Trang chủ --> Tin cộng đồng --> HỘI NGƯỜI MÙ VỚI CHƯƠNG TRÌNH TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO DÂN TRÍ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

HỘI NGƯỜI MÙ VỚI CHƯƠNG TRÌNH TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO DÂN TRÍ

(Hoàng Kim) - Trong nhiệm kỳ, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chính trị, sống và làm việc theo pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước được đẩy mạnh.   

 


 

Việc tổ chức những ngày lễ lớn được chú trọng như lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Người mù việt Nam (17/4/1969 - 17/4/2009), Ngày người khuyết tật Việt Nam, ngày quốc tế người khuyết tật… qua đó tuyên truyền giáo dục truyền thống đoàn kết, tình đồng tật, tương thân tương ái, tinh thần ‘‘ tàn nhưng không phế ’’.

Tạp chí Đời mới được sản xuất theo kế hoạch, với 4 loại hình: Tạp chí chữ Braille, chữ Việt, báo phát thanh, báo điện tử với nội dung từng bước được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng tạp chí, kịp thời thông tin đầy đủ các hoạt động của hội, những chủ trương chính sách mới, kiến thức khoa học kỹ thuật, sức khoẻ đời sống, biểu dương gương người tốt việc tốt được người mù phấn khởi đón đọc. Mỗi năm sản xuất 6 số tạp chí chữ Braille, số lượng 6000 bản; 6 số báo phát thanh, số lượng 3.300 băng  cattset, đĩa CD. Trong nhiệm kỳ thực hiện 3 số báo chữ Việt, với hơn 1.200 bản. Trang web của hội đã được cập nhật thông tin ngày càng phong phú hơn. Mỗi năm toàn hội có khoảng 2000 tin bài, phóng sự được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương.

Để nâng cao chất lượng, nội dung sản phẩm, Trung ương hội đã nâng cấp trang thiết bị phòng thu, đưa ứng dụng kỹ thuật số vào sản xuất báo phát thanh, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho 75 người đưa tổng số cộng tác viên trong hội là 370 người.

Thành lập Chi hội Nhà báo thuộc Hội Nhà báo Việt Nam.

 

Công tác giáo dục đào tạo và bồi dưỡng

 

Với trình độ văn hoá của số đông người mù còn nhiều hạn chế, vì vậy công tác giáo dục đào tạo được hội chú trọng, luôn tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ, hội viên và trẻ em mù học tập bằng nhiều hình thức phù hợp với từng điều kiện của địa phương và người học: Mở các lớp tiền hoà nhập cho trẻ em mù, học hoà nhập tại các trường phổ thông, mở lớp học chưa Braille…chú ý đến các Tỉnh gặp nhiều khó khăn, Tỉnh mới thành lập. Qua 5 năm đã tổ chức ….lớp, số học viên……người và cấp ….bảng, bút, ….sách giáo khoa

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với ngành Giáo dục, đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo để học sinh mù được tham gia dự thi vào các trường Đại học, cao đẳng …trong nhiệm kỳ đã có 35 em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hệ chính quy, trong đó kỳ thi tuyển sinh năm 2008 và 2009 có 2 em thi đỗ thủ khoa, nâng số người mù đã và đang học đại học là 141 người.

Để tạo điều kiện cho các em yên tâm học tập, khuyến khích các em tiếp tục học ở những bậc học cao, hàng năm Hội đã cấp học bổng, máy vi tính cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thành tích học tập tốt, tặng thưởng cho các em thi đỗ đại học, cao đẳng. Trung ương hội và một số Tỉnh hội là thành viên của chương trình chuyển đổi sách giáo khoa phổ thông sang chữ Braille từ lớp 1 đến lớp 12 do Bộ Giáo dục chủ trì. Đến nay trên 300 bộ sách giáo khoa chữ nổi cấp Tiểu học và Trung học cơ sở đã được cấp cho các Tỉnh hội có nhu cầu. Việc biên soạn chuyển đổi sách xoá mù chữ theo chương trình mới đã và đang được tiến hành nhằm thay thế dần sách M1, M2.

Chương trình Tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin thu được kết quả tốt; Qua các hội thảo, Trung ương hội đã đóng góp những ý kiến thiết thực về công nghệ thông tin đối với người khuyết tật. Bộ Thông tin Truyền thông và các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ gần 100 máy vi tính phục vụ cho việc dạy tin học, đến nay đã có 34 Tỉnh, Thành hội có phòng máy vi tính dạy tin học. Để việc học tin học đạt hiệu quả cao Trung ương Hội phối hợp với trường Estih, Trường Đại học Văn Lang (Tp Hồ Chí Minh) trực tiếp đào tạo tin học cho 16 địa phương. Công nghệ thông tin đã được ứng dụng nhiều hơn trong học tập, làm việc: soạn thảo văn bản, truy cập iternet, gửi thư điện tử đã trở nên gần gũi thiết thực với cuộc sống người mù.

Nhằm nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ cho cán bộ Hội, Trung tâm Đào tạo Cán bộ phục hồi chức năng đã thực hiện tốt kế hoạch đào tạo hàng năm, thời gian học phù hợp với nội dung đào tạo, như: đào tạo cán bộ hội, bồi dưỡng giáo viên dạy chữ Braille, tin học, cộng tác viên báo chí, dạy nghề xoa bóp bấm huyệt… đảm bảo chất lượng. 5 năm qua  Trung tâm đã tổ chức được    lớp với tổng số học viên… người trong đó có …học viên nữ ( …%),người dân tộc thiểu số ….người ( …%) với kết quả  …học viên được cấp chứng chỉ đào tạo … (….%), loại giỏi      học viên, loại khá …học viên.

Phòng học, ký túc xá, các trang thiết thiết bị giảng dạy, sách giáo khoa… được đầu tư nâng cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu ăn, ở, học của học viên. Đội ngũ giáo viên số đông đã được chuẩn hoá và chủ động trong việc giảng dạy.

 

Công tác nâng cao dân trí

 

Nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hoá tinh thần cho hội viên, từ Trung ương đến hội cơ sở đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thiết thực cụ thể :

Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Louis Braille Trung ương Hội đã phát động cuộc thi "Đọc viết nhanh chữ Braille" với trên 3.000 bài dự thi; Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập hội, Trung ương Hội phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức cuộc thi viết, về "Nguồn sáng cuộc đời tôi’’ với trên 100 bài viết xuất sắc; Hội cũng là thành viên tích cực tham gia cuộc thi ONKYO do Hiệp hội Người mù Châu Á Thái Bình Dương tổ chức và đạt nhiều giải cao, riêng năm 2009 đạt 3 giải thưởng trong đó có 01 giải đặc biệt trên tổng số 7 giải thưởng.

Phối hợp với vụ Thư viện tổ chức hội thảo tổng kết 10 năm phòng đọc sách dành cho người mù, đến nay nhiều phòng đọc sách dành cho người mù tại thư viện các tỉnh, thành phố được củng cố và phát triển; Tham gia hội thi tuyên truyền và giới thiệu sách toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.

Phong trào văn hoá, văn nghệ diễn ra thường xuyên ở các cấp hội với nhiều hình thức phong phú, chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và của hội, nổi bật là Liên hoan “Tiếng hát từ trái tim” lần thứ IV, diễn ra năm 2011 đã thu được kết quả tốt về nghệ thuật, được xã hội ghi nhận đánh giá cao. Cùng với hoạt động thể thao của người khuyết tật, phong trào rèn luyện và thi đấu thể thao của người mù cũng có nhiều bước phát triển mới, hàng trăm huy chương vàng, huy chương bạc đã được trao cho vận động viên người mù trong các Đại hội thể thao của người khuyết tật trong nước và khu vực Đông Nam Á.

Chương trình đã hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ đề ra, các hoạt động văn hoá giáo dục, nâng cao dân trí đã góp phần tích cực xây dựng hình ảnh người mù mới có văn hoá, có tri thức.

 

Một số hạn chế, tồn tại

 

Chương trình triển khai chưa đồng đều ở các địa phương. Một số tỉnh còn yếu về công tác đào tạo bồi dưỡng công nghệ thông tin và các hoạt động nâng cao dân trí.

Học sinh, sinh viên còn thiếu sách giáo khoa, học liệu, số lượng học sinh học hoà nhập còn hạn chế.

Số Tỉnh, Thành hội nối mạng Internet, sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý mới đạt 75 % chỉ tiêu đề ra.

Phong trào học và sử dụng chữ Braille để làm việc chưa được đẩy mạnh

 Trung tâm đào tạo còn thiếu thiết bị chuyên dùng, giáo trình giảng dạy, đội ngũ giáo viên ít có điều kiện tập huấn, đào tạo, đi thực tế địa phương .. nên ảnh hưởng đến khả năng nâng cao năng lực giảng dạy, quản lý. Một số địa phương khi cử học viên đi học chưa chú trọng đến trình độ của người học nên hạn chế trong việc tiếp thu bài giảng, ảnh hưởng đến chất lượng chung.

 

Nguồn: Hội người mù Việt Nam 

Lượt xem : 22155 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo