bấm huyệt chữa bệnh
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Phương pháp cơ bản và yếu lĩnh kỹ thuật trong Massage bấm huyệt chữa bệnh

 

 

     (Thế giới mát xa) -Bấm huyệt là một liệu pháp không thể thiếu được trong xoa bóp, tẩm quất tăng cường sức khỏe và chữa bệnh nhưng để bấm huyệt đúng kỹ thuật thì không phải ai cũng thực hiện chính xác. Dưới đây Hoàng Kim xin giới thiệu đến độc giả những yêu cầu kỹ thuật trong phương pháp bấm huyệt chữa bệnh và thư giản.

1. Lực ngón tay

Lực ngón tay là điều kiện cơ bản của thao tác bấm huyệt phòng và chữa bệnh. Khi thao tác đòi hỏi người thực hiện phải có lực ngón tay chắc và bền bỉ, có sự phối hợp linh hoạt của các khớp vai, khuỷu tay, cổ tay mới có thể tạo được những kích thích hữu hiệu mang lại hiệu quả. Bởi vậy muốn có hiệu quả, người trị bệnh phải thường xuyên tập lực ngón tay.

2. Luyện tập đốt ngón tay

Dùng ngón trỏ, ngón giữa hoặc ngón cái làm đi làm lại động tác bấm, ấn ở trên túi cát, đệm vải hoặc trên huyệt vị của người mình. Khi tập yêu cầu phải tập trung tư tưởng và sức lực, ngón tay bấm chúc thẳng, các ngón khác kẹp lấy ngón bấm hoặc tạo điểm tựa cho khớp đốt cuối cùng ngón bấm. Lúc đầu dồn lực từ vai, cánh tay, khuỷu tay xuống đầu ngón tay, đồng thời tăng lực mạnh dần. Sau đó giảm dần lực từ từ rút ngón tay lên.

Trong quá trình thực hiện, chúng ta cũng có thể dùng ngón cái với ngón trỏ hoặc ngón giữa đối nhau để bấm, hoặc dùng ngón cái áp ngang kết hợp với 4 ngón khác để bấm.

3. Luyện tập khớp cổ tay

Để thực hiện có hiệu quả các bài tập vận động đối với khớp cổ tay và các ngón tay. Ta có thể trầm vai xuống, xuôi khuỷu tay, xoay cổ tay làm động tác vận động ngón tay. Hoặc cùng lúc với bài tập dùng đầu ngón tay cái ấn lên trên đệm thì làm động tác xoay cổ tay, ngoài ra người ta cũng có thể dùng hai hạt đào hoặc quả bóng thép để tập luyện bằng cách luôn tạo ra sự chuyển động trong lòng bàn tay ở thời gian cho phép. Những bài tập này đều có thể tăng thêm công năng của ngón tay và khớp cổ tay.

4. Huyệt vị

Huyệt vị (chỗ bấm huyệt) là cơ sở của chữa trị. Đặc điểm phân bố của huyệt vị là: các huyệt ở trên tuyến  giữa thân, cổ, đầu là chỉ có một tên một huyệt duy nhất. Ngoài ra còn có một tên hai huyệt, tức là 2 huyệt ở vị trí đối xứng 2 bên phải trái. Việc chọn huyệt vị trong quá trình chữa trị phải hợp lý sao cho vừa khớp với bệnh lại vừa chuẩn xác mới có thể thu được hiệu quả chữa trị.

1, Nguyên tắc chọn huyệt thông thường

  • Theo điểm phản ứng của bệnh để định huyệt: ví dụ như đau đầu khi cảm thấy chỗ huyệt thái dương đau nhất, khó chịu thì đó là huyệt vị phải chọn;
  • Theo điểm phản ứng nhạy cảm để định huyệt: một số bệnh có thể dẫn đến tình trạng một bộ phận nào đó trên bề mặt cơ thể có cảm giác rất nhạy cảm. Chẳng hạn như khi mắc bệnh ở mặt, ở bờ trước của xương mác bên ngoài cẳng chân thường có một điểm mà khi ta nhấn vào thường đau tức, buồn nôn gọi là huyệt đảm nang. Một số có thể gây thành hạch ở một số dưới biểu bì như dạng kết đốt, bó sợi (gọi là điểm phản ứng đặc thù hoặc kết đốt dương tính) thì chỗ đó là huyệt vị cần chọn.
  • Theo châm cứu học lần theo kinh lạc chọn huyệt: căn cứ theo học thuyết chứng bệnh thần kinh lạc như đau gan-bệnh hầu của đảm kinh thì chọn huyệt vị trên đảm kinh trước.
  • Ba nguyên tắc chọn huyệt vị trên đây khi chữa trị cần vận dụng kết hợp.

2, Phương pháp xác định huyệt đơn giản

Để tiện cho việc chọn huyệt, bạn cần chú ý sử dụng một số phương pháp xác định huyệt đơn giản, dễ tìm sau:

  • Một là, láy bề rộng bộ phận quy định đặc biệt của ngón tay người bệnh làm chuẩn. Chẳng hạn như bề rộng của một ngón tay làm tỷ lệ đo để tìm huyệt vị. Phương pháp này gọi là phương pháp tỷ lệ của bộ phận cùng cơ thể.
  • Hai là, lấy một bộ phận nhất định của cơ thể chia đều thành mấy phần (ví dụ như từ cổ tay đến vằn ngang khuỷu tay chia đều thành 12 phần) để làm căn cứ để xác định huyệt vị, gọi là phương pháp đo chiết.
  • Ba là, căn cứ vào những dấu hiệu đặc biệt là ở bề mặt cơ thể như ngũ quan, lông tóc, móng, đầu vú, rốn, các dấu hiệu đặc biệt của xương, cơ và các vết nhăn của da  lõm ở gân bắp do cơ khớp hoạt động mà xuất hiện để xác định huyệt vị.
Lượt xem : 29272 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo