Trang chủ --> Xoa bóp --> Các cơ chủ yếu trong giải phẫu cơ thể người cho xoa bóp(phần 3)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Các cơ chủ yếu trong giải phẫu cơ thể người cho xoa bóp(phần 3)

 

 

       (Thế giới mát xa) - Xin giới thiệu Các cơ giúp chuyển động cột sống; Các cơ giúp chuyển động đùi; Các cơ giúp chuyển động cẳng chân; Các cơ giúp chuyển động chân:


9. Các cơ giúp chuyển động cột sống            

Hầu hết là các cơ ở lớp sâu của lưng.

a)      Mặt trước thân: Cơ thẳng bụng.

b)      Mặt ngoài thân: cơ chéo bụng ngoài

c)      Mặt sau thân.

-         Cơ dựng sống: Nguyên ủy xương cùng mào chậu. Bám tận: xương chẩm. Động tác khi co hai bên,

Duỗi đầu và cột sống (gập lưng). Khi co một bên, nghiêng cột sống bên co. Vận động bởi thần kinh gai sống. Cơ dựng sống gồm 3 cơ; Cơ cực dài ở phía ngoài,

cơ chậu sườn ở giữa và cơ gai ở phía trong.

-         Cơ vuông thắt lưng: Nguyên ủy: phần sau của mào chậu. Bám tận: xương sườn 12, ngang các đốt sống l1, 2, 3, 4. Động tác: Khi co hai bên có tác

dụng gập thân. Khi co một bên, gập thân sang bên. Vận động bởi thần kinh gai sống đoạn d12-l3.  

10. Các cơ giúp chuyển động đùi: 
Nhờ sự chuyển động của các cơ này mà khớp hông cử động.

a) Mặt trước khung chậu và đùi:

- Cơ thắt lưng-chậu: Cơ này chạy qua khoảng giữa xương chậu và các tạng, phía sau dây chằng ben và bám vào đùi. Là một cơ chắc giúp gấp đùi vào thân, Vận

động bởi thần kinh đùi. Gồm 2 cơ dưới đây:

+ Cơ thắt lưng lớn: Nguyên ủy; thân và mỏm ngang các đốt sống thắt lưng. Bám tận: mấu chuyển nhỏ.

+ Cơ chậu: Nguyên ủy; hố chậu. Bám tận: mấu chuyển nhỏ.  

-         Cơ khép dài; Nguyên ủy; xương mu (từ củ mu đến khớp mu). Bám tận: mặt trong xương đùi. Động tác khép đùi. Vận động bởi thần kinh bịt.

-         Cơ khép ngắn: Nguyên ủy; ngành dưới xương mu. Bám tận: mặt trong xương đùi. Động tác khép đùi. Vận động bởi thần kinh bịt.

-         Cơ khép lớn: Nguyên ủy; ụ ngồi, ngành dưới xương mu. Bám tận: mặt trong xương đùi. Động tác: khép đùi. Vận động bởi thần kinh bịt.  

b) Mặt ngoài khung chậu và đùi:

- Cơ căng mạc đùi; Nguyên ủy; mào chậu, gai chậu trước trên. Bám tận: dải chậu-chày. Động tác: gấp và giạng đùi. Vận động bởi thần kinh mông trên.  

- Cơ mông nhỡ; Ở mặt sau ngoài mông. Nguyên ủy: mặt ngoài xương cánh chậu. Bám tận: mấu chuyển lớn. Động tác: giạng đùi. Vận động bởi thần kinh mông trên.

- Cơ mông bé: Ở mặt sau-ngoài mông. Nguyên ủy; mặt ngoài xương cánh chậu. Bám tận: mấu chuyển lớn. Động tác: giạng đùi. Vận động bởi thần kinh mông trên.

- Dải chậu chày; là một dải mô sợi giữa cơ mông lớn và cơ căng mạc đùi. Bám tận vào đầu trên xương chày ở mặt ngoài đùi.

- Cơ thắt lưng-chậu: Nhờ cơ này co, đùi có thể gấp vào thân mạnh nhất. Khi cơ thắt lưng chậu không duỗi thì khớp hông ở tình trạng gấp mãi. Vì vậy, mà không

thể nằm sấp được.  

c) Mặt sau chậu:

- cơ mông lớn; ở mặt ngoài mông. Nguyên ủy; xương cánh chậu, xương cùng, mặt sau xương cụt. Bám tận: mặt sau xương đùi. Động tác: duỗi đùi. Vận động bởi

thần kinh mông dưới.

- Cơ hình lê: Ở lớp cơ sâu hơn cơ mông lớn. Nguyên ủy: mặt trước xương cùng. Bám tận: mấu chuyển lớn. Động tác; xoay ngoài đùi. Vận động bởi đám rối cùng.

- Cơ bịt trong; Nguyên ủy; mặt trong màng bịt.Bám tận: mặt trong mấu chuyển lớn xương đùi. Động tác: xoay ngoài đùi. Vận động bởi đám rối cùng.  

- Màng bịt: là lớp mô sợi mỏng dẫn lỗ bịt của xương chậu.

- Cơ mông lớn; Đây là cơ duỗi đùi rất mạnh và là cơ giúp hình thành tư thế đứng thẳng của con người. Cơ mông lớn là cơ đối kháng của cơ thắt lưng-chậu. 

11. Các cơ giúp chuyển động cẳng chân:

Nhờ sự hoạt động của các cơ này, khớp gối cử động. Có thể quan sát bụng cơ ở đùi. Cong gối gọi là gấp, thẳng gối

gọi là duỗi.

a) Mặt trước đùi:

- Cơ tứ đầu đài; gồm 4 cơ. Tất cả 4 cơ này đều bám vào xương bánh chè, tạo thành dây chằng bánh chè và chấm dứt ở lồi củ chày. Giúp duỗi cẳng chân. Vận

động bởi thần kinh đùi.

- Cơ thẳng đùi; Nguyên ủy; gai chậu-trước trên.

- Cơ rộng ngoài; Nguyên ủy; mặt ngoài xương đùi.

- Cơ rộng trong: Nguyên ủy; mặt trong xương đùi.

- Cơ rộng giữa; Nguyên ủy; mặt trước xương đùi.

- Cơ may: là cơ dài thon ở lớp nông hơn cơ tứ đầu đài. Đây là cơ làm động tác ngồi của người thợ may nên có tên như vậy. Nguyên ủy: gai chậu-trước trên.

Bám tận: mặt trong đầu trên xương chày. Động tác gấp và xoay ngoài đùi, Gấp và xoay trong cẳng chân. Vận động bởi thần kinh đùi. Trong cơ tứ đầu đài, chỉ

có cơ thẳng đùi là cơ 2 khớp,  giúp gấp khớp hông. Cơ rộng giữa vì ở dưới cơ thẳng đùi nên không thể sờ được. Khi khớp gối bị thoái hóa ở người già, lực

cơ tứ đầu đài giảm rõ rệt.

b) Mặt sau đùi:

- Nhóm cơ ụ ngồi-cẳng chân: gồm 3 cơ (trừ đầu ngăn cơ nhị đầu đùi). Giúp duỗi đùi và gấp cẳng chân. Vận động bởi thần kinh chày.

- Cơ nhị đầu  đài: gồm 2 bụng cơ.

+ đầu dài: nguyên ủy: ụ ngồi. Bám tận: chỏm mác.

+ Đầu ngắn: Nguyên ủy phía ngoài xương đùi. Bám tận: chỏm mác.

-         Cơ bán gân: Nguyên ủy; ụ ngồi. Bám tận: mặt trong đầu trên xương chày.

-         Cơ bán mạc; Nguyên ủy: ụ ngồi. Bám tận: mặt trong đầu trên xương chày.

-         Cơ thon: Nguyên ủy; ngành dưới xương mu. Bám tận: mặt trong đầu trên xương chày. Động tác; gấp đùi, gấp và xoay trong cẳng chân.  

12. Các cơ giúp chuyển động chân:

Nhờ hoạt động của các cơ này mà khớp cổ chân, các ngón chân cử động. Ở bàn chân gọi duỗi là gấp lưng và gọi gấp là gấp

gan. Có thể quan sát bụng cơ ở cẳng chân.

a) Mặt trước cẳng chân: Các cơ dưới đây được vận động bởi thần kinh mác sâu.

- Cơ chày trước; Nguyên ủy: phía trên mặt ngoài xương chày. Bám tận: xương chem. Trong và nền của xương đốt bàn chân 1. Động tác: duỗi (gập lưng) bàn chân

và nghiêng trong bàn chân.

- Cơ duỗi các ngón chân dài; Nguyên ủy: mặt trước xương mác, lồi cầu ngoài xương chày. Bám tận: đốt xa ngón cái ở mặt lưng. Động tác: duỗi các ngón chân

(trừ ngón cái) gấp lưng bàn chân.

- Cơ duỗi ngón cái dài; Nguyên ủy; mặt trước xương mác. Bám tận: nền của đốt xa ngón cái ở mặt lưng. Động tác: gập lưng ngón cái. Các cơ trên hình thành

các gân ở mặt trước cổ chân, có thể sờ được từ trong ra ngoài lần lượt là: gân cơ chày trước, gân cơ duỗi ngón cái dài, gân cơ duỗi các ngón chân dài.

b) Mặt ngoài cẳng chân: Các cơ dưới đây được vận động bởi thần kinh mác nông.

- Cơ mác dài: gân cơ này đi sau mắt cá ngoài cổ chân và kéo thẳng đến gan chân. Nguyên ủy; chỏm mác. Bám tận: xương chem. Và nền của xương đốt bàn chân

1. Động tác: gấp (gấp gan) bàn chân và nghiêng ngoài bàn chân.

- Cơ mác ngắn: Nguyên ủy; phía dưới mặt ngoài xương mác. Bám tận:nền của xương đốt bàn chân 5. Động tác; gấp gan và nghiêng ngoài bàn chân. Trường hợp bong

gân do nghiêng trong thường gây đau cơ mác.

c) Mặt sau cẳng chân: Các cơ dưới đây được vận động bởi thần kinh chày.

- Cơ bụng chân: Gần đến nơi bám tận cơ bụng chân trở thành gân gót, bám tận ở xương gót. Giúp gấp gan bàn chân. Duỗi gối, đứng bằng đầu các ngón chân có

thể thấy rõ hai đầu của cơ bụng chân.

+ Đầu ngoài: Nguyên ủy: lồi cầu ngoài xương đùi.

+ Đầu trong: nguyên ủy: lồi cầu trong xương đùi.

-         Cơ dép: nguyên ủy; chỏm mác xương chày. Bám tận: gân cơ dép hợp với gân cơ bụng chân thành gân gót. /Động tác: gấp gan bàn chân.

-         Cơ chày sau: Cơ này đi từ mặt sau cẳng chân đến sau mắt cá trong, gan bàn chân. Nguyên ủy; màng gan cốt của cẳng chân. Bám tận: xương ghe, xương

chêm, trong. Động tác: gấp gan và nghiêng trong bàn chân.

-         Cơ gấp các ngón chân dài; Nguyên ủy; mặt sau giữa xương chày. Bám tận: nền của đốt xa các ngón (trừ ngón cái).

Động tác: gấp gan các ngón chân (trừ ngón cái).

-         Cơ gấp ngón cái dài; Nguyên ủy; phía dưới mặt sau xương mác. Bám tận: nền của đốt xa ngón cái. Động tác; gấp ngón cái.    

Giáo sư: Shimura Mayura   

Lượt xem : 37858 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo