Trang chủ --> Xoa bóp --> TỨ CHẨN : THIẾT CHẨN (P1)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

TỨ CHẨN : THIẾT CHẨN (P1)

 

 

    (Thế giới matxa) - Thiết chẩn gồm 2 phần: Mạch chẩn và Xúc chẩn.

 

I. Mạch chẩn

1/ Ý nghĩa của mạch chẩn:

Mạch chẩn vô cùng quan trọng trong phép chẩn đoán bệnh tật. Mạch là gốc của khí huyết, biểu hiện đoán bệnh tật. Mạch là gốc của khí huyết, biểu hiện của tà chính. Hễ có bên trong nhất định phải biểu hiện ra ngoài không thể che dấu được, cho nên người xưa đã viết “hữu ư trung, hình ư ngoại”.

Khí thịnh thì mạch thịnh.

Khí suy thì mạch suy.

Không có bệnh thì khí mạch điều hòa.

Có bệnh thì mạch bất thường.

Mọi biến đổi sinh lý và bệnh lý của tạng phủ đều biểu hiện rõ ràng ở mạch.

2/ Phương pháp và bộ vị chẩn mạch:

a- Bộ vị chẩn mạch:

            Khi chẩn mạch, lấy chỗ mỏm xương quay sau cổ tay là đích:

·        Vị trí ngang với mỏm xương quay là bộ quan.

·        Ngoài bộ quan (về phía bàn tay) là bộ thốn.

·        Trong bộ quan (về phía khuỷu tay) là bộ xích.

Tay trái

Thốn

Quan

Xích

 

Tiểu trường

Đởm

Bàng quang

Ấn nhẹ

Tâm Can Thận Ấn nặng
Tay phải

Thốn

Quan

Xích

 

Đại trường

Vị

Tam tiêu

Ấn nhẹ

Phế Tỳ Tâm bào thậndương mệnh môn Ấn nặng

 

            Trên mỗi cổ tay có 3 bộ: Thốn, quan, xích tức trên hai tay có 6 bộ: hai bộ thốn, hai bộ quan, hai bộ xích ứng với tạng phủ.

            b- Phương pháp chẩn mạch:

 Người xưa dựa vào hơi thở nhịp nhàng bình thường của thầy thuốc để làm đích khi chẩn mạch.

·        Mỗi lần thở ra hít vào gọi là một tức.

·        Mỗi một mạch đập gọi là một chí.

Bình thường thì cứ mỗi một tức, mạch đập 4 – 5 lần nghĩa là “nhất tức tứ ngũ chí”. Mạch như vậy là mạch không phù, không trầm, không đại, không tiểu tức là mạch bình thường. Nếu mỗi một tức mà mạch đập ít hơn hoặc nhiều hơn nhịp độ nói trên thì mạch không bình thường.

Gái, trai, già, trẻ có mạch đập khác nhau:

+        Mạch của đàn bà, con gái thường hơi nhanh.

+        Mạch của đàn ông, con trai chậm hơn một ít

+        Mạch của người già thì rắn.

+        Mạch trẻ con nhanh hơn người lớn.

+        Người lao động chân tay mạch đại có lực

+        Người lao động trí óc, mạch tế mà yếu hơn.

+        Sau khi lao động, ăn uống, tắm rửa mạch thường nhanh.

+        Lúc yên tĩnh nghỉ ngơi, lúc ngủ mạch thường chậm.

+        Mạch biến hóa và thích nghi với từng mùa:

·        Mùa xuân mạch huyền.

·        Mùa hạ mạch hồng

·        Mùa thu mạch mao.

·        Mùa đông mạch thạch.

 

Lượt xem : 46298 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo