Trang chủ --> Xoa bóp --> Các khớp tiêu biểu trong giải phẫu cơ thể người
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Các khớp tiêu biểu trong giải phẫu cơ thể người

 

 

     (Thế giới mát xa) - Xin giới thiệu các khớp: Khớp đội-trụ, Khớp gian đốt sống, Khớp thái dương-hàm, Khớp vai, Khớp khuỷu, khớp. hông, Khớp gối, Khớp sên cẳng chân trong giải phẫu cơ thể người.

1. Khớp đội-trụ 
đây là loại khớp trụ được tạo thành bởi đốt sống cổ. c1 (đốt sống đội) và đốt sống cổ c2 (đốt sống trụ). 
Khớp đội trụ giúp quay đầu sang phải, trái.

2. Khớp gian đốt sống 
Là loại khớp phẳng, nằm giữa mỏm khớp trên và dưới của đốt sống. Một số dây chằng hạn chế sự vận động của khớp gian đốt sống:

-         Dây chằng dọc trước: ở mặt trước thân đốt sống, bám từ nền xương chẩm đến xương cùng.

-         Dây chằng dọc sau: ở mặt sau thân đốt sống (thành trước ống sống),bám từ đốt sống cổ c2 đến xương cùng. Cùng với dây chằng dọc dưới nâng đỡ mặt trước và mặt sau thân đốt sống.

-         Dây chằng vàng; ở thành sau ống sống,ở các cung đốt sống.

-         Dây chằng trên gai: ở giữa các mỏm gai, bám từ đốt sống cổ c7 đến xương cùng.

3. Khớp thái dương-hàm:  được tạo thành bởi xương thái dương và hàm dưới, có rịa khớp chem. Vào giữa 2 rịa khớp. Khớp hàm có thể nâng hạ hàm dưới, đưa hàm sang phải, trái, ra trước, sau.

4. Khớp vai:  là loại khớp hình cầu, được tạo bởi ổ chảo xương vai và chỏm xương cánh tay. Sụn viền bám xung quanh ổ chảo nhằm tăng diện tích tiếp xúc với chỏm xương
cánh tay bao khớp lỏng lẻo. Khớp được bảo vệ nhờ các dây chằng và chop xoay bám từ xương vai đến xương cánh tay.  Khớp vai dễ bị trệch hơn các khớp khác.Lý do là chỏm xương cánh tay không được gắn cố định chắc chắn vào ổ chảo vì được cố định bằng các dây chằng và chop xoay.

Khớp vai thực hiện các động tác ra trước, ra sau, giạng, khép, xoay ngoài, xoay trong,  quay vòng.

Giống với khớp gối khớp vai cũng có nhiều túi hoạt dịch.

-         Túi hoạt dịch dưới mỏm cùng vai: ở giữa mỏm cùng vai và chỏm xương cánh tay. Thường xảy ra phản ứng viêm tại đây.

-         Túi hoạt dịch dưới cơ đen-ta:ở giữa cơ trên vai và cơ đen-ta.

-         Túi hoạt dịch dưới cơ qua cánh tay:ở dưới cơ qua cánh tay.

5. Khớp khuỷu:  Là loại khớp phức hợp, gồm 3 khớp.

-         Khớp cánh tay-quay: là loại khớp hình cầu, nằm giữa chỏm con xương cánh tay và chỏm xương quay. Thực hiện các động tác duỗi, gấp,  quay sấp, quay ngửa, bàn tay. Nếu gấp khuỷu tay một góc 90 độ, rồi quay sấp, quay ngửa cẳng tay sẽ quan sát được chuyển động của xương quay. Trong trường hợp này vì chỏm con của xương cánh tay cố định nên không chuyển động.  

-         Khớp cánh tay-trụ: Là loại khớp bản lề, được tạo bởi vòm dọc xương cánh tay và khuyết dòng dọc của xương trụ. Thực hiện động tác gấp, duỗi khuỷu tay.

-         Khớp quay-trụ gần: Là loại khớp trụ, được tạo bởi chỏm xương quay và khuyết quay xương trụ, thực hiện động tác quay ngửa và quay sấp cẳng tay. Dây chằng vòng quanh cổ xương quay, bám vào xương trụ tạo thành một vòng. Chỏm xương quay xoay trong vòng đó. Ở trẻ em, chỏm xương quay phát triển chưa hoàn chỉnh, nếu kéo quá mạnh cẳng tay có thể gây tình trạng trệch khớp nhẹ do chỏm xương quay thoát khỏi dây chằng vòng quay.

6. khớp hông:  Là loại khớp hình cầu, có dạng, cối; lấy ổ cối làm hõm khớp, lấy chỏm xương đùi làm đầu khớp.  sụn viền ổ cối là một vành sụn bám vào quanh ổ cối làm cho
ổ cối sâu hơn vì chỉ có 2/3 chỏm xương đùi lọt vào ổ cối nên phạm vi hoạt động của khớp hông bị hạn chế rõ rệt so với khớp vai.

Bao khớp bám từ chu vi ổ cối đến cổ xương đùi. Trong các khớp, bao khớp của khớp hông có cấu tạo dày chắc nhất vì được tăng cường `bởi 4 dây chằng.  

-         dây chằng chậu-đùi: làm mạnh mặt trước bao khớp. giúp hạn chế động tác duỗi của khớp hông và giúp người đứng thẳng không bị ngả ra sau.

-         Dây chằng mu-đùi: làm mạnh mặt dưới trước bao khớp.

-         Dây chằng ngồi-đùi: làm mạnh mặt sau bao khớp.

-         Dây chằng chỏm-đùi: là dây chằng trong bao khớp, bám từ chỏm đùi đến cổ cối. ở dây chằng này có mạch máu nuôi dưỡng của chỏm đùi đi cùng. ở người trưởng thành mạch máu này thoái hóa. Vì vậy ở người già, chỏm xương đùi yếu dễ gẫy. nhưng cho dù thanh niên, nếu bị trệch khớp hông, mạch máu nuôi dưỡng bị tổn thương, chất dinh dưỡng không luân chuyển đến chỏm xương đùi được sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử chỏm xương đùi. 
-         ổ cối của khớp hông nông, khi một phần của sụn viền ổ cối không hoàn toàn sẽ bị trệch khớp. vì vậy thường thấy trệch khớp hông bẩm sinh ở bé gái,
ít thấy trệch khớp hông ở người lớn.

7. Khớp gối: 
Là loại khớp phức hợp (xương đùi, xương chày, và xương bánh chè), được bao bọc bởi một bao khớp. Khớp gối gồm 2 khớp: khớp giữa xương bánh chè và xương đùi, khớp giữa xương đùi và xương chày. Giữa khớp đùi-chày có sụn chem. Trong và ngoài hỗ trợ cho hoạt động của khớp. động tác chủ yếu của khớp là gấp, duỗi. khi cẳng chân gấp, khớp còn thực hiện động tác xoay trong, xoay ngoài.

Bao khớp rộng, lỏng lẻo. đặc biệt bao khớp mỏng ở phía trước và hai bên. Để tăng cường bao khớp và sự ổn định của khớp có các dây chằng chủ yếu dưới đây:

a)      Dây chằng bánh chè: dây chằng này nối tiếp với gân cơ từ đầu đùi qua giữa gối rồi bám vào xương bánh chè và lồi củ chày. Tăng cường cho mặt trướckhớp gối. Trên lâm sàng khi kiểm tra phản xạ gân xương, dùng búa phản xạ gõ vào dây chằng bánh chè.

b)      Dây chằng bên mác: là dây chằng có hình trụ, bám từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương đùi đến chỏm xương mác. Giữ cho khớp gối không trệch vào trong.

c)      Dây chằng bên chày: là dây chằng phẳng bắt đầy từ mỏm trên lồi cầu trong xương đùi đến mặt trong xương chày. Giữ cho khớp gối không trệch ra ngoài.

d)      Dây chằng chéo: là dây chằng nằm trong bao khớp. gồm 2 dây chằng bắt chéo nhau thành hình chữ x: dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau.   

+ Dây chằng chéo trước: từ mặt trước-ngoài xương chày đến mặt sau trong xương đùi.. giữ cho khớp gối không trệch ra sau.

+ Dây chằng chéo sau: từ xương chày và mặt sau  ngoài sụn chem. Ngoài, hướng đến mặt trước trong xương đùi. Giữ cho khớp gối không trệch ra trước. Quanh khớp gối có nhiều túi hoạt dịch. Túi hoạt dịch trên bánh chè là túi hoạt dịch lớn nhấtnối trực tiếp với ổ khớp. Trong trấn thương gối, chất hoạt dịch thường đọng lại trong bao khớp. Trường hợp này có thể nhận biết qua tình trạng phù ở túi hoạt dịch trên bánh chè.

8. Khớp sên cẳng chân: 
là khớp giữa xương sên và đầu dưới xương chày, xương mác, còn được gọi là khớp cổ chân. Đầu khớp ở xương sên, hõm khớp ở xương chày và xương mác.  

Bao khớp được tăng cường bởi các dây chằng bên ngoài và bên trong.

-         Dây chằng đen-ta là dây chằng lớn nhất của khớp cổ chân. Tăng cường mặt trong khớp cổ chân gấp khớp cổ chân không trệch ra ngoài.  

-         Dây chằng mác-sên trước: tăng cường mặt trước ngoài khớp cổ chân giữ khớp cổ chân không trệch vào trong.

-         Dây chằng mác sên sau:; Tăng cường mặt sau ngoài khớp cổ chân, giúp khớp cổ chân không trệch vào trong.

-         Dây chằng mác-gót: tăng cường mặt giữa ngoài khớp cổ chân giúp khớp cổ chân không trệch vào trong. Khớp cổ chân dễ bị bong gân tại vị trí nghiêng trong, trường hợp này dây chằng mác-sên trước dễ bị tổn thương. 

Giáo sư; Shimura Mayura 

Lượt xem : 24381 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo