Trang chủ --> Xoa bóp --> 14 PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XOA BÓP CÁC HUYỆT
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

14 PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XOA BÓP CÁC HUYỆT

(Hoàng Kim) - 1. Phương pháp ấn  

 

 Phương pháp ấn là phương pháp dùng tay hoặc que châm ép chặt vào vị trí thực hiện

Cách làm:

  • Phương pháp ấn ngón tay: Dùng ngón tay thực hiện lực ép từ 0,25 – 3 kg.
  • Phương pháp ấn bàn tay:  Dùng bàn tay thực hiện lực ép tù 1- 5 kg
  • Phương pháp ấn đẩy: Dùng gậy châm thực hiện lực ép từ 0,05 – 0,25 kg


             
 

2/ Phương pháp xoa

 Phương pháp xoa là Phương pháp dung tay đặt vào vị trí thực hiện, khớp cổ  tay với cánh tay trước, xoa theo hình tròn

Cách làm:

  • Dùng ngón tay thực hiện đặt vào một vị trí nào đó với mức độ dịch chuyển nhẹ, lực ép 0,2 - 0,5 kg với tần suất một phút là 60 – 120 lần
  • Dùng bàn tay thực hiện, bàn tay duỗi tự nhiên đặt vào một vị trí nào đó với mức độ dịch chuyển lớn, lực ép 0,15 – 1 kg vói tần suất một phút là 45 – 60 lần



 

3/ Phương pháp đẩy

Là phương pháp dùng tay hoặc que châm ép chặt vào vị trí thực hiện, chờ lực điểm không dịch vị, tiến hành đẩy theo đường thẳng một hướng

Cách làm:

  • Phương pháp đẩy ngón tay: Dùng một hoặc 2 tay tiến hành thực hiện nhiều lần lực ép là 0,25 – 5 kg với tần suất 1 phút 60 – 90 lần
  • Phương pháp đẩy khuỷu tay:  Dùng đầu khuỷu tay thực hiện lực ép 2,5 – 10 kg, với tần suất 1 phút là 45 – 60 lần
  • Phương pháp đẩy que: Dùng que châm thực hiện lực ép là 0,05 – 0,25 kg với tần suất 1 phút là 60 – 120 lần



 

4/ Phương pháp day

Là phương pháp dùng tay hoặc que châm ép chặt vào vị trí thực hiện, tiến hành day lên trên xuống dưới, qua trái qua phải

Cách làm:

Tiến hành day lực ép từ 0,7 – 2,5 kg với tần suất 1 phút là từ 60 – 90 lần

Phương pháp dùng bàn tay:Dùng bàn tay tiến hành lực ép từ 0,5 – 5 kg với tần suất 1 phút là 45 – 75 lần

Phương pháp day que:dùng que châm thực hiện lực ép 0,1 – 0,3 kg với tần suất 1 phút 60 – 150 lần
 

5/ Phương pháp xát

Là phương pháp đặt tay vòa vị trí thực hiện, tiến hành đẩy xát theo đường thẳng

Cách làm:

  • Phương pháp xát ngón tay: Chụm ngón trỏ và ngón giữa lại, ngón giữa ở trên hoặc ở dưới, tiến hành đẩy xát theo đường thẳng ở ngón tay người bệnh hoặc vị trí mũi của người bệnh, lực ép là 0.05 – 0,25 kg, với tần suất mỗi phút là 120 – 240 lần
  • Phương pháp xát bàn tay: Bàn tay duỗi tự nhiên lấy khớp vai làm điểm tựa, thông qua vận động co duỗi của khớp khuỷu tay, làm cho bàn tay xát đi xát lại, lực ép là 0,25 – 0,5 kg, với tần suất mỗi phút là 120 – 180 lần


              
 

6/ Phương pháp rung

Là phương pháp dùng tay ép chặt vào vị trí thực hiện, tiến hành rung liên tục không ngớt từ nhẹ đến mạnh

Cách làm:

  • Phương pháp rung ngón tay: Dùng lực ở đầu ngón tay lực ép 0,15 – 1,5 kg với tần suất mỗi phút là 150 – 240 lần
  • Phương pháp rung bàn tay: Dùng gốc 2 bàn tay chồng lên nhau, lực tập trung ở gốc bàn tay, lực ép 0,5 – 3 kg, vơi tần suất mỗi phút là 120 – 180 lần



 

7/ Phương pháp kéo

Là phương pháp dùng đốt ngón giữa của ngón trỏ và giữa, gập lại kẹp vào da ở vị trí thực hiện, vừa kẹp vừa thả, kéo hướng lên hoặc hướng ra ngoài, lực ép 0,2 –1 kg với tần suất mỗi phút là 60 – 90 lần
 

8/ Phương pháp lay

 Là phương pháp tiến hành vận động theo vòng tròn hoặc luân hồi

Cách làm:

  • Phương pháp lay tai: Dùng ngón cái và ngón trỏ cầm vào mé ngoài của tai ngoài lay theo hình tròn, vời tần suất mỗi phút là 60 – 90 lần
  • Phương pháp lay cổ: Một tay nắm vào sau gáy của nguồi bệnh, tay kia cầm vào hàm dười của nguồi bệnh, lay nhiều lân sang trái phải theo vòng tròn, vặn sang một bên cách đột ngột với góc 60 – 75 độ , vặn ngược lại một lần, khi vặn nên thuận theo tựu nhiên không cần bắt buộc xương  phải có tiếng kêu
  • Phương pháp lay vai: Một tay đặt vào vai của người bệnh, tay kia đặt vào khớp khuỷu tay, vặn theo vòng lên trên xuống dưới
  • Phương pháp lay chân: Người bệnh nằm ngửa, một chân duỗi thẳng, chân kia gập đầu gối, một tay của y tá nắm vào gót chân của người bệnh, tay kia giữ vào đầu gối, vặn khớp chân kéo vòng lên trên ax xuống dưới


              hình minh họa
 

9/ Phương pháp bẻ

Là phương pháp dùng lực với hướng tương phản để bẻ hai tay lần lượt nắm vào vị trí nhất định của nguời bệnh

Chú ý: Khi thực hiện dùng lực phải ổn định, động tác phải hài hòa, mức độ bẻ không được vượt quá phạm vi hoạt động sinh lý thông thường của chi thể người bệnh
 

10/ Phương pháp véo

 Là phương pháp dùng móng tay véo ấn vào vị trí thực hiện, nốt véo không làm rách da là được
 

11/ Phương pháp vỗ

Là phương pháp dùng mu ngón tay nhẹ nhàng khéo léo búng vỗ vào vị trí thực hiện, xét kỹ tình hình để dùng lực, với tần suất mỗi phút là 60 – 180 lần
 

12/ Phương pháp vặn

 Là phương pháp dùng ngón cái và ngón trỏ cầm vào vị trí thực hiện,hai ngón tay vặn ngược lại dần dần vận động lên trên xuống dưới, khi thực hiện động tác nên linh hoạt nhanh nhẹn, lực ép là 0,05 – 0,2 kg  với tần suất mỗi phút là 60 – 120 lần
 

13/ Phương pháp cạo

Là phương pháo dùng mé ngoài khớp giữa của ngón trỏ, ngón giữa sau khi gập cong, hoặc phía trơn của móng tay, lược chải đầu, muôi múc canh men theo biểu bì vị trí thực hiện tiến hành cạo từ trên xuống dưới, đến khi da cục bộ thấy đỏ thì thội
 

14/ Phương pháp cõng

Là Phương pháp cõng áp lưng với lưng người bệnh, hai khuỷu tay gập khoác vào hai khuỷu tay người bệnh, cong lưng về phía trước, cõng người bệnh lên khỏi mặt đất lắc lưng của người bệnh

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 24934 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo