Trang chủ --> Tin tức Hoàng Kim --> Chàng cử nhân mù mở dịch vụ tẩm quất
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chàng cử nhân mù mở dịch vụ tẩm quất

Dù bị mù nhưng Hoàng Xuân Hạnh vẫn thi đỗ và tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Anh hiện là giáo viên, chủ thương hiệu tẩm quất nổi tiếng Hoàng Kim ở Hà Nội. 

Hoàng Xuân Hạnh đang lướt web tìm thông tin nhờ phần mềm hỗ trợ tiếng nói Ảnh: Hữu Cẩm
Hoàng Xuân Hạnh đang lướt web tìm thông tin nhờ phần mềm hỗ trợ tiếng nói Ảnh: Hữu Cẩm.

Ở xã nghèo Kỳ Châu (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), không ai là không biết hoàn cảnh thương tâm của gia đình Hoàng Xuân Hạnh. Bố Hạnh, ông Hoàng Xuân Hiền, từng là chiến sỹ lái xe, chuyên chở hàng cho chiến trường Quảng Trị và Lào. Mẹ Hạnh, bà Hoàng Thị Duyễn, là thanh niên xung phong ở Lào. Vì ông Hiền bị nhiễm chất độc da cam nên ba chị em Hạnh, đều bị mù.

Năm Hạnh lên 6 tuổi, bố dẫn đến trường nhưng ban giám hiệu không cho học. “Nài nỉ mãi, người ta mới cho theo học dự thính lớp một”, Hạnh kể. Sau một năm theo học, vì lực học khá nên được nhà trường cho học chính thức. Vì chữ nhỏ Hạnh không đọc được nên hình thức học lúc này là viết bằng chữ to rồi về nhà nhờ bố mẹ đọc cho nghe.

Hạnh đã học như thế suốt thời gian cấp một và cấp hai. Sau khi học hết cấp hai, vì các trường phổ thông trong huyện chưa có lớp dạy cho người mù nên Hạnh theo cha ra Hội Người mù Hà Tĩnh học chữ nổi. Hạnh tâm sự, năm 1994, sau khi tốt nghiệp cấp ba, khát vọng cháy bỏng lúc đó là được học ở một trường sư phạm. Dù hồ sơ gửi đi nhiều lần nhưng cái Hạnh nhận được chỉ là sự im lặng.

Không dừng bước, Hạnh bắt đầu lao đầu vào học tiếng Anh và tiếng Trung. Rồi sau đó đăng ký học đại học từ xa ngành Quản trị kinh doanh, Khoa Đài Tiếng nói Việt Nam của Viện Đại học Mở Hà Nội. Sau hai năm theo học, Hạnh không đỗ vì nhà trường không chấm được chữ nổi.

Để động viên, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam lúc đó đã về tận nhà tặng Hạnh đài cát sét để có điều kiện tự học tiếng Anh. Năm 1997, Trung ương Hội Người mù Việt Nam gửi thư mời Hạnh ra Hà Nội học giáo viên nguồn.

Trong số 20 người được mời, sau khi thi tuyển chỉ còn 6 người đỗ, trong đó có Hạnh. Sau đó, Hạnh làm giáo viên dạy văn hoá, dạy phục hồi chức năng và dạy tin học cho Hội Người mù Việt Nam. Trong quá trình giảng dạy ở Trung tâm Đào tạo Cán bộ phục hồi Chức năng (thuộc Hội Người mù Việt Nam), năm 2000, Hạnh thi đỗ Khoa Triết học (ngành Quản lý xã hội) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Vì là khoá đầu tiên đào tạo sinh viên mù nên nhà trường phải trang bị máy đánh chữ. Khi học, Hạnh viết bằng chữ nổi, nhưng khi thi lại phải viết bằng máy đánh chữ để thầy cô chấm điểm. Để có tiền học đại học, ban đêm, Hạnh cùng em trai Hoàng Quốc Lĩnh đi tẩm quất tại nhà khách hàng.

Đầu năm 2004, Hạnh khai trương cửa hàng tẩm quất Hoàng Kim (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội). Hạnh cho biết, Hoàng Kim tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 10 người mù với mức thu nhập trung bình 2,5 triệu đồng/tháng, trong đó có người thu nhập 5 triệu đồng/tháng.

Đến nay, hơn 20 nhân viên Hoàng Kim đã có vốn và tự mở cơ sở tẩm quất người mù ở nhiều địa phương. Khách hàng tiềm năng của Hoàng Kim đã lên tới 500 người.

Mơ ước của Hạnh là lập trang web cho người mù Việt Nam để có thể giới thiệu cơ sở tẩm quất của người mù ở các địa phương; bài viết về xoa bóp, bấm huyệt, gương sáng người mù, phần mềm hỗ trợ tiếng nói cho người mù...

 

Phong Cầm - Hữu Cẩm

 

Hoàng Kim ( Theo Tiền Phong ngày 18 / 4 / 2011 ) 

  

Lượt xem : 21376 Người đăng : admin

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo