Trang chủ --> Xoa bóp --> Sinh lý cơ trong giải phẫu cơ thể người cho xoa bóp
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Sinh lý cơ trong giải phẫu cơ thể người cho xoa bóp

 

 

    Xin giới thiệu Chức năng của cơ, Nguồn năng lượng để co cơ, Phân bố thần kinh của cơ, Các kiểu co cơ, Trường lực cơ và Co cơ đẳng trường:

 

list of 1 items
1. Chức năng của cơ: 
list end

- Di chuyển: Nhờ cơ co tạo nên sự vận động của khớp.

- Duy trì tư thế: Nhờ cơ co liên tục mà con người có thể đứng, ngồi …

- Sinh nhiệt: Khi cơ vận động sẽ sinh ra nhiệt. Đây là nhiệt cần thiết để duy trì thân nhiệt.

- Tác dụng như một bơm: Trong lòng tĩnh mạch có các van đưa máu đi một chiều về tim. Khi cơ co, cơ ép tĩnh mạch, lúc đó máu trong tĩnh mạch bị dồn về tim. Như vậy, việc co cơ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa máu ở tĩnh mạch về tim. Trong xoa bóp,

khi ấn vào cơ, các tĩnh mạch trong cơ bị đè ép và máu sẽ di chuyển về tim.  

list of 1 items
2. Nguồn năng lượng để co cơ: 
list end

Cơ co hay giãn đều cần có năng lượng. Khi ATP được xem là năng lượng. Khi ATP được phân giải sẽ giải phóng năng lượng cho co cơ.

- Khi co cơ trong vài giây sử dụng ATP dự trữ trong sợi cơ. Nhưng ATP này chỉ đủ duy trì co cơ trong vài giây. Vì không còn oxy nên dù mạch máu có cung cấp oxy tit cũng không sao.  Khi co cơ khoảng 10 giây, sử dụng ATP được tạo ra từ photphocreatin và ADP ở trong cơ. Có thể tạo ra ATP nhanh ngay cả khi không có oxy. Nhưng ATP này cũng chỉ có khả năng gây co cơ trong khoảng 10 giây.

- Khi co cơ trong vài phút, sử dụng glycogen là đường dự trữ trong sợ cơ. Nhờ vai trò của men (endyme), glycogen được phân giải thành đường glucose. Nhờ hoạt động của men đường này tạo ATP để cung cấp năng lượng cho co cơ. Vì phải qua một quá trình biến đổi hóa học phức tạp nên việc tạo ATP trong trường hợp này mất thời gian. Trong quá trình phân giải đường để tạo ATP sẽ phát sinh axit lactic. Khi axit này tích tụ trong sợi cơ dẫn đến hiện tượng mỏi cơ. Để loại axit lactic cần có oxi. Vì vậy, nếu thiếu oxi, axit lactic tồn đọng trong cơ và cơ dễ bị mỏi.

- Khi co cơ lâu, sử dụng ATP được tạo ra từ oxi trong máu, đường trong cơ và glycogen trong gan. Do vậy, mạch máu trong cơ cần giãn rộng để đưa máu đầy đủ đến cơ. Thực tế co cơ là sự hỗn hợp của 4 quá trình trên, ATP sẽ được đưa vào trong sợi cơ. Nhờ xoa bóp làm tăng lưu lượng máu đến cơ nên xoa bóp được xem là một phương pháp có thể phục hồi sự mệt mỏi của cơ.  

list of 1 items
3. Phân bố thần kinh của cơ: 
Cơ chịu sự chi phối của thần kinh. Hệ thần kinh động vật điều khiển cơ vân, hệ thần kinh tự chủ (thực vật) điều khiển cơ trơn và cơ tim. Trong chương này, chỉ đề cập về sự chi phối thần kinh của cơ vân. Hệ thần kinh động vật gồm 2 loại: thần kinh cảm giác và thần kinh vận động.
list end

a) Thần kinh cảm giác: Thần kinh cảm giác phản ứng với các kích thích cơ học, hóa học trên cơ vân. Trong mạc bọc sợi cơ có các cảm thụ thể nhận kích thích.
Khi các cảm thụ thể hưng phấn do kích thích, thần kinh cảm giác sẽ truyền thông tin đến tủy gai và não. Kết quả là những kích thích mà cơ nhận được sẽ được cảm nhận tại não. Ví dụ: khi cơ bị tổn thương gây cảm giác đau hoặc khi thần kinh cảm giác trong cơ hưng phấn dẫn đến cơ cử động theo phản xạ , không kiểm soát được. Như khi gõ vào cơ gân ở gối (cơ tứ đầu đùi) sẽ xuất hiện phản xạ gân gối, khi đó gấp gối duỗi ra.

b) Thần kinh vận động: Khi thần kinh vận động hưng phấn cơ sẽ co.

- Khi cơ cử động chú ý: từ não sẽ phát ra mệnh lệnh đến nhân thần kinh vận động nằm ở thân não, tủy gai gây hưng phấn thần kinh vận động.

- Khi cơ cử động ngoại ý: thông tin của thần kinh cảm giác đau cũng hưng phấn mang tính phản xạ cho thần kinh vận động tại thân não và tủy gai. Nếu thần kinh vận động bị tổn thương, cơ không cử động được. tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến teo cơ.  

list of 1 items
4. Các kiểu co cơ: 
Có 3 kiểu co cơ, co cơ đơn độc, co cơ giai đoạn và co cứng. 
list end

a) Co cơ đơn độc: Khi cho một kích thích vào cơ 1 lần sẽ chỉ được 1 co cơ. Ví dụ: khi gõ vào gân xương bánh chè, cơ ở mặt trước đùi co lại và gối chỉ duỗi 1 lần. Có thể giải thích hiện tượng co cơ đơn độc qua đường cong biểu thị cơ co.Co cơ đơn độc phân thành 3 thời kỳ:

- Thời kỳ tiềm tàng: Là thời gian tạm ngưng trong khoảng 2 mili giây từ khi gia lượng kích thích đến cơ cho đến khi cơ bắt đầu co.

- Thời kỳ co: là thời gian cơ co. Thời kỳ giãn: là thời gian sự co cơ chấm dứt. cơ trở về trạng thái (độ dài) ban đầu.

b) Co giai đoạn: Trong thời gian co cơ đơn độc nếu cơ lại được nhận tiếp thêm một lượng kích thích thì mức độ co lần tiếp theo sẽ được cộng thêm mức độ co của lần co trước. Nếu lượng kích thích cứ được liên tục gia thêm trong khi cơ co thì mức độ co sẽ lớn dần.

c) Co cứng: Nếu lượng kích thích được gia liên tục trong khoảng cách ngắn, sự giãn cơ sẽ mất đi gây ra tình trạng co mạnh kéo dài gọi là co cứng. Trong co cứng gồm co cứng không hoàn toàn và co cứng hoàn toàn. Nếu cơ giúp chuyển động khớp co cứng thì khớp sẽ ở tình trạng gấp suốt. Khi co cứng kéo dài trong một thời gian, mức độ co của cơ dần dần nhỏ đi, cuối cùng cơ không co được nữa, dẫn đến tình trạng mỏi cơ.  

list of 1 items
5. Trường lực cơ:  Toàn bộ các cơ trong một cơ thể sống, sợi cơ co liên tục mỗi giây dưới 5 lần do sự hưng phấn của thần kinh vận động. Ngay cả khi tứ chi không vận động
các cơ xung quanh khớp vẫn tiếp tục co. Gọi lực căng trong cơ lúc cơ nghỉ ngơi là trường lực cơ. Trường lực cơ giúp cơ thể duy trì được tư thế. Ví dụ: khi ngồi, đầu có thể hướng ra trước là nhờ trường lực cơ phía sau cổ. Nếu trường lực cơ giảm, đầu sẽ ngửa ra sau và mặt hướng lên trời. 
list end

 
list of 1 items
6. Co cơ đẳng trường: 
list end

Khi co cơ ngắn lại nhưng trường lực cơ không thay đổi nên gọi là co cơ đẳng trường.  

Giáo sư: Shimura Mayura       

Lượt xem : 12591 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo