Trang chủ --> Xoa bóp --> Thủ pháp cơ bản trong massage bấm huyệt
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Thủ pháp cơ bản trong massage bấm huyệt

 

 

     (thegioimatxa.net) - Thủ pháp cơ bản gồm có 4 cách: Bấn, ấn, cấu, gõ.

1. Cách bấm: 

Phương pháp dùng ngón giữa, ngón trỏ, ngón cái để bấm trên huyệt vị gọi là cách bấm hoặc cách bấm áp. Nếu dùng hai ngón tay đối nhau như gọng kìm để bấm
áp huyệt vị gọi là cách khấu bấm. Phương pháp này dùng nhiều cho huyệt vị ở chân và thường phối hợp với động tác xoa lăn. 

Yếu lĩnh thao tác: Dùng đầu ngón tay ấn vuông góc với mặt phẳng huyệt vị, các ngón tay khác kẹp lấy ngón bấm hoặc tạo điểm tỳ cho khớp ngón cuối của nó,
lưu thông qua cánh tay, cẳng tay đến đầu ngón tay, với tần suất 1- 2 lần bấm/giây (một lần bấm, một lần nhả tính là một lần) nhịp nhàng. Khi bấm dùng lực
cánh tay đè xuống, khi nhả hơi thả lỏng giảm áp. Cách khấu bấm sử dụng lực chủ yếu của ngón tay, bàn tay, cổ tay với nhu cầu theo tần suất 1 – 2 lần/giây,
(1 bấm, 1 nhả). Yêu cầu: Khi thực hiện động tác này người bệnh phải có cảm giác buồn, tê, tức, đau. 

Căn cứ vào mức độ dùng lực trên lâm sàng, có thể chia thành 3 bậc: bấm nhẹ, bấm trung, bấm nặng. Bấm nhẹ là kích thích vừa phải, khi bấm sử dụng lực cẳng
tay là chính; Bấm trung là sử dụng lực hơi mạnh và bấm nặng là dùng lực mạnh nhất, khi bấm sử dụng lực cánh tay là chính. Khi khấu bấm, bấm nhẹ vận dụng
lực của ngón, bàn tay và cổ tay. Bấm trung và bấm nặng cần phối hợp lực giữa cánh tay và cẳng tay. 

2. Cách ấn: 

Phương pháp dùng bụng (đầu) ngón tay cái, giữa, trỏ ấn sâu xuống huyệt vị gọi là cách ấn hoặc cách ấn áp. Khi dùng hai ngón đối nhau như gọng kìm ấn áp
huyệt vị gọi là cách ấn khấu. Khi dùng ngón tay vừa ấn vừa đẩy di chuyển theo một đường nhất định gọi là tuần ấn. Cách ấn thường sử dụng, dùng nhiều ở
chỗ tứ chi hoặc chỗ cơ bắp đầy đặn, thường phối hợp với phương pháp xoa, lăn, đẩy. 

Yếu lĩnh thao tác: Khi dùng bụng ngón tay để ấn, ngón ấn duỗi thẳng, đầu ngón chúc thẳng xuống huyệt vị, các ngón khác khéo lấy để tạo điểm tỳ cho khớp
đốt cuối của ngón ấn. Khi ấn vận dụng lực từ cánh tay, dồn xuống đầu ngón tay đồng thời tăng lực dần. Cách khấu ấn chủ yếu dùng lực của ngón, bàn tay,
cổ tay phối hợp với lực của cẳng tay, cánh tay. Khi sử dụng tuần ấn, bụng đầu ngón tay nên bôi một chút dầu hoặc Vadolin, hoạt thạch… dùng lực và tốc độ
phải đều chậm, mỗi giây di động khoảng   2cm. Yêu cầu: Khi thực hiện người bệnh có cảm giác buồn, tê, tức đau. 

3. Cách cấu: 

Phương pháp dùng đàu mút của ngón cái, ngón trỏ chực tiếp bấm các huyệt vị gọi là cách cấu hoặc cấu áp. Hai tay đối nhau bấm cắt gọi là cách khấu cấu. Loại
cắt áp huyệt vị như kiểu gà mổ mổ thức ăn gọi là cách điểm cấu. Cách cấu là loại hình có kích thích mạnh và dùng nhiều cho các huyệt vị nhạy cảm. Phản
ứng của nó khá mãnh liệt, thích hợp cho cấp cứu khi ngất. Chỉ thông… thường dùng phối hợp với cách ấn. 

Yếu lĩnh thao tác Người bấm huyệt dùng ngón tay nắm hoặc nẩy phần được bấm, một tay còn lại, dùng ngón bấm đặt trên huyệt, các ngón còn lại đặt gần huyệt
vị, để đảm bảo quá trình bấm ổn định trong quá trình thực hiện. 

Thông thường người thực hiện chỉ sử dụng lực của ngón, bàn tay, cổ tay. Nếu cần thì có thể kích thích mạnh hơn thông qua việc vận dụng lực của cánh tay,
cẳng tay cùng phối hợp. Nhịp độ của quá trình thực hiện bấm cấu là mỗi giây 2 – 3 nhát, (một ấn, một nhả) nhịp nhàng. Yêu cầu: Người bệnh phải xuất hiện
cảm giác buồn, tê, tức khi thực thiện 

4. Cách gõ: 

Đây là phương pháp người thực hiện sử dụng ngón giữa, ngón trỏ hoặc đầu ngón út, thông qua duỗi khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay gõ trên huyệt vị tạo ra một
sung động nhất định khi chữa bệnh. Khi vận dụng ngón cái, ngón trỏ phối hợp ấn áp ở đầu cơ bắp lớn gọi là khấu ấn, phương pháp này sử dụng nhiều ở các
huyệt vị trên đầu, mặt, cổ, vai, lưng, cạnh sống lưng, khớp tứ chi. 

Yếu lĩnh thao tác: Người thực hiện dùng đầu ngón hướng đúng vào huyệt vị đã định và dùng lực co duỗi của khớp ngón tay, cổ tay để thực hiện gõ nhịp nhàng
trên vùng huyệt. Nếu cần kích thích mạnh hơn thì phối hợp lực sản sinh từ vận động co duỗi của khớp khửu tay với tần suất 1 – 2 nhát gõ/giây. Yêu cầu đối
với quá trình thực hiện là làm cho người bệnh có cảm giác buồn tức, hoặc xuất hiện ửng đỏ, nóng cục bộ. 

Lượt xem : 20337 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo