Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Người khiếm thị khó học nghề
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người khiếm thị khó học nghề

Cần có sự chung tay của nhiều đơn vị liên quan để người khiếm thị có việc làm phù hợp, ổn định cuộc sống 

 Hình minh họa

“Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, cả nước hiện có hơn 1 triệu người khiếm thị nhưng chỉ có khoảng 15% trong số này được học nghề để có việc làm ổn định, tự nuôi sống bản thân”. Ông Tạ Văn Doanh, Tổng Biên tập Báo Giáo dục TPHCM, bày tỏ trăn trở như vậy tại hội thảo về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khiếm thị do Báo Giáo dục TPHCM phối hợp với các đơn vị tổ chức mới đây.

Hạn chế nghề học

Theo ông Nguyễn Đình Kiên, Chủ tịch Hội Người mù TPHCM, việc học nghề đối với người khiếm thị còn nhiều khó khăn: “So với các dạng tật khác, nghề dành cho người khiếm thị không đa dạng, phong phú nên việc tìm nghề để đào tạo cho họ là rất khó khăn”.

Thống kê của Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH cho thấy hệ thống trường và các trung tâm thuộc Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH đang đào tạo khoảng 300 ngành nghề khác nhau nhưng ngành nghề cho người khiếm thị rất ít, chủ yếu là nghề massage, thêu, làm hoa khô, sơn mài, hoa lụa, thủ công mỹ nghệ, công nghệ thông tin… Trong các ngành nghề trên, nghề massage dễ đào tạo và thu nhập ổn định hơn những ngành nghề khác. Vì vậy, Trung ương Hội Người mù Việt Nam đang xem nghề massage là nghề mũi nhọn để giúp người khiếm thị mưu sinh.

Dạy vi tính cho học sinh khiếm thị ở Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu- TPHCM. Ảnh: Vĩnh Tùng

Tuy nhiên, do nghề massage là một dịch vụ đang phát triển nên người bình thường cũng rất chuộng, vô hình trung dẫn đến cạnh tranh giữa đối tượng người bình thường và người khiếm thị. Điều này dễ nhận thấy khi TPHCM có rất nhiều trung tâm massage nhưng chỉ có 14 trung tâm của

Người khiếm thị

.

Ngoài nghề massage, những người làm công tác liên quan đến người khiếm thị cũng đang phát triển và đẩy mạnh ngành công nghệ thông tin. Dù vậy, nghề này đang gặp nhiều thử thách và chỉ dừng lại ở mức độ là công cụ hỗ trợ chứ không phải là một nghề dành cho người khiếm thị. Ông Đặng Hoài Phúc, Giám đốc Trung tâm Tin học Vì người mù Sao Mai, nhận định: “Các phần mềm dạy tin học cho người khiếm thị chủ yếu là tiếng Anh nên gây trở ngại rất lớn để người khiếm thị tiếp cận với ngành công nghệ thông tin”.

Cần nhiều đơn vị chung tay

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, cái khó nhất trong vấn đề đào tạo nghề và việc làm cho người khiếm thị là chưa nhận được sự đồng thuận từ nhiều doanh nghiệp. Các cơ quan, doanh nghiệp không muốn sử dụng người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng.

Bà Hà Thanh Vân, Hiệu trưởng Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, đề nghị bên cạnh việc đẩy mạnh phục hồi chức năng, có công cụ trợ giúp người khiếm thị đi lại, bản thân các đơn vị, trung tâm có chức năng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người khiếm thị cần tăng cường xã hội hóa công tác dạy nghề và tạo việc làm bằng hình thức liên kết với các trường cao đẳng, đại học, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, người khiếm thị phải nỗ lực học văn hóa, học nghề và trang bị các kỹ năng cần thiết để hòa nhập vào thị trường lao động, tìm cho mình một việc làm phù hợp.

Theo Sở LĐ-TB-XH TP, TPHCM có 1.947 người mù. Hiện sở đang phối hợp với Hội Người khuyết tật châu Á – Thái Bình Dương xúc tiến việc thành lập Trung tâm Sống độc lập cho người khuyết tật.
 Theo Người Lao Động
 

Lượt xem : 36645 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo