Trang chủ --> Tin tức Hoàng Kim --> Không còn đôi mắt vẫn tốt nghiệp hai trường đại học
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Không còn đôi mắt vẫn tốt nghiệp hai trường đại học

(Dân trí) - Với anh Hoàng Xuân Hạnh, người không may mất đôi mắt từ khi mới chào đời đã có những kỳ tích khiến mọi người thán phục: tốt nghiệp 2 trường ĐH, là giảng viên của Trung tâm giáo dục phục hồi chức năng - Hội người mù Việt Nam, và là “ông chủ” cửa hàng tẩm quất.  

 Để có được những thành quả này, Hạnh đã  phải trải qua thời gian bĩ cực nhất của cuộc đời.

 

Nỗi đau chiến tranh

 

Cha Hạnh, ông Hoàng Xuân Hiền trước làm ở đoàn xe vận tải chở hàng ra tiền tuyến, nhiều năm rong ruổi suốt các chiến trường B,C. Mẹ Hạnh cũng từng là thanh niên xung phong ở Trường Sơn, Lào. Trong những năm tháng khốc liệt ở chiến trường, họ đã nhiễm chất độc hoá học mà không hề hay biết. Cho đến khi cả  3 đứa con ra đời và đều bị mù bẩm sinh ông bà mới hay nỗi bất hạnh của mình.

 

Hạnh là con thứ hai trong gia đình, chị cả của Hạnh  vừa mù vừa bị thần kinh, đứa em út cũng bị mù. Mặc dù bố mẹ Hạnh đã  hết sức cố gắng chạy chữa cho các con nhưng đành bất lực trước số phận.

 

Dư âm của cuộc chiến tranh đã đẩy cuộc sống gia đình Hạnh vào khốn khó, có lẽ niềm vui duy nhất của bố mẹ Hạnh là sự ham học của hai đứa con trai. Sáu tuổi, nhìn các bạn trong xóm được đi học, Hạnh thèm lắm. Thương con, ông bà Hiền cũng đành chịu vì ai dạy cho người mù. Hạnh nằng nặc đòi bố mẹ cho đến trường, thương chú bé mù thích học, nhà trường đã cho Hạnh vào lớp học với tư cách là dự thính. Tuy không viết được nhưng Hạnh có trí nhớ rất tốt, những lời cô giáo giảng trên lớp Hạnh đã nhớ hết và về nhà kể lại cho bố mẹ nghe.

 

Với các môn học thuộc lòng thì Hạnh luôn dẫn đầu lớp về học tập, đến những môn Tự nhiên thì Hạnh học trước ở nhà do bố mẹ dạy, đặc biệt với môn Hình học bố Hạnh đã căng dây lên tường để em lần theo đó để học. Do vậy, kết quả học tập của Hạnh luôn đạt loại khá trong lớp.

 

Càng học lên cao, Hạnh càng gặp khó khăn về các môn tự nhiên, công thức, con số, hơn nữa lúc đó ở huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh không có ai dạy chữ nổi. Lòng ham học của Hạnh tưởng chừng như vụt tắt tại đây. Rất may, cho Hạnh đến năm học cấp III, Hội người mù Hà Tĩnh đã có chương trình chữ nổi Braille, nhưng Hạnh lại chưa biết viết chữ nổi. Tuy vậy, em vẫn kiên trì học chữ. Viết chữ nổi tốn rất nhiều giấy, gia đình lại khó khăn, lo đủ cơm ăn cho các con là sự cố gắng lớn. Bố Hạnh phải góp từng mảnh giấy để bồi lại làm giấy bản cho con viết chữ nổi. Cảm phục trước tấm gương hiếu học này, Sở GD – ĐT Hà Tĩnh đã đặc cách xét tốt nghiệp THPT cho Hạnh.

 

Tốt nghiệp hai bằng đại học

 

Sau khi được đặc cách tốt nghiệp THPT, Hạnh rất tự tin vào kiến thức của mình và ước mơ trở thành thầy giáo, nhưng không có trường đại học nào dạy cho nguời mù. Dịp may đã đến với Hạnh khi Đài Tiếng nói Việt Nam mở ra chương trình đào tạo từ xa trên làn sóng phát thanh, Hoàng Xuân Hạnh đã trở thành sinh viên ngành Quản trị kinh doanh.

 

Đến năm thứ 2, Hạnh được Viện đại học Mở Hà Nội đặc cách nhận vào học. Khó khăn cho người sáng mắt ngoại tỉnh ở Hà Nội đã khó thì với người mù càng khó hơn. Hạnh phải đi thuê nhà, ngày học ở Trung tâm của Hội người mù Việt Nam, tối đến đi học tại Viện Đại học Mở.

 

Nỗi khổ lớn nhất đối với Hạnh là việc đi lại. Hạnh đã chắt chiu dành dụm tiền để thuê xe ôm trở đi học hàng tháng. Thương người bạn mù ham học, một cô gái sáng mắt làm việc ở Tư Hội người mù Vịêt Nam đã tình nguyện đưa Hạnh đi học mỗi buổi tối, người đó đã tiếp thêm sức mạnh cho Hạnh giữa cuộc đời này.

 

Sau khi tốt nghiệp đại học hệ tại chức ngành Quản trị kinh doanh, ước mơ cháy bỏng của chàng trai tật nguyền đã trở thành hiện thực sau bao năm phấn đấu không mệt mỏi, Hạnh được giữ lại làm giáo viên tại trường dạy nghề của Hội người mù Việt Nam. Không dừng lại ở đó, Hạnh tiếp tục đăng ký theo học Ngành Triết học khoa Quản lý Xã hội trường ĐH KHXH& NV.

 

“Tôi không muốn mọi người nhìn tôi bằng ánh mắt thương hại. Tôi muốn vươn lên thoát khỏi số phận của mình, không chỉ cho riêng mình mà còn cho cả những người cùng cảnh ngộ”. Có lẽ vì thế với nghề tẩm quất được học ở trường cùng với số tiền ít ỏi ban đầu vỏn vẹn 3 triệu đồng, Hạnh đã mở cửa hàng tẩm quất. Ban đầu chỉ có 2 anh em làm. Với đức tính thật thà và được đào tạo bài bản về nghề tẩm quất , cửa hàng 2 hai anh em ngày càng đông khách. Hạnh đã thuê thêm gần 10 người thợ cũng là những người mù ở các tỉnh về làm với thu nhập từ 1 triệu đến 1,5 triệu/tháng.

 

Cuộc sống của Hạnh ngày càng ổn định. Cảm phục trước nghị lực của Hạnh, cô gái sáng mắt làm “xe ôm” cho anh ngày nào đã đem lòng yêu và vượt qua bao lời dị nghị của bạn bè, ngăn cản của gia đình để xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc bên người bạn đời mù nhưng đầy nghị lực.

 

 Hồng Hạnh

 

Theo Dân trí ( 

Thứ Hai, 09/01/2006 - 10:2 

Lượt xem : 13947 Người đăng : admin

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo