Trang chủ --> Tin tức Hoàng Kim --> Từ lá thư kêu cứu
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Từ lá thư kêu cứu

Sau khi đọc lá thư kêu cứu trên báo tiền phong chủ nhật số 47 ngày 22 tháng 11 năm 1992 của ông Hoàng Xuân Hiền ở thị trấn Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với tấm ảnh chụp ba cháu Hoàng Thị Châu, Hoàn Xuân Hạnh và Hoàng Quốc Lĩnh (các con ông mắt gần như mù hẳn, không thể đọc được chữ trên giấy).

 

Vừa qua có dịp về dự kiểm tra và bế giảng lớp đào tạo giáo viên của tỉnh Hội người mù Hà Tĩnh do tổ chức Oxpam (Anh ) tài trợ, tôi đã được gặp ông Hoàng Xuân Hiền và cháu Hoàng Xuân Hạnh, đều là học viên của lớp học này. Thấy sự ngỡ ngàng của tôi trước việc hai bố con cùng học một lớp giáo viên cho Hội người mù, anh Đinh Văn Thụy – chủ tịch tỉnh Hội cho biết: ở Hà Tĩnh có một số gia đình có 2,3, thậm chí đến 5 con bị mù. Vì vậy, khi dậy lớp giáo viên đào tạo dạy chữ Brai với những gia đình này Hội đã có người mắt sáng có trình độ văn hóa về dự học với mục đích khi về gia đình, những người này ngoài việc dạy chữ cho người mù ở địa phương, còn dạy ngay cho người thân trong gia đình, nhất là với các cháu nhỏ.

Tuy đã được nhìn thấy ảnh chụp của anh Hạnh trên báo nhưng khi gặp, tôi thấy anh Hạnh là một thanh niên khỏe mạnh, vóc người cân đối, cặp kính đen, không che khuất được nét mặt khôi ngô, thông minh và khá đẹp trai của Hạnh. Tiếp chuyện với khách, Hạnh hay cười, nói năng nhỏ nhẹ và có phần e thẹn. Có lẽ do tính hiền lành và rất say mê học tập nên tuy nhà cách xa trường 3km Hạnh luôn được bạn bè giúp đỡ đèo xe đạp đi học, ngay cả những hôm phải đi bộ cùng những người không quen biết đèo đi.

Hạnh học rất vất vả và mắt chỉ phân biệt được sáng tối lờ mờ. Ở nhà, ông Hiền đã đóng hai bảng to sơn đen như bảng ở lớp để Hạnh và Lĩnh học, phấn; có những bài văn ngắn, Hạnh đã viết cả xấp giấy. Ông Hiền vừa là cha đẻ vừa là trợ giáo tận tình của Hạnh. Tối tối trước ngọn đèn dầu, ông thường đọc bài cho Hạnh trong sách giáo khoa cho con học, có lần vì quá mệt ông ngủ gật, để cháy cả sách.

Càng khó khăn, Hạnh càng chăm học, kết thúc năm học lớp 11vừa qua, ngoài môn thể thao quốc phòng và vẽ kỹ thuật còn yếu, Hạnh đã đạt điểm tổng kết các môn: văn7: lý:7,3: hóa: 7,2 :chính trị 7,7 và đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Thấy được khả năng học tập của Hạnh, Tỉnh Hội người mù Hà Tĩnh đã quyết định triệu tập cháu về học lớp nâng cao, đào tạo giáo viên của Hội, mặc dù Hạnh chưa biết chữ Brai. Lớp học này học trong ba tháng từ đầu tháng 5 đến 21/7. Vì còn phải học hết năm học phổ thông nên mãi đến 20/06, Hạnh mới đến lớp, tuy vậy chỉ qua một tháng học tập, Hạnh đã nắm vững chữ Brai, cả chữ tắt và ký hiệu các môn học tự nhiên như : toán, lý, hóa…..Điểm kiểm tra kết thúc khóa học của Hạnh cao nhất với tổng số 39,5 trên 40. Phó tiến sĩ Lê Tiếp chuyên viên giáo dục của Hội người mù Việt Nam, sau khi trực tiếp kiểm tra lớp đã nói: “ em Hạnh quả là một người có bản lĩnh, có quyết tâm cả trong học tập. Giờ đây đã được trang bị chữ Brai với đầy đủ hệ thống ký hiệu toán, lý , hóa chắc chắn em sẽ học lớp 12 tốt hơn và còn tiến xa hơn nữa.

Tiếp xúc với gia đình ông Hiền, mọi người cũng rất mừng vì khả năng, thành tích học tập của cháu Hoàng Xuân Lĩnh. Lĩnh có khuôn mặt rám nắng đày đặn hơn anh trai của mình, rất ham hoạt động, năm nay cháu đã bước vào lớp bảy trường PTCS Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh. Lĩnh không thể học viết nổi chữ nên cô giáo chủ nhiệm đã đồng ý cho cháu không phải gi bài. Tuy học nhập tâm nhưng Lĩnh học rất thông minh. Thầy hiệu trưởng có lần dạy thay giáo viên toán đã ra cho lớp 1 bài toán khó, cả lớp chỉ có mình Lĩnh làm được. Cô giáo Hường -chủ nhiệm lớp 6 đã nói: “ tôi rất tiếc có lần có đoàn kiểm tra lớp hoặc các buổi dự giờ của các thầy, cô trong trường mà vắng em Lĩnh. Em tiếp thu bài nhanh, chắc chỉ tội không nhìn thấy gì …”có điều rất đặc biệt khác với anh trai là từ khi học lớp một đến lớp 6 Lĩnh không bao giờ nhờ bố, mẹ đọc bài cho học, mà cháu thuộc bài ngay khi nghe các thầy cô giảng trên lớp.

Qua báo tiền phong chủ nhật, thông cảm với hoàn cảnh rất khó khăn của gia đình ông Hiền, Hội người mù Hà Tĩnh tuy đang trong cảnh bề bộn của một tỉnh hội vừa mới chia tách, kinh phí hoạt động rất eo hẹp đã chủ động tìm đến đặt vấn đề chăm sóc, giúp đỡ thiết thực cho các cháu. Hội đã cấp toàn bộ tiền ăn, ở để ông Hiền theo học lớp xóa mù chữ nổi( chữ Brai); sau đó từ tháng 5đến tháng 7/ 1993 lại học tiếp lớp đào tạo giáo viên do Hội tỉnh mở cùng với cháu Hạnh. Hội cũng đã cho ông Hiền vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt  nhằm giúp ổn định đời sống và giúp cháu Hạnh một máy chữ nổi của Đức để cháu làm phương tiện học lớp 12. Ông Hiền với nét mặt xúc động đã nói với chúng tôi: “ trước đây gia đình tôi sống rất khó khăn, lương hưu của hai vợ chồng xấp xỉ 200.000 đồng mà 5 miệng ăn, có lúc tưởng chừng như không vượt qua nổi. tôi đã viết thư lên báo Tiền Phong và khi nhờ có báo mà có nhiều tấm lòng nhân ái, từ thiện đã đến với chúng tôi, giúp cho hai con tôi được ăn học.

Thế là từ “ lá thư kêu cứu” đến nay gia đình ông Hiền tuy chưa đầy đủ nhưng đã qua đi những bữa đói bữa no. Và cháu Hạnh đã có quyền mơ ước một ngày không xa được ngồi học dưới mái trường Đại Học. Ước mơ của Hạnh cũng là ước mơ của ông Hiền, ước mơ của Hội người mù Việt Nam, một ước mơ cần có sự giúp đỡ của tấm lòng nhân ái.

 

                                                                                             Lê Hậu

Bài đăng trên tạp chí Đời Mới của Hội người mù Việt Nam số 5 năm 1994

  

Lượt xem : 16539 Người đăng : admin

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo