Trang chủ --> Xoa bóp --> Hệ khớp trong giải phẫu cơ thể người
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Hệ khớp trong giải phẫu cơ thể người

 

 

     (Thế giới mát xa) - Xin giới thiệu về hệ khớp của cơ thể người dựa trên những khía cạnh: Các kiểu liên kết, Cấu tạo của khớp, Phân loại khớp, Các cử động của khớp;

1. Các kiểu liên kết:

Các kiểu liên kết xương có thể chia thành 2 nhóm: Khớp bất động và khớp đọng. Phần lớn các khớp đề cập trong bài thuộc khớp động.

- Khớp bất động sợi: Hai xương được liên kết với nhau nhờ mô liên kết. Ví dụ: Các đường khớp của vòm sọ.

-  Khớp bất động sụn: Có trên 2 xương được liên kết với nhau nhờ sụn. Ví dụ: Các thân đốt sống được liên kết với nhau nhờ đĩa gian đốt sống.

- Khớp động hay khớp hoạt dịch: Giữa 2 xương có ổ khớp. Là những khớp có cử động nhiều. ?Ví dụ: Hầu hết các khớp trên cơ thể là khớp động.    

2. Cấu tạo của khớp:

- Đầu khớp (lồi cầu): Mặt lồi của xương tạo ra khớp.

- Hõm khớp: Mặt lõm của xương tạo ra khớp.

- Sụn khớp: Phủ bề mặt xương tạo ra khớp.

- Bao khớp: Có cấu tạo dạng bao, bám lên mặt khớp. gồm 2 màng; Màng sợi (bám xung quanh mặt khớp) và màng hoạt dịch (lót bên trong bao khớp).

- Màng sợi: là một tổ chức liên kết mạnh giúp bảo vệ bao khớp. Khi cử động khớp quá nhiều màng sợi sẽ yếu đi, màng hoạt dịch từ nơi đó phồng lên. Tình trạng này thường xảy ra ở khớp cổ tay.

- Màng hoạt dịch: tiết ra một chất nhờn gọi là chất hoạt dịch nằm trong ổ khớp. Chất hoạt dịch giúp giảm sự ma sát khi khớp cử động.

- Chất hoạt dịch: là chất được tiết ra từ túi hoạt dịch cùng với sự cử động của khớp. Là một chất trong suốt không màu nhờn giống như lòng trắng trứng. Trong màng hoạt dịch, có nhiều mạch máu và thần kinh tham gia chế tiết chất hoạt dịch. Khi màng hoạt dịch bị kích thích kéo dài, chất hoạt dịch tiết ra nhiều Tràn đầy trong bao khớp gây tình trạng sưng khớp.

-         Túi hoạt dịch: Một phần của màng hoạt dịch từ bao khớp phồng lên tạo thành túi hoạt dịch. Bên trong chứa chất hoạt dịch. Túi hoạt dịch tiếp nối với ổ khớp, nơi đây cũng có chất dịch lưu thông. Ví dụ: túi hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, hoạt dịch trên bánh chè.

-         - Dây chằng: Nối 2 xương với nhau ở vùng khớp và làm khớp mạnh hơn. Dây chằng giới hạn chuyển động của khớp và nâng đỡ sự vận động. Có những dây chằng ở ngoài bao khớp và có những dây chằng ở trong bao khớp.

-         Đĩa khớp: Nằm trong bao khớp, chia khớp thành 2 phần hoàn toàn. Đĩa khớp giúp khớp cử động trơn tru và làm giảm những rung động đến khớp. Ví dụ: khớp thái dương-hàm.

-         Sụn chem. Khớp: Nằm trong bao khớp, chia khớp thành 2 phần không hoàn toàn. Giúp khớp cử động trơn tru và làm giảm những rung động đến khớp.  

3. Phân loại khớp:

A) Phân loại khớp dựa trên số xương tạo nên khớp

-         Khớp đơn: Một khớp được hình thành do 2 xương. Ví dụ: khớp vai, khớp hông.

-         Khớp kép: Một khớp được hình thành trên 3 xương. Ví dụ: khớp khuỷu.

-         Khớp phức hợp: Chen vào giữa 2 mặt khớp không tương ứng nhau có một sụn chem. Làm cho khớp trở thành 2 khớp. Ví dụ: khớp gối.

b) Phân loại khớp dựa trên số trục quay.

- Khớp một trục: Khớp chỉ quay quanh một trục.

- Khớp hai trục: Khớp quay quanh hai trục thẳng góc với nhau.

- Khớp nhiều trục: Khớp quay quanh trên ba trục.

c) Phân loại khớp dựa trên hình dạng:  

- Khớp phẳng: Mặt khớp hướng vào nhau phẳng. Loại khớp này chỉ cử động chút ít. Như trượt lên nhau. Ví dụ khớp gian đốt sống, khớp gian cổ tay, khớp cùng chậu.

- Khớp bản lề: Đầu khớp có hình khối trụ tròn, hõm khớp quay quanh khối đó. Đây là khớp một trụ chỉ xoay theo một hướng. Ví dụ khớp gian đốt ngón, khớp gối.

- Khớp trụ: Mặt khớp của một xương giống như cái vòng, mặt khớp còn lại di chuyển xung quanh vòng đó giống như trục bánh xe. Đây là khớp một trụ, chỉ chuyển động quay. Ví dụ: khớp quay-trụ gần, khớp đối-trụ.

- Khớp hình bầu dục: Đầu khớp có hình bầu dục, hõm khớp chuyển động theo trụ dài và trụ ngắn của hình bầu dục đó. Khớp chuyển động theo hai hướng như khớp cổ tay. Đây là khớp hai trụ. Ví dụ khớp quay cổ tay.

- Khớp hình yên: Hõm khớp có hình dạng giống yên ngựa. có thể chuyển động ra trước, sau, sang phải, trái. Là khớp hai trụ. Khớp hình yên là một biến thể của khớp hình bầu dục nhưng phạm vi cử động của khớp này hạn chế hơn khớp hình bầu dục. Ví dụ: khớp cổ tay-bàn tay của ngón cái.  

- Khớp hình cầu; Đầu khớp có hình cầu. Đây là khớp nhiều trụ, có thể chuyển động theo các hướng. Ví dụ: khớp vai, Khớp hông. Khớp hông có đầu khớp lọt vào hõm khớp như ổ cối nên còn được gọi là ổ chảo-lồi cầu.   

4. Các cử động của khớp;

- Gấp: Thông thường khi gấp thì góc độ của mặt trước khớp sẽ nhỏ lại, trừ khớp gối và khớp cổ chân. Động tác gáp là động tác uốn khớp. Ví dụ: gấp (cúi) Đầu ra trước, gấp khuỷu  tay.

- Duỗi: Là động tác trở về trạng thái ban đầu của động tác gấp. Ví dụ: nâng đầu đang ở trạng thái gấp lên và nhìn ra trước, duỗi khuỷu tay.

- Giạng: Là động tác di chuyển xương rời xa đường giữa cơ thể. Ví dụ: động tác đưa tay, giang ngang,      

Ở các ngón tay, lấy ngón 3 làm chuẩn; gọi là giạng khi các ngón còn lại di chuyển rời xa ngón 3. Ở các ngón chân, lấy ngón 2 làm chuẩn; gọi là giạng khi các ngón còn lại di chuyển rời xa ngón 2.

- Khép: Là động tác di chuyển xương về phía đường giữa cơ thể.  Ví dụ: Động tác đưa cánh tay đang ở trạng thái giạng về gần thân mình. Ở các ngón tay, lấy ngón 3 làm chuẩn; gọi là khép khi các ngón còn lại di chuyển đến gần ngón 3.

- Xoay ngoài; Chọn trục quay làm trung tâm, là động tác xoay mặt trước của xương rời xa đường giữa cơ thể.

- Xoay trong: Trọn trục quay là trung tâm, là động tác xoay mặt trước của xương về phía đường giữa cơ thể.

- quay vòng; Đầu xương quay như vẽ vòng tròn. Động tác này thực hiện liên tục các động tác gấp, giang, duỗi, khép. Ví dụ; Động tác xoay cánh tay quanh khớp vai.

- Các cử động khác: có thể thấy tại các khớp, đặc biệt.

- Quay ngửa: là động tác xoay bàn tay sao cho lòng bàn tay ở phía trước.

- quay sấp: là động tác xoay bàn tay sao cho lòng bàn tay hướng xuống dưới.

- Nghiêng ngoài: là động tác xoay lòng bàn chân hướng ra ngoài.

- Nghiêng trong: là động tác xoay lòng bàn chân hướng vào trong.                                                                                       

Giáo sư:  Shimura Mayura 

Lượt xem : 27371 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo