Trang chủ --> Tin tức Hoàng Kim --> Những người bị trói.
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Những người bị trói.

…Ngay ở thị trấn Kỳ Anh – Hà Tĩnh, gia đình anh Hoàng Xuân Hiền – một cựu chiến binh và chị Hoàng Thị Duyện – nguyên là thanh niên xung phong cũng đang sống trong cảnh nghèo khó.

 hình minh họa

Cả ba đứa con đều bị tật nguyền, con gái đầu Hoàng Thị Châu bị mù, nay lại thêm chứng thần kinh, cứ thấy người là đến nhà là len lén tìm đường trốn đi. Cháu út Hoàng Quốc Lĩnh 15 tuổi cũng bị mù đang cố gắng theo học.Hoàng Xuân Hạnh mặc dù bị mù nhưng đã kiên trì học tập. Hạnh tốt nghiệp PTTH và đang theo học hệ đại học mở từ xa và học tiếng Anh, tiếng phổ thông Trung Quốc trên radio.Hạnh đã tạo nên niềm vui nhỏ nhoi trong gia đình  ( trong ảnh 2 ). Anh Hoàng Xuân Hiền đã tạo mọi điều kiện để Hạnh học tập. Để có giấy ghi chữ nổi ( chữ Brai ), anh đã lần mò khắp nơi xin những tập giấy dùng rồi để phết hồ dán cho dày thêm. Đêm đêm anh cùng thức với con đến 10 -11 khuya kiên trì đọc từng vần của từng chữ tiếng Anh giúp con ghi bằng chữ nổi.

Song cho dù cố gắng , quyết tâm đến đâu, người tàn tật vẫn chịu những thiệt thòi không thể bù đắp. Hạnh đã học xong 7 học phần của chương trình đại học mở nhưng không thể dự thi để có chứng chỉ.

Nhìn đứa con trai siêng học, anh Hiền xót xa: “ cháu học đấy nhưng đến tận bây giờ cũng chưa biết rồi sẽ ra sao. Năm nay tôi đã 55 tuổi. Già đi, khuất núi thì ai nuôi ba đứa con tật nguyền”.

Tôi đọc những vần thơ Hạnh viết tặng mẹ mà cảm thông cùng với niềm chua xót của em:

 

                                       Thương con mẹ lén khóc thầm

                                       Nỗi đau đã thế xin đừng mẹ ơi

                                        Lớn lên chẳng thấy mặt trời

                                      Chưa một lần thấy bóng người thân yêu…”

  Tật nguyền đã trói Hạnh Lĩnh Châu trong bóng tối. Bố của các em mẹ của các em đã từng một thời sống trong bom, đạn, từng đi qua những cánh đồng trơ trọi vì chất độc hóa học. Việc mắt các em bị thoái hóa võng mạc hoàn toàn, chắc chắn là do di chứng chiến tranh.

Còn những cảnh đau lòng mà tôi gặp ở các tỉnh Miền Trung – một vùng đất nghèo và gánh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề nhất. Có đồng nghiệp khuyên tôi nên đặt tên bài báo này là “ đau thắt khúc ruột miền trung “. Đúng là như vậy. Từng cảnh ngộ, từng cuộc đời, tôi tin ai gặp cũng không cầm được nước mắt. Có người khuyên tôi nên đặt bài báo này “ chúng ta còn may mắn lắm”. Đúng thế, thử đặt hoàn cảnh của mình trong hoàn cảnh của anh Lộc, bà Huyến, anh Hiền, anh Toàn, một đời đau đớn cùng nỗi đau khắc khoải của những đứa con tật nguyền trong cuộc sống đói nghèo triền miên mới thấy phận mình dù thế nào vẫn còn may mắn lắm. Nghĩ mãi, tôi đặt tên cho ghi chép này là “những người bị trói”. Bởi gặp họ tôi tháu hiểu: Vì chiến tranh, họ sinh ra không gặp may mắn, số phận nghiệt ngã đã trói buộc họ, thân nhân họ trong nỗi đớn đau, sự thiếu thốn và rộng hơn họ là trách nhiệm của cả cộng đồng. Với truyền thống vốn có của người Việt Nam, không ai nỡ thờ ơ với những cảnh ngộ, những thân phận đang khổ đau trong cảnh khổ đau, thiếu thốn. Cởi trói cho họ bằng cách nào đây. Các cấp,các ngành,các đoàn thể ở địa phương bằng khả năng của mình đang góp phần giúp họ . Chứng kiến niềm vui của gia đình khi nhận những tấm chăn, mảnh vải, cái màn do Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi trao tặng, nhiều người đã khóc.Họ khóc vì mình không bị bỏ rơi trong cuộc đời hôm nay. Đánh thức lòng nhân ái trong cả cộng đồng sẽ là công việc của Hội phải làm. Bà Hoàng Lan tâm sự với tôi. Nhiều dự án của Hội nhằm giúp đỡ trẻ mồ côi, tật nguyền đã  được thực thi ở nhiều địa phương, nhằm phục hồi chức năng  dạy chữ, dạy nghề cho trẻ, đưa chúng trở về với cộng đồng công tác tốt.

Trên chuyến công tác dài cả ngàn cây số, tôi cứ ao ước: nếu như không có bom đạn, nếu những cánh đồng, vùng đồi, miền đất, không bị phủ lên một màn sương đùng đục từ bụng những chiếc máy bay, cán gáo, bà già,,,thả xuống thì chắc chắn sẽ không có những người bị trói trong tật bệnh, gia đình họ sẽ không bị trói trong cảnh đói nghèo.

 

Trung Hiền

                                                                              (Bài đăng trên báo tiền phong

                                                                            Số 19, thứ 3, ngày 5-3-1996)

 

Lượt xem : 48236 Người đăng : admin

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo