Trang chủ --> Kinh doanh --> Ẩn ý trong lời nói của sếp
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Ẩn ý trong lời nói của sếp

 (Hoàng Kim) - Tại các văn phòng ta thường nghe thấy nhân viên tỉ tê bình phẩm “Này, lời nói của ông trưởng ban X chớ có tin ngay, coi chừng bị hố đấy” “Ai bảo cậu chỉ biết nhất nhất làm theo lời nói của ông ta mà chẳng chịu khó suy nghĩ gì cả!”.

 

            Thế mới biết phải nắm được ý tứ sâu xa của sếp, đó cũng là yêu cầu về năng lực của mọi nhân viên.

 

            Với sếp hay “khách sáo”:

            Có một loại sếp luôn luôn nói những câu khách sáo, lúc nào cũng tỏ ra tôn trọng nâng đỡ cấp dưới, ban phát lời khen có phần quá mức sự thật. Ví dụ: “Nếu không có cậu ở đó, mình chẳng còn biết xử trí ra làm sao nữa” “Trăm sự nhờ cậu đó”. Với những câu nói đó, bạn hãy chịu khó nghiền ngẫm thật kỹ, để nắm bắt được ẩn ý bên trong, và đưa ra cách ứng phó thích đáng. Bạn còn phải biết cách tùy cơ ứng biến, để luôn luôn hòa nhập với lãnh đạo, có nghĩa bên ngoài đón nhận sự tin cậy cao “tất cả trông nhờ vào cậu đấy”. Sau đó tỏ ra giả bộ như vô tình không biết để đưa sếp vào tròng. Ví dụ lúc đó bạn đáp “Cảm ơn sếp đã tin cậy tôi sẽ làm hết sức mình”. Cách ứng xử như vậy là thông minh sáng suốt và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mình có được một không gian thông thoáng để xoay xở.

              

            Với sếp chân tình:

            Một số sếp tương đối tôn trọng cấp dưới. Khi phải từ chối các đề nghị của nhân viên dưới quyền ông chú ý xem xét nhiệt tình công tác và lòng tự trọng của cấp dưới, không bao giờ từ chối thẳng thừng mà lúc đầu làm ra vẻ như đồng tình ủng hộ, sau đó mới vạch ra những điểm khác nhau giữa ý kiến của cấp dưới với tình hình toàn cục, kiểu ứng xử đó, nhìn qua tưởng như là xoa trước đấm sau, thực tình đã được ông suy nghĩ dàn dựng rất công phu. Là cấp dưới bạn phải biết cách lĩnh hội được ý nghĩ thật sự của sếp và mục đích mà sếp đã vạch ra.

            Ví dụ bạn đề đạt việc gì đó với sếp, được sếp trả lời “ý kiến của cậu rất tốt, tuy nhiên ở một số điểm không hoàn toàn ăn khớp với kế hoạch chung”. Trong trường hợp đó bạn phải hiểu ngay ý nghĩ thực của sếp. Chớ có đeo bám mà trình bày phương án của bạn hợp lý, chính xác ra làm sao, cũng đừng có bắt sếp tỏ rõ thái độ. Tốt nhất là bạn nên nói “Đây chỉ là ý nghĩ cá nhân của tôi, nếu như có chỗ nào đó mâu thuẫn với tình hình chung của công ty thì xin sếp cứ căn cứ vào tình hình toàn cục để bố trí công việc ạ!”. Trong lòng sếp lúc đó sẽ rất cảm ơn về cách ứng xử thông minh, biết điều của bạn, hai người sẽ thấy gần gũi chan hòa với nhau hơn, và điều đó hết sức có lợi cho bạn.

 

            Với dạng lãnh đạo hay đùn đẩy:

            Một số lãnh đạo thường rất vui vẻ chấp nhận đề nghị của bạn, nhưng sau đó lại đùn đẩy việc đó cho sếp ở cấp cao hơn, trường hợp đó bạn nên cân nhắc lại chữ “được” mà sếp vừa nói ra.

 

            Những người nắm cương vị lãnh đạo mà không muốn bộc lộ thái độ thật sự của mình bằng cách đùn đẩy cho cấp trên, thì những lời nói của sếp bao giờ cũng chứa đựng ẩn ý bên trong, qua thái độ bên ngoài có vẻ như sếp rất thông cảm đồng tình với bạn nhưng thực chất đôi khi trái hẳn, chỉ khi nào không thể không nói thì sếp sẽ nói “Mình đã nói với cậu rồi cơ mà” để lấy cớ thoái thác. Những người lãnh đạo thuộc dạng này không đáng tin cậy, nếu chẳng may bạn là cấp dưới của họ thì cần đặc biệt lưu ý.

 

Nguồn: Hoàng Kim

Lượt xem : 19307 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo