Trang chủ --> Tin tức Hoàng Kim --> Người mù tẩm quất: Hút khách với đôi tay thần kỳ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người mù tẩm quất: Hút khách với đôi tay thần kỳ

Hà Nội giờ tràn lan những quán tẩm quất ở khắp các con đường, ngõ hẻm nhưng tấm bảng hiệu: “Hoàng Kim - Cơ sở tẩm quất của người mù” tọa lạc tại số 12, ngõ 639 đường Hoàng Hoa Thám vẫn khiến nhiều người tò mò kèm chút băn khoăn muốn khám phá.

Không ánh sáng hồng mờ, không rèm che phấp phới, nơi đây hàng ngày có 7 người mù trong những bộ quần áo  giản dị, mộc mạc, đôi khi có gương mặt còn bị che lấp với chiếc kính màu đen sẫm.

Những mảnh đời bất hạnh
 
Đôi tay thoăn thoắt đập bồm bộp, chốc chốc lại thay đổi các động tác, vừa tẩm quất cho khách, Phạm Văn Tuyên, (23 tuổi) vừa tâm sự về cuộc sống và công việc của mình.
 
ảnh em Tuyên( nhân viên Hoàng Kim)
 

Cao 1m 83, dáng người dong dỏng, nước da sáng, khôi mặt khôi ngô, có lẽ gặp lần đầu ít ai phát hiện ra Tuyên là người khuyết tật. Tuyên quê ở Quảng Bình và đôi mắt của anh chỉ còn 1/10 thị lực.

Tuyên kể, anh bị mù bẩm sinh, hồi đầu anh rất mặc cảm về thân phận của mình nhưng kề từ khi gia nhập vào Hội người mù, được học nghề và sống trong môi trường đồng cảnh ngộ anh đã tìm được niềm vui cho mình.

Trước kia, khi còn ở quê, chưa được học nghề, Tuyên làm những công việc nặng như đi bốc gạch, cát thuê rất vất vả. Từ đầu tháng 10/2009, Tuyên được đi học nghề tẩm quất ở Trung tâm phục hồi chức năng cho người mù. Sau ba tháng rưỡi học nghề, anh có thể thành thạo các động tác và làm việc tốt.

Chị Lê Thị Xuân, 30 tuổi, quê ở Quảng Trị có kinh nghiệm gần hai năm làm nghề. Chị Xuân bộc bạch: “Trước đây ở nhà, mình cùng mọi người đi cuốc đất, làm cỏ, trồng lạc. Tuy nhiên do mắt không nhìn thấy được nên làm rất khó khăn.”
 
Em Xuân (nhân viên Hoàng Kim)

Hiện tại, công việc tẩm quất rất phù hợp với sức khỏe của chị, bởi không đòi hỏi nhìn và đi lại nhiều và phần nào mang lại một nguồn thu nhập ổn định.

Bước từ tầng hai xuống với chiếc kính đen che nửa khuôn mặt cùng kiểu đi đặc trưng của người khiếm thị, anh Võ Minh Tuấn (38 tuổi) vừa kết thúc 1 tiếng tẩm quất cho một vị khách trung niên.

Trong một tai nạn khi đi làm cách đây 14 năm, anh Tuấn đã bị mù hoàn toàn. Sau ba năm chán nản, mất bình tĩnh với cảnh ngộ của mình, được sự động viên của bạn bè, gia đình, anh Tuấn đã gia nhập hội người mù, đi học chữ nổi và học tẩm quất.

Giờ đây, với anh Tuấn cũng như các bạn đồng cảnh ngộ xung quanh, cơ sở tẩm quất như là một ngôi nhà hạnh phúc của mình.

Hút khách bằng đôi tay thần kỳ

Tại cơ sở tẩm quất của những người mù, căn phòng tiếp khách tầng 1, rộng hơn 20m2 tuềnh toàng, giản dị như chính những con người nơi đây vậy. Bộ ghế sôpha màu nâu vàng đã cũ, xẹp xuống bẹp dí, có chỗ còn bung cả lớp vải để lộ ra tấm mút trắng. Vậy mà quán này ngày nào cũng thu hút khách đều đều.

Với những kiến thức cơ bản đã được học ở trường, cùng với những kinh nghiệm xoa bóp tẩm quất lâu năm, các nhân viên ở đây khá thành thạo trong việc giúp khách xác định điểm đau, xoa bóp, bấm huyệt, soi đèn hồng ngoại phục hồi chức năng và chữa một số bệnh thông thường khá hiệu quả.

Cở sở còn có ba tầng khác là các phòng tẩm quất, hầu hết đều rất đỗi đơn sơ với chiếc giường giản dị không rèm che, một bóng đèn tuýp, một cái đài để mở nhạc cho không khí bớt trống trải.

Trong 7 nhân viên trong cơ sở, có 3 trường hợp bị mù hoàn toàn,  4 người còn lại thị lực cũng chỉ là 1/10.

Thế nhưng, dường như ông trời bù đắp cho họ những đôi tay diệu kỳ, sức hút không chỉ với khách quen. Hàng ngày, cơ sở này thường đón khoảng 30 khách hàng.

Dịch vụ ở đây khá đa dạng mà giá lại rất hợp lý. Chẳng hạn, tẩm quất tăng cường sức khỏe trong 60 phút có giá 50.000 đồng, xông hơi và tắm nóng lạnh là 30.000 đồng/người, giác hơi chỉ với 10.000 đồng, hay massage da mặt với 25.000 đồng/người....

Địa chỉ tin cậy

Một khách hàng tên Trọng Tuấn (49 tuổi) ở quận Đống Đa cho biết bản thân anh là người hay ngồi văn phòng và có tiền sử bị đau lưng nên anh đến cơ sở này thường xuyên và rất hài lòng với dịch vụ ở đây. Anh bảo họ làm việc tốt và rất có trách nhiệm.

Chị Nguyễn Thị Mai ở Hoàng Hoa Thám thì lại còn hay đi cùng cả chồng đến cơ sở Hoàng Kim vì "các nhân viên khuyết tật của cơ sở làm việc  rất nghiêm chỉnh và nhiệt tình, nên nhiều khi chồng có đến đây một mình  thì tôi cũng thấy rất yên tâm, không hề nghi ngờ.”    

Cứ thế, nơi hội tụ những mảnh đời kém may mắn này đều đều đón khách, phục vụ tận tình và để lại ấn tượng tốt. Và vì thế, những con người vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng nhưng vẫn tìm được niềm vui trong cuộc sống, có việc làm để có thu nhập, có người bầu bạn để tiếp thêm nghị lực sống./.
 
Thùy Giang (Vietnam+)  
18/04/2011 | 14:55:00
 
Lượt xem : 18510 Người đăng : admin

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo