Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Chặng đường xây dựng và phát triển của Hội Người mù tỉnh Ninh Bình
tin tức nổi bật
-
Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
-
Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
-
Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
-
Góp máy tính cho người khuyết tật
-
Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
-
Những ngón tay dệt nên thần thoại
-
Quyển sách: Món ngon ngày tết
-
Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
-
video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
-
Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
-
Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
-
Người giàu không ở... hai con mắt
-
Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
-
Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
-
Hoàng kim trước thềm xuân mới.
-
Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
-
Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già

Chặng đường xây dựng và phát triển của Hội Người mù tỉnh Ninh Bình
Hội Người mù là tổ chức xã hội được Đảng lãnh đạo, Nhà nước bảo trợ và nhân dân giúp đỡ. Sau ngày tái lập tỉnh, Hội Người mù tỉnh Ninh Bình được thành lập theo giấy phép số 01/UBND-GP ngày 7-5-1992 của UBND tỉnh.
20 năm qua, Hội luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, bảo trợ của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, ủy ban MTTQ các cấp; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cùng với sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các huyện, thành phố, thị xã và các sở, ban, ngành, đoàn thể.
Đến nay, 8/8 huyện, thành, thị đều thành lập được tổ chức Hội; đã thành lập được 128 chi hội cơ sở với 1.935 hội viên/ 3.000 người mù trong toàn tỉnh.
Hàng năm, các cấp Hội nhận được sự hỗ trợ kinh phí hoạt động cho sự nghiệp. Cán bộ chủ chốt được hưởng phụ cấp lương theo hệ số của Nhà nước, một số được cấp kinh phí để đóng BHXH. Tỉnh hội, Thành hội Ninh Bình, Thị hội Tam Điệp được cấp đất và kinh phí để xây dựng trụ sở làm việc cao tầng. Còn lại các Huyện hội đều có trụ sở độc lập hoặc được bố trí văn phòng làm việc tại khối các Hội đoàn thể, được trang bị tiện nghi và đồ dùng làm việc khá đầy đủ.
Về công tác chăm sóc đời sống hội viên, đây được xem là nhiệm vụ chính trị, đồng thời là trách nhiệm rất quan trọng mà Tỉnh hội xác định là công tác trọng tâm và chiến lược của Hội.
Thông qua hoạt động này, hội viên được hưởng thụ quyền lợi về mặt tinh thần, văn hóa và vật chất, tạo sự gắn kết mật thiết giữa hội viên với các cấp Hội cơ sở. Do vậy, người mù tự nguyện xin vào Hội ngày càng đông và quyết tâm xây dựng Hội trở thành mái nhà chung của người mù ngày một vững mạnh hơn.
Để thực hiện tốt công tác chăm sóc đời sống hội viên, Tỉnh hội đã luôn phối hợp và tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ về kinh phí và vật chất của UBND tỉnh; Trung ương Hội người mù Việt Nam; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Giáo dục - Đào tạo...
Khi mới tái lập tỉnh, cả Hội có vài chục anh, chị em được học chữ Braile (chữ nổi của người mù). Đến nay, số hội viên được học chữ Braile và được học các lớp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã có 690 người. Nhiều hội viên đã trở thành giáo viên dạy chữ Braile dạy phục hồi chức năng cho người mù, hoặc trở thành cán bộ Hội, cán bộ quản lý các cơ sở sản xuất của Hội.
Để xóa đói thông tin, các cấp Hội đã cấp hàng nghìn chiếc radio cho hội viên bằng nguồn kinh phí vận động chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện... Kể từ khi được học chữ Braile, có chữ rồi như “Đã có ánh sáng cho người mù”, cán bộ hội viên đọc được báo cáo (Báo Đời Mới dành cho người mù) và những ấn phẩm do Trung ương Hội Người mù Việt Nam cấp. Có chữ, từng hội viên nắm bắt được những thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tình hình hoạt động của Hội, nhiều hội viên còn tích cực tham mưu các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ kính yêu, về đất nước, quê hương về pháp luật, về Hội Người mù Việt Nam. Nhiều tập thể và cá nhân đã đạt giải thưởng các cuộc thi.
Các cấp Hội đã thành lập 9 đội văn nghệ phối hợp tổ chức thành công liên hoan “Tiếng hát từ trái tim”. Đồng thời thành lập đoàn tuyển Tỉnh hội người mù Ninh Bình đi tham gia liên hoan lần thứ I, lần II, lần III và IV tại Trung ương Hội người mù Việt Nam đạt nhiều huy chương và bằng khen các loại. Ngoài ra, Hội còn tổ chức được 9 đội bóng lăn và đội đã được chọn đi dự Đại hội thể thao người khuyết tật khu vực Đông Nam Á (tức Paragame III tại Philippin).
Công tác đào tạo và dạy nghề thủ công luôn được chú trọng. Ban đầu Tỉnh hội chỉ có 1 cơ sở sản xuất bán tập trung của Thành hội Ninh Bình với gần 10 anh, chị em làm nghề chẻ tăm tre, làm chổi đót, se thừng nilon... đến nay Tỉnh hội đã có 24 tổ, nhóm cơ sở sản xuất dành riêng cho người mù với một số nghề mới như đan lát, dệt chiếu cói, xoa bóp bấm huyệt... thu hút 237 lao động. Doanh thu hàng năm đạt 1.427,8 triệu đồng. Thu nhập bình quân của các nghề thủ công từ 350.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. Riêng nghề xoa bóp, bấm huyệt cho thu nhập khá cao từ 1-2 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, Hội Người mù toàn tỉnh đã thực hiện hàng trăm dự án cho hơn 5.000 lượt hội viên vay vốn, thu hút thêm hơn 5.000 lượt người thân trong gia đình làm nghề thủ công, chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ buôn bán nhỏ... với tổng số tiền là 2.279 triệu đồng.
Nhiều người trước đây có hoàn cảnh éo le, gia đình thuộc diện đói nghèo triền miên thì nay đã được vay vốn, có việc làm đã xóa được đói, giảm được nghèo.
Tính đến hết năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của Tỉnh hội còn 10,5% (theo tiêu chí mới). Bên cạnh việc chăm lo đời sống cho hội viên, Hội còn đặc biệt chăm lo đến đời sống và sự tiến bộ của chị em phụ nữ mù, Tỉnh hội đã ký kết với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chương trình giới thiệu giúp đỡ chăm sóc chị em phụ nữ mù. Nhiều chị em đã phấn đấu đạt nhiều thành tích, được tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành các cấp Hội. Có những chị được bầu làm cán bộ chủ chốt của Hội như chị Phạm Thị Lý (thị xã Tam Điệp), chị Bùi Thị Hồng Vân (huyện Hoa Lư). Chị Đặng Thị Lương giữ chức Chủ tịch Hội người mù thành phố Ninh Bình; đồng thời giữ chức ủy viên Thường vụ Tỉnh hội người mù Ninh Bình.
Với những thành tích đã đạt được qua 20 năm xây dựng và phát triển, Tỉnh hội người mù Ninh Bình đã được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục - Đào tạo , UBND tỉnh và Trung ương Hội người mù Việt Nam tặng 461 bằng khen cho tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xây dựng Hội. Năm 2003 và năm 2009, Tỉnh hội được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, năm 2006 được UBND tỉnh Ninh Bình tặng cờ thi đua xuất sắc.
Trong thời gian tới, Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động để kết nạp thêm hội viên, nhất là lớp hội viên trẻ; tích cực tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền các địa phương để thành lập Chi hội mới tổ chức tốt các lớp dạy chữ, dạy nghề, tăng cường điều hành quản lý nâng cao chất lượng học và hành; tìm và dạy thêm nghề mới phù hợp với người mù; tranh thủ sự giúp đỡ của Phòng đối ngoại UBND tỉnh để tìm kiếm dự án dạy tiền hòa nhập cho trẻ em mù trong tỉnh; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước các Hội cơ sở được ký kết giao ước thi đua với khối đoàn thể tại các địa phương, phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu mà phương hướng nhiệm vụ hoạt động Hội nhiệm kỳ IV đã đề ra (năm 2008-2013).
Đặng Như Thái
(Chủ tịch Hội Người mù tỉnh)
Lượt xem : 58786
Người đăng :
Tags :
Chặng đường
xây dựng
phát triển
Hội Người mù
tỉnh Ninh Bình
người mù Ninh Bình
Hội người mù Ninh Bình
Các tin liên quan
- Để người khiếm thị bớt khổ!
- Vòng chung khảo liên hoan tin học dành cho người mù lần thứ nhất
- Nghề Tẩm quất người mù – Cơ sở pháp lý và cơ hội hòa nhập
- Hội người mù TP Hà Nội Khai mạc hội thảo “Dịch Vụ Tẩm Quất người mù - Thực trạng và giải pháp”
- NỘI DUNG THI LIÊN HOAN TIN HỌC DÀNH CHO NGƯỜI MÙ TOÀN QUỐC
- Thư mời tham dự hội thảo Dịch vụ Tẩm Quất người mù thực trạng và giải pháp
- HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH BẾN TRE VỚI CÔNG TÁC DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH BÌNH THUẬN VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY CHỮ, DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO HỘI VIÊN
- HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH HẢI DƯƠNG VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI MÙ
- HỘI NGƯỜI MÙ TP HỒ CHÍ MINH VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI MÙ VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỀN HOÀ NHẬP CHO THIẾU NIÊN MÙ
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
-
Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
-
Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
-
Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
-
Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
-
Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
-
Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
-
Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
-
Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
-
Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Ủng hộ từ thiện

Bình luận
Mai văn Quỹ
Ý kiến độc giả