Trang chủ --> Xoa bóp --> CÁC THỦ HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG GIÁC HƠI (P1)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

CÁC THỦ HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG GIÁC HƠI (P1)

 

 

     (Thế giới matxa) - 1/ Vùng đầu và mặt

          — Ấn đường

          - Vị trí: Nằm ở trung điểm đoạn thẳng nối giữa hai chân mày.

          - Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt.

          - Thao tác: Dùng lọ giác hơi cỡ nhỏ, có thể “thích lạc, phóng huyệt giác hơi”.

          — Thái dương

          - Vị trí: Chỗ lõm nằm cách khoảng giữa đuôi chân mày và mí mắt lùi ra sau 1 cm.

          - Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, đau mắt.

          - Thao tác: Dùng lọ giác hơi cỡ nhỏ, có thể thích lạc giác hơi.

          — Dương bạch

          - Vị trí: Phía trước trán, từ đồng tử đi thẳng lên, huyệt nằm trên chân mày khoảng 1 tấc.

          - Chủ trị: Mắt miệng bị méo lệch, mí mắt bị sa xuống, mí mắt, co giật.

          - Thao tác: Dùng lọ giác hơi cỡ nhỏ, có thể “thích lạc giác hơi”.

          — Khiên chánh

          - Vị trí: Từ dái tai đi về phía trước khoảng 1 cm.

          - Chủ trị: Mắt miệng bị méo lệch.

          - Thao tác: Dùng lọ giác hơi cỡ nhỏ, Lưu quán.

— Quyền liệu

          - Vị trí: Từ khóe ngoài của mắt đi thẳng xuống, chỗ lõm nằm bên mép dưới xương gò má là huyệt.

          - Chủ trị: Liệt cơ mặt, đau thần kinh tam xoa.

          - Thao tác: Dùng lọ giác hơi cỡ nhỏ, Lưu quán, hoặc thích lạc bạt quán.

          — An miên

          - Vị trí: Nằm ở trung điểm đoạn thẳng nối huyệt ế phong và khúc trì.

          - Chủ trị: Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt.

          - Thao tác: Dùng lọ giác hơi cỡ nhỏ, Lưu quán.

          2/ Các huyệt ở vùng ngực và bụng

          — Thiên đột

          - Vị trí: Chỗ lõm nằm giữa hai bên đốt xương đầu tiên của lồng ngực, nằm ở chính giữa ổ trên xương ngực.

          - Chủ trị: Viêm họng, kháng tiếng, nấc cụt.

          - Thao tác: Dùng lọ giác hơi cỡ nhỏ, Lưu quán.

          — Thiện trung

          - Vị trí: Nằm trên đường chánh trung trước, chính giữa hai vú, đi thẳng lên khoảng 2 tấc là huyệt.

          - Chủ trị: Viêm khí quản, khò khè, tức ngực, đau ngực, bệnh thiếu sữa ở sản phụ.

          - Thao tác: Dùng lọ giác hơi cỡ nhỏ, Lưu quán.

          — Trung quản

          - Vị trí: Từ rốn đi lên 4 cm, nằm trên đường trung tuyến đi ngang qua bụng, khi nằm ngửa, trung điểm của đường thẳng nối xương cuối của lồng ngực và rốn là huyệt.

          - Chủ trị: Đau bụng, nôn mửa, không muốn ăn uống, tiêu hóa không tốt, trương bụng.

          - Thao tác: Dùng lọ giác hơi cỡ trung, Lưu quán.

          — Thần khuyết

          - Vị trí: Ở giữa rốn và bụng.

          - Chủ trị: Đau bụng, tiêu chảy, bệnh quá mẫn cảm.

          - Thao tác: Lưu quán.

          — Khí hải

          - Vị trí: Dưới rốn 1,5 cm.

          - Chủ trị: Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, tiểu sót, kinh nguyệt không điều hòa, bế kinh.

          - Thao tác: Lưu quán.

          — Quan nguyên

          - Vị trí: Dưới rốn 3 cm.

          - Chủ trị: Tiểu sót, đi tiểu nhiều lần, đau bụng, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không điều hòa, bế kinh, đại hạ, suy nhược.

          - Thao tác: Lưu quán.

          — Trung cực

          - Vị trí: Dưới rốn 4 cm.

          - Chủ trị: Tiểu sót, tiểu tiện khó khăn, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không điều hòa, bế kinh, đái hạ.

          - Thao tác: Lưu quán.

          — Lương môn

          - Vị trí: Cách trung bàng quang 2 cm.

          - Chủ trị: Đau dạ dày bàng quang, bụng trương, tiêu hóa khó khăn.

          - Thao tác: Lưu quán.

          — Thiên khu

          - Vị trí: Bên cạnh rốn, cách khoảng 2 cm.

          - Chủ trị: Tiêu chảy, bụng trương, táo bón, các bệnh đường ruột.

          - Thao tác: Lưu quán.

          — Quy lai

          - Vị trí: Dưới rốn 4 cm, cách huyệt trung cực 2 cm.

          - Chủ trị: Đau bụng hành kinh, bạch đới quá nhiều, kinh nguyệt không điều hòa, viêm phụ kiện, xuất huyết tử cung công năng tính, liệt dương, di tinh, tiểu sót, ứ đọng nước tiểu.

          - Thao tác: Lưu quán.

          — Đài hoành

          - Vị trí: Cách rốn 4 cm sang bên.

          - Chủ trị: Táo bón, đau bụng, kiết lỵ.

          - Thao tác: Lưu quán.

          — Kỳ môn

          - Vị trí: Nằm ngửa, từ đầu vú đi xuống, khe đốt xương sườn thứ 6, cách đường chánh trung trước 4 cm.

          - Chủ trị: Đau bẹ sườn, đau dạ dày, nôn mửa.

          - Thao tác: Lưu quán, thời gian đặt lọ giác hơi không nên dài quá.

          — Nhật nguyệt

          - Vị trí: Dưới huyệt kỳ môn một đốt xương sườn.

          - Chủ trị: Đau và căng tức ngực.

          - Thao tác: Lưu quán, thời gian đặt lọ giác hơi không nên dài quá.

          — Kinh môn

- Vị trí: Đầu nhọn phần mềm của đốt xương sườn thứ 12.

          - Chủ trị: Viêm thận cấp hoặc mãn tính, đau lưng, các bệnh đường ruột, trương bụng, đau tức ngực.

          - Thao tác: Lưu quán.

Lượt xem : 30641 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo