Trang chủ --> Tin tức Hoàng Kim --> HAI ANH EM MÙ VÀ KHÁT VỌNG ĐI TÌM ÁNH SÁNG
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

HAI ANH EM MÙ VÀ KHÁT VỌNG ĐI TÌM ÁNH SÁNG

(Hoàng Kim) - Bằng nghị lực và tinh thần yêu lao động họ đã vượt lên số phận, hòa nhập với cộng đồng, sống có ích, mang lại công ăn việc làm cho những người cùng cảnh ngộ. Đó là hai anh em Hoàng Xuân Hạnh ( 35 tuổi ) và Hoàng Xuân Lĩnh ( 29 tuổi ) – Chủ cơ sở tẩm quất của người mù mang tên Hoàng kim trên đường Hoàng Hoa Thám– Hà Nội ( số nhà 18 ngõ 639, Vĩnh Phúc,  Quận Ba Đình, Hà Nội.

   

Khát vọng học tập từ trong đêm tối

 Ảnh Hoàng Xuân Hạnh trong lễ nhận bằng cử nhân

 

Sinh ra trong một gia đình nghèo, ở thị trấn Kì Anh, Hà Tĩnh. Bố mẹ của Hạnh và Lĩnh là thương binh và đều bị nhiễm chất độc da cam. Ba anh chị em trong gia đình đều có vóc dáng khôi ngô, kháu khỉnh nhưng đều bị mù. Người chị gái đầu lại còn bị ảnh hưởng thần kinhHai anh em Hạnh, Lĩnh tuy khó “đôi con mắt”, nhưng đôi tay và khối óc của họ lại khát khao vươn tới chân trời tri thức, mong được học tập và làm việc như những người bình thường.

Bố mẹ Hạnh, Lĩnh đã cố gắng hết sức mình để các con được đến trường, được vui cùng bạn bè. Ngày hè gió lào quạt lửa hay ngày đông giá buốt, người bố vẫn cần mẫn chở các con đến trường trên chiếc xe đạp cũ. Hai anh em đến lớp chủ yếu là nghe giảng bởi khả năng viết rất hạn chế. Nhờ có trí nhớ tốt nên Hạnh học rất khá. Buổi tối bố cậu thường đọc sách cho các con nghe, khi học đến môn hình học thì bố cậu lại tô hình lên tranh bìa, rồi cắm đinh căng lên bảng cho hai anh em sờ và ghi nhớ.Cứ như vậy đến năm cuối cấp THCS kết quả tốt nghiệp của Hạnh đã gây ngỡ ngàng cho thầy cô và bạn bè. Lên THPT bài tập nhiều không ghi chép được. Hạnh đã dùng phấn viết khắp sân nhà, đến năm lớp 12 Hạnh mới được tiếp cận chữ Braille danh cho người mù. Trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh đã xét đặc cách tốt nghiệp cho Hạnh. Noi gương anh cậu em Xuân Lĩnh cũng rất cố gắng và luôn đạt kết quả cao trong học tập.

 

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Hoàng Xuân Hạnh được Viện Đại học mở nhận vào học hệ đại học từ xa ngành quản trị kinh doanh qua Đài tiếng nói Việt Nam. Hạnh vừa học tập vừa công tác ở Hội người mù của tỉnh. Trước những tình cảm bạn bè, sự vất vả lo toan của bố mẹ danh cho mình, anh đã làm rất nhiều thơ tặng họ. Thơ Hạnh đã có mặt trong tập “dạ lan hương” – tập thơ của những người khiếm thị. Trong bài thơ tặng mẹ, anh đã viết: mẹ thấp gầy bé nhỏ/ mà long mẹ bao la/ Cao hơn mọi đỉnh núi/ Đẹp hơn mọi loài hoa. Hay khi điện về làng, Hạnh đã thốt lên: Điện đã về mọi người vui hớn hở/ mắt em mù giọt lệ rưng rưng.

 

Khởi nghiệp và tình yêu :

 

Năm 1997 Hạnh được cử là giáo viên ở trung tâm hội người mù trung ương. Để củng cố cho công việc anh đã thi vào ngành quản lý xã hội thuộc khoa Triết Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

Cuộc sống xa nhà với bao điều phải lo toan, cậu em Xuân Lĩnh lại tiếp bước con đường của anh trai thi đỗ vào Khoa tâm lí học cùng trường với anh. Trước hoàn cảnh đó hai anh em đã bàn với nhau mở một cơ sở tẩm quất để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Ban đầu vốn chỉ vỏn vẹn 10 triệu đồng. Tiền công, thuê địa điểm đã mất 5 triệu đồng trong 3 tháng. Số còn lại là sắm sửa trang thiết bị. Lúc đầu cơ sở có hai giường và hai anh em lấy công làm lãi. Được học nghề một cách bài bản, với đức tính chịu thương chịu khó sau ba tháng khách đến với họ ngày càng đông nên phải tuyển thêm người làm. Đến nay cơ sở đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 8 người cùng cảnh ngộ. Những tháng mùa hè khách thường đến rất đông, thời điểm cao nhất tiền công cho nhân viên có tháng lên đến 2,4 triệu đồng. Trừ những chi phí điện nước, tiền thuê cơ sở, tiền lương cho anh em. Số còn lại đầu tư thiết bị và chi tiêu cho việc học tập và cuộc sống hàng ngày.

Trong thời gian công tác ở hội Hạnh đã gặp được người con gái của đời mình, Là chị Vũ Kim Anh – Một người con gái xứ Quảng dịu dàng, chung thủy. Chị đã tự nguyện chở anh đến trường suốt 4 năm học. Chị là “ Đôi mắt “ của anh, động viên anh trong học tập và trong cuộc sống. Yêu nhau 5 năm trời hai người gặp rất nhiều khó khăn từ phía gia đình và bạn bè của Kim Anh. Hạnh đã vào tận Quảng Ngãi để thuyết phục gia đình người yêu. Tiếp xúc với anh trí tuệ và bản chất con người anh đã thuyết phục họ. Đám cưới của anh chị được diễn ra sau đó với sự có mặt của hai bên gia đình,  bè bạn. Mỗi buổi sáng thức dậy chị trở anh đến trung tâm rồi mới đến cơ quan ( Hiện nay, chị là nhân viên hành chính của thời báo kinh tế ). Chỉ còn mấy tháng nữa là cậu em Xuân Lĩnh ra trường, Lĩnh cũng đã có người yêu, hai anh em đang có những dự định mới để phát triển cơ sở tẩm quất Hoàng Kim.

Cuộc sống chẳng bao giờ bằng phẳng, đã khó lại càng khó khăn với những người khuyết tật.  Nhưng thành công sẽ đến nếu chúng ta biết vượt qua những thử thách của số phận, cuộc đời.Trong căn nhà nhỏ của họ, giờ đây, mỗi buổi chiều về luôn có những bữa cơm đầm ấm, những câu chuyện tâm tình. Những trang sách dạy họ biết ước mơ và giữ niềm tin vào cuộc sống.

(  TheoBáo gia đình và trẻ em 2008 )  
 

Lượt xem : 15543 Người đăng : admin

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo