Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Chuyện ứng xử bất công với người khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chuyện ứng xử bất công với người khuyết tật

 

Trong cuộc sống hòa nhập với cộng động, người khuyết tật thường gặp nhiều rào cản, gặp những nỗi buồn tủi và cách ứng xử phân biệt đối xử, dè bỉu, chế nhạo, khinh thường của những người thiếu ý thức nhân văn trong quan hệ với người có số phận không may mắn bị khuyết tật.

 

Trò chuyện với các em, các cháu khuyết tật, tôi nghe được nhiều chuyện phiền lòng như: Các cháu khuyết tật đi thuê nhà trọ rất khó vì nhà chủ họ ngại xui xẻo, hay sợ trách nhiệm. Người bình thường với trình độ, bằng cấp như chúng cháu nhưng họ dễ được cơ quan, nhà máy, công ty tuyển dụng, còn khuyết tật như chúng cháu thì rất khó tìm được việc làm. - Nếu có người tốt bụng nhận Người khuyết tậtvào làm việc cũng không mạnh dạn tin tưởng giao việc đúng chuyên môn được đào tạo, họ chỉ xem việc nhận người khuyết tật vào làm việc như một hình thức làm từ thiện!.

 

Trên đây là những điều phiền lòng với người khuyết tật trong cuộc sống hòa nhập cộng đồng, những điều dễ nhận thấy nhưng còn có những điều vì vô ý, vô tình phân biệt đối xử mà gây tổn thương tới người khuyết tật như: - Một anh bạn bắt tay chúc mừng bạn khuyết tật sắp cưới vợ: “Vợ cậu vừa đẹp người, đẹp nết. Số cậu may mắn quá! Thật là “mèo mù vớ cá rán!”. Trường hợp này khen mà làm bạn khuyết tật buồn tủi! - Cha mẹ sống cảnh quá nghèo, trường học xa, qua sông phải leo theo cầu khỉ, nên khuyên can Người khuyết tật: “Bọn lành lặn học được còn khó, hoàn cảnh của con đi học làm gì cho thêm khổ!”.

 

Hoàn cảnh đúng là vậy, chỉ vì thương con mà nói vậy, nhưng họ vô tình phạm phải sự phân biệt, về quyền học tập giữa trẻ khuyết tật với bạn cùng trang lứa. - Khi sang Nhật du lịch trở về, bạn tôi khoe ngồi trên xe lăn mà có thể thăm thú mọi danh lam thắng cảnh, bảo tàng, công viên, thư viện, siêu thị… dễ dàng, thuận lợi. Ở nước ta, mặc dù đã có những quy chuẩn trong xây dựng như phá bỏ rào cản đối với người khuyết tật nhưng đáng trách là trong xây dựng nhiều công ty, chủ đầu tư đã không thực hiện hoặc thực hiện qua loa vì họ chỉ nghĩ tới tiết kiệm chi phí!. Còn nhiều khó khăn với Người khuyết tậttham gia giao thông như: người khiếm thị chống gậy chờ ở trạm xe buýt, nhưng thật khó chen lấn lên xe hoặc thấy người khuyết tật, xe không dừng đón, những người ngồi xe lăn thật khó đi lại khi rất ít xe ô tô buýt công cộng có cầu lên xuống cho xe lăn của người khuyết tật; trên những phương tiện giao thông công cộng, mặc dù có chỗ dành riêng cho người khuyết tật nhưng bị những người khỏe mạnh chiếm chỗ; không những phải phá bỏ rào cản với người khuyết tật, người ta lại dựng lên những vật cản (những làn bê tông cao chắn không cho xe máy đi thẳng vào công viên) làm cho người khuyết tật không thể vào công viên nếu không có ai giúp bê cả xe và người qua vật cản…

 

Tôn trọng phẩm giá và quyền của người khuyết tật là cùng nhau xây dựng một xã hội quan hệ giữa người với người tốt đẹp, bình đẳng. Thiết nghĩ, lo tính điều tốt lành cho người khuyết tật với truyền thống văn hóa của dân tộc “thương người như thể thương thân”, và lo cho người khuyết tật có cuộc sống tốt trong hòa nhập cộng đồng cũng là lo cho chúng ta, vì như cha ông đã dạy “70 chưa đui (mù), chưa què cũng chớ vội khoe lấy mình!”.

 

TÂN DÂN 

Lượt xem : 19946 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo