Trang chủ --> Triết học - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 12. Quan điểm của Triết hoc Macs Lê Nin và bản chất con người.
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

12. Quan điểm của Triết hoc Macs Lê Nin và bản chất con người.

Phê phán quan điểm siêu hình quan điểm con người sinh vật con người tự nhiên của Poibac. Trong luận cương về phoi bac, mác đưa ra định nghĩa bản chất con người như sau:

Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội của nó.

 

Phân tích:

Thứ nhất là:  Con người ở đây là con người hiện thực, con người thực tiễn. Nghĩa là con người cũng phải ăn, ở , mặc rồi mới làm chính trị, khoa học. con người cải tạo tự nhiên và xã hội.

Ăngghen kết luận : "điểm khác nhau căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ có hái lượm, trong khi đó con người lại sản xuất"

Thứ 2: Các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người nhưng quan trọng nhất là quan hệ sản xuất. Đó là các quan hệ xã hội nào?

Có hai cách chia: chia theo lịch tại và chia theo đương đại.

Chia theo lịch đại Nghĩa là quan hệ xã hội truyền thống và quan hệ xã hội hiện đại đều sinh ra bản chất con người (tốt hoặc xấu).

Chia theo đương đại: gồm quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần. Trong quan hệ Vật chất có quan hệ kinh tế, tự nhiên. Trong quan hệ Kinh tế có quan hệ sản xuất tiêu dùng…. Còn quan hệ tinh thần có quan hệ chính trị, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học.  Trong quan hệ vật chất thì quan hệ sản xuất là quan trọng nhất

Thứ 3: con người tiếp nhận bản chất xã hội của mình thông qua hoạt động thực tiễn và hoạt động xã hội bởi vì qua những hoạt động đó con người tiếp cận các quan hệ xã hội và chiếm lĩnh nó trở thành bản chất xã hội của mình. Tức là Thông qua hoạt động thực tiễn con người hình thành bản chất của mình. Nếu không tiếp cận quan hệ xã hội  thì con người không thể là người được.

Thứ tư là:  bản chất không phải là cái bất biến, nó tương đối ổn định, nó có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân con người đó chuyển hóa.
Thứ 5:Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử

- Con người là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh, của lịch sử xã hội.

- Con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. Con người sáng tạo ra giới tự nhiên thứ hai, con người làm nên lịch sử, sáng tạo ra lịch sử và sáng tạo ra bản thân con người.

II/ Ý nghĩa:

Thứ nhất:  Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội cho nên muốn thay đổi bản chất con người phải thay đổi các quan hệ xã hội. Muốn xây dựng con người mới phải xây dựng các quan hệ xã hội mới. Ví dụ: Đạo đức trong nhà trường.

Thứ 2:  phải có những chính sách thu hút con người tham gia hoạt động  thực tiễn, thông qua đó, con người từng bước hình thành bản chất của mình. Ví dụ: con người nhút nhát trở thành con người mạnh dạn…  

Thứ 3: Quá trình hình thành bản chất con người là quá trình thống nhất giữa cái sinh vật và cái xã hội  vì thế cần chú  ý có những chính sách thống nhất biện chứng hai yếu tố này. Chống khuynh hướng cực đoan, tuyệt đối hóa yếu tố xã hội, coi nhẹ yếu tố sinh vật và ngược lại.

Ví dụ: đừng áp đặt thế hệ trẻ phải giống ông cha mình. Tình yêu không phân biệt tuổi tác.

 

Xây dựng con người mới ở Việt Nam:

Thứ nhất: Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tức là xây dựng các quan hệ xã hội tốt đẹp đồng thời thu hút con người tham gia hoạt động thực tiễn.

Xây dựng môi trường xã hội có  3 lĩnh vực: Môi trường kinh tế xã hội (xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa) , xây dựng môi trường chính trị (đẩy mạnh dân chủ hóa),  xây dựng môi trường văn hóa xã hội (xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc).

Thứ 2:  Mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu tri thức văn minh nhân loại, phát huy nguồn lực con người.

Thứ 3: nâng cao hiệu quả công tác giáo dục để  xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư: nâng cao tính tự giác rèn luyện của con người. 

Lượt xem : 5029 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo