Trang chủ --> Xoa bóp --> Hệ cơ trong giải phẫu cơ thể người
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Hệ cơ trong giải phẫu cơ thể người

 

 

       (Thế giới mát xa) - Có 3 loại cơ: Cơ vân, cơ trơn và cơ tim. Cơ vân tạo ra các hoạt động cơ thể, cơ trơn liên quan đến sự vận động của các tạng và mạch máu, cơ tim giúp tim co bóp. Trong phần này Thế giới mát xa chỉ đề cập chủ yếu về cấu tạo và chức năng của cơ vân.

1. Các phần phụ thuộc cơ vân:

-         Mạc: gồm mạc bọc sợi cơ bao bọc một sợi cơ và mạc bọc bó sợi cơ bao quanh một bó sợi cơ và mạc bọc cơ bao quanh một cơ. Mạc có tác dụng bảo vệ cơ và chống sự ma sát.

-         Sợi cơ: là những tế bào cơ dài, mảnh; được xem là đơn vị cấu tạo của cơ. Hầu hết 2 đầu sợi cơ đều bám vào xương.

-         Bó sợi cơ: Các sợi cơ tập hợp lại thành bó sợi cơ.

-         Gân: gồm nhiều bó sợi được tạo nên bởi các mô liên kết, giúp cơ bám vào cơ. Gân ít có tính đàn hồi.

-         Bao sợi của gân: là loại bao được hình thành từ các mô liên kết sợi, bao bọc các gân. Phía trong bao sợi của gân là túi hoạt dịch chứa chất hoạt dịch rất trơn nhờn. Vì vậy gân có thể cử động dễ dàng.

-         Mạch máu: nằm giữa các sợi cơ và giữa các bó sợi cơ. Giúp đưa chất dinh dưỡng đến nuôi cơ.

-         Thần kinh vận động: bám vào sợi cơ. Khi thần kinh vận động hưng phấn, sợi cơ co lại làm cho cơ trở lên ngắn lại. Nếu sự hưng phấn mất đi, sợi cơ duỗi ra làm cho cơ trở lên dài ra.   

2. Nguyên ủy và bám tận: Hầu hết các cơ bắt đầu từ một xương, đi qua khớp và bám vào một xương khác. Khi cơ co làm cho hai đầu xương tiến lại gần nhau gây gia sự cử động của khớp. Tuy nhiên cử động của hai xương tạo ra khớp không giống nhau, chỉ có một xương này đến gần xương kia. Phần cơ bám vào xương được cố định hoặc ít cử động gọi là nguyên ủy. Còn phần cơ bám vào xương di động hơn là bám tận. Nói chung đầu bám ở xa thân là bám tận. Thông thường phần của cơ ở gân nguyên ủy và bám tận là gân. Phần cơ phình ra giữa nguyên ủy và bám tận gọi là bụng cơ. 

3. Tên các xơ dựa vào chức năng:

-         Cơ gấp: là cơ làm cho góc độ của mặt trước khớp nhỏ lại (trừ khớp gối và khớp cổ chân).

-         Cơ duỗi; là cơ làm cho góc độ của mặt trước khớp lớn ra (trừ khớp gối và khớp cổ chân).

-         Cơ giạng: là cơ làm chuyển động xương đi xa đường giữa cơ thể.

-         Cơ khép: là cơ làm chuyển động xương đến gần đường giữa cơ thể.

-         Cơ nâng; là cơ dùng để nâng cấu trúc có nó bám vào.

-         Cơ hạ: là cơ dùng để hạ cấu trúc có nó bám vào.

-         Cơ ngửa: là cơ giúp lật ngửa cẳng tay và bàn tay (lòng bàn tay ở phía trên hay hướng ra trước).

-         Cơ sấp: là cơ làm cẳng tay và bàn tay úp sấp lại (lòng bàn tay hướng xuống dưới hay hướng ra sau).

-         Cơ gấp gan bàn tay, gan bàn chân: là cơ uốn khớp cổ tay về hướng lòng bàn tay và uốn khớp cổ chân về hướng gót chân (về phía dưới)

-         Cơ gấp lưng: là cơ uốn khớp cổ tay về phía mu tay (về phía sau), `uốn khớp cổ chân về phía mu chân (về phía trên).

-         Cơ nghiêng ngoài: là cơ giúp xoay lòng bàn chân ra ngoài.

-         Cơ nghiêng trong: là cơ giúp xoay lòng bàn chân vào trong.

-         Cơ thắt: là cơ đặc biệt bao quanh một lỗ và làm lỗ đóng lại.                                                                                                        

Giáo sư: Shimura Mayura 

Lượt xem : 20038 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo