Trang chủ --> Xoa bóp --> Massage bấm huyệt chữa bệnh ỉa chảy ở trẻ em
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Massage bấm huyệt chữa bệnh ỉa chảy ở trẻ em

 

 

       (Thế giới mát xa) -chỉ chứng rối loạn tiêu hoá đơn thuần của trẻ em. Triệu chứng chính là số lần đại tiện tăng lên, phân loãng nát, dạng nước hoặc lẫm theo thức ăn không tiêu hoá, chất bọt, chất nhờn. Phần nhiều do ăn uống linh tinh cho ăn không cẩn thận hoặc bụng bị lạnh.

h tinh cho ăn không cẩn thận hoặc bụng bị lạnh.

minh họa

Cách chữa 1: dùng ngón tay cái ấn day nhiều lần lặp đi  lặp lại các huyệt vùng tỳ vùng đại tràng, vùng tiểu tràng bên tay trái bệnh nhi mỗi vùng 5-10 lượt. Sau đó với  2 ngón cái, ngón trỏ phối hợp đồng thời  ấn  day huyệt ngoại lao cung, huyệt nhị nhân thương mã phía trái 100 nhát, cuối cùng khấu cấu các khớp ngón tay mỗi khớp 5-7 nhát. Thông thường ngày thứ 1 chữa 2 lần, về sau ngày 1 lần.

* Vị trí huyệt vị

Thủ huyệt khu kỳ: ở bờ quay ngón cái trên đường ranh giới thịt đỏ trắng từ đầu ngón đến gốc bàn tay.

Thủ huỵêt khu đại tràng: ở tuyến chính giữa  mặt bàn ngón tay từ bụng ngón trỏ đến vằn ngang khớp ngón tay

Thủ huyệt khu tiểu tràng: ở tuyến chính giữa mặt ngang bàn tay từ bụng ngón nhẫn đến vằn ngang khớp ngón bàn tay.

Huyệt ngoại lao cung: ở mu bàn tay khi nắm ray hở đối diện với huyệt lao cung tức là ở chỗ hõm giữa phía sau đầu nhỏ của xương bàn tay.

huyệt nhị nhân thượng mã: ở mu bàn tay, khi nắm tay hở ở chỗ giữa phía sau đầu nhỏ của xương bàn tay 4,5

Cách chữa 2: để bệnh nhân nằm ngửa, người chữa dùng mặt bàn tay ấn day bụng 200-300 nhát rồi dùng bụng ngón trỏ, ngón cái ấn  day huyệt thần khuyết và huyệt chỉ xả 50-100 nhát. Sau đó đổi sang tư thế nằm sấp người chữa dùng bụng ngón cái đi từ đầu xương cùng theo đường giữa sống ấn day đến gai sau đốt thắt lưng 4 lặp đi lặp lại 50-100 lượt. cuối cùng dùng đầu ngón phân nhau ra bấm huyệt trương cường, eo dương quan mỗi huyệt 100 nhát, thực hiện mỗi ngày 1-2 lần.

* Vị trí huyệt vị

Huyệt thần khuyết: tức cỗ mắt rốn

Huyệt chỉ xà: gọi là huyệt lợi tiểu, ở chỗ điểm giữa của đường nối huyệt thần khuyết với bờ trên liên hợp xương mu.

Cách chữa 3: theo cách chữa “tam tích ở trẻ em”

Lượt xem : 32557 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo