Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Bức tranh sống động về trẻ khiếm thị
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Bức tranh sống động về trẻ khiếm thị

Đêm dài một đời của nhà văn Nguyễn Tất Điều một tác phẩm nổi tiếng trước năm 1975 vừa được xuất bản lại đã cho thấy những suy nghĩ của nhiều người về Người khiếm thị không hoàn toàn đúng.

 

 

 

Qua tiểu thuyết của anh, người đọc dễ dàng nhận ra rằng người khiếm thị có cách giấu sự bi quan một cách tài tình và họ biết cách làm vui lòng những người xung quanh (điều mà lẽ ra phải làm ngược lại mới là công bằng). Và, để có được những ngón tay massage điêu luyện, để tiếng đàn, tiếng trống và tiếng kèn ngân vang, họ đã phải học tập và rèn luyện gian khổ gấp nhiều lần so với người bình thường.

 

Cốt truyện của Đêm dài một đời khá đơn giản. Cậu bé Thương bị mất cả đôi mắt lẫn cha mẹ trong một tai nạn giao thông. Chú thím của Thương nuôi cậu được một năm rồi đưa cậu vào ngôi trường dành cho trẻ khiếm thị.

Ban đầu, Thương rất bi quan về cuộc sống, về tương lai tối tăm của mình. Nhưng sau đó, nhờ sự giúp đỡ của một số người bạn, người anh cùng hoàn cảnh khiếm thị, cậu đã tìm cho mình một hướng đi và thành công với hướng đi đó.

Toàn câu chuyện, giọng kể của Nguyễn Tất Điều nghe chừng rất dửng dưng. Anh mô tả cuộc sống, sinh hoạt của Thương và những đứa trẻ khiếm thị khác như nó vốn diễn ra như thế, không cố lồng thêm thái độ, cảm xúc của mình. Nhưng sự miêu tả tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật và bước chân của gió đôi khi khiến tôi rùng mình hoặc nghe sống mũi cay cay.

“Quả thực, ai cũng công nhận Thiệp nhỏ bám chắc thật, tưởng như muốn gỡ nó ra sức một người không đủ. Nhưng nó nghĩ rằng người ta chỉ có một cách chặt tay để bỏ nó thì thật là ngây thơ. Hai bàn tay đâu đủ mạnh để bám vào vạt áo những người đã quyết xa lánh mình”.

Hẳn tác giả không thật sự dửng dưng khi miêu tả một đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi nghe xót xa đến thế. Hay khi mất đi một người bạn (mà “bạn bè là một thứ hàng khan hiếm và quý giá” với người khiếm thị), họ chỉ có thể “cố tình đi quanh quẩn ở chỗ anh đứng nói chuyện và khắc khoải mong chờ một tiếng gọi để được reo lên, được nắm lại bàn tay, bóp nhẹ từng thớ thịt trên cánh tay anh ta. Nhưng tiếng gọi đó không bao giờ có được”.

Đêm tối đối với người sáng mắt đã đáng sợ, đối với người khiếm thị còn kinh khủng hơn. Vì “Ngày đẩy chúng tôi vào tương lai, đêm lại kéo chúng tôi về quá khứ”, mà quá khứ của họ chỉ là những cảnh tượng đau buồn cố quên đi. Đêm tối còn là dịp để nỗi buồn dâng lên bởi vì “Những người thường phải nằm nghe tiếng động trong đêm là người luôn được nghe sự buồn khổ, tuyệt vọng của mình lên tiếng nói”.

Trong thế giới bị bủa vây bởi bóng tối, người khiếm thị khó tránh những suy nghĩ bi quan thường trực: “Kẹo bánh thật ngon, nhưng khi ăn lại sượng sùng vì thật tình mình ao ước thứ khác (một bàn tay). Vừa nhai vừa nhớ rõ cái cuộc đời luôn luôn cần ân huệ của mình. Miếng ngon chưa trôi qua cổ, nỗi buồn đã ngập cả tâm hồn”.

Nhiều lúc, vì không thể thoát được suy nghĩ bi quan nên họ muốn phó mặc số phận: “Ngay cả trong cuộc sống, chúng tôi cũng chỉ là những hành khách hiền lành và thiệt thòi, lặng lẽ đi trên còn đường nhỏ hẹp mà số phận ban cho”, đôi khi có cả ý nghĩ bất cần: “Suốt đời ngồi tù trong bóng tối thì thay đổi một căn phòng giam nào có nghĩa lý gì…”.

Khiếm khuyết ở đôi mắt đã biến những con người vốn kiêu hãnh, tự tin trở thành người nhạy cảm đến tàn nhẫn: “Chúng tôi có những sợi thần kinh không vững vàng nên vui, buồn đột ngột, hay giận dỗi”.

Chính nhân vật Thương cũng không hiểu sự bất hạnh đã khiến mình hay có những ý nghĩ đen tối hay việc mất đi đôi mắt đã giúp mình tinh tế hơn trong việc suy đoán ý nghĩ của người khác để khi nghe một câu nói thản nhiên, Thương cũng “thấy ngay giọng thím phảng phất một ý tố cáo, trách cứ”.

Khi khiếm khuyết đôi mắt che đậy dưới cặp kính đen bị bóc trần, họ cảm nhận ngay rằng tất cả mọi người đều nhìn vào khiếm khuyết ấy, khiến họ“bi quan, thất vọng và ao ước được trôi bồng bềnh vào bóng tối rồi tan đi trong hư vô”.

Cùng với sự hân hoan khi người khiếm thị tận dụng được những giác quan còn lại để tìm kiếm hạnh phúc thì tác giả dường như cũng cố nén tiếng thở dài cho “nhiều người bình thường đã để năm giác quan hoạt động một cách lười biếng và ít khi thưởng thức nổi hạnh phúc của chính mình”.

Rồi tác giả tiếp tục tố cáo những con người vô nhân tính đã lợi dụng mấy đứa trẻ khiếm thị tội nghiệp. Họ ban phát cho chúng tình yêu thương gia đình, tạo cho chúng niềm tin yêu, hy vọng để lợi dụng sức lực hay cướp đi những đồng tiền dành dụm ít ỏi. Đến đây, người đọc, một cách rất tự nhiên, cũng không nén nổi sự bất bình và thương cảm.

Trong thế giới không ánh sáng đầy khắc nghiệt, gió là người bạn thân thiết, mang lại sự tươi mới cho đứa trẻ khiếm thị cả lúc cô đơn lẫn khi hạnh phúc. “Đêm mát, cỏ thơm… Gió thổi đều như không bao giờ dứt. Nhờ gió mà tôi cảm thấy bãi cỏ rộng mênh mang. Bóng tối bớt nặng nề. Sự vui mừng và nỗi buồn rầu đã hòa hợp lại gây nên một cảm giác lâng lâng dễ chịu”.

Trong tâm trạng lâng lâng vui sướng vì sắp thực hiện được ước mơ của mình, đám trẻ khiếm thị bỗng cảm nhận cơn gió dịu dàng đến lạ. “Gió lùa vào căn gác, lướt qua chúng tôi, mát mẻ, dịu dàng như bàn tay chăm sóc của một người bạn thân”.

Gió tài tình và cảm động tựa như tâm hồn nhân ái lặng lẽ của tác giả Lê Tất Điều. Anh đã đưa những cơn gió đến bất ngờ và tinh tế để đám trẻ thấy cuộc đời rộng mở và tương lai đáng chờ đợi hơn.

Đêm dài một đời do NXB Hội Nhà văn xuất bản, có bán ở hệ thống nhà sách Phương Nam. Giá bán: 50.000 đồng.


 

THANH NHÃ/DNSGCT
 


 

 

 

 

Cốt truyện của Đêm dài một đời khá đơn giản. Cậu bé Thương bị mất cả đôi mắt lẫn cha mẹ trong một tai nạn giao thông. Chú thím của Thương nuôi cậu được một năm rồi đưa cậu vào ngôi trường dành cho trẻ khiếm thị.

Ban đầu, Thương rất bi quan về cuộc sống, về tương lai tối tăm của mình. Nhưng sau đó, nhờ sự giúp đỡ của một số người bạn, người anh cùng hoàn cảnh khiếm thị, cậu đã tìm cho mình một hướng đi và thành công với hướng đi đó.

Toàn câu chuyện, giọng kể của Nguyễn Tất Điều nghe chừng rất dửng dưng. Anh mô tả cuộc sống, sinh hoạt của Thương và những đứa trẻ khiếm thị khác như nó vốn diễn ra như thế, không cố lồng thêm thái độ, cảm xúc của mình. Nhưng sự miêu tả tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật và bước chân của gió đôi khi khiến tôi rùng mình hoặc nghe sống mũi cay cay.

“Quả thực, ai cũng công nhận Thiệp nhỏ bám chắc thật, tưởng như muốn gỡ nó ra sức một người không đủ. Nhưng nó nghĩ rằng người ta chỉ có một cách chặt tay để bỏ nó thì thật là ngây thơ. Hai bàn tay đâu đủ mạnh để bám vào vạt áo những người đã quyết xa lánh mình”.

Hẳn tác giả không thật sự dửng dưng khi miêu tả một đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi nghe xót xa đến thế. Hay khi mất đi một người bạn (mà “bạn bè là một thứ hàng khan hiếm và quý giá” với người khiếm thị), họ chỉ có thể “cố tình đi quanh quẩn ở chỗ anh đứng nói chuyện và khắc khoải mong chờ một tiếng gọi để được reo lên, được nắm lại bàn tay, bóp nhẹ từng thớ thịt trên cánh tay anh ta. Nhưng tiếng gọi đó không bao giờ có được”.

Đêm tối đối với người sáng mắt đã đáng sợ, đối với người khiếm thị còn kinh khủng hơn. Vì “Ngày đẩy chúng tôi vào tương lai, đêm lại kéo chúng tôi về quá khứ”, mà quá khứ của họ chỉ là những cảnh tượng đau buồn cố quên đi. Đêm tối còn là dịp để nỗi buồn dâng lên bởi vì “Những người thường phải nằm nghe tiếng động trong đêm là người luôn được nghe sự buồn khổ, tuyệt vọng của mình lên tiếng nói”.

Trong thế giới bị bủa vây bởi bóng tối, người khiếm thị khó tránh những suy nghĩ bi quan thường trực: “Kẹo bánh thật ngon, nhưng khi ăn lại sượng sùng vì thật tình mình ao ước thứ khác (một bàn tay). Vừa nhai vừa nhớ rõ cái cuộc đời luôn luôn cần ân huệ của mình. Miếng ngon chưa trôi qua cổ, nỗi buồn đã ngập cả tâm hồn”.

Nhiều lúc, vì không thể thoát được suy nghĩ bi quan nên họ muốn phó mặc số phận: “Ngay cả trong cuộc sống, chúng tôi cũng chỉ là những hành khách hiền lành và thiệt thòi, lặng lẽ đi trên còn đường nhỏ hẹp mà số phận ban cho”, đôi khi có cả ý nghĩ bất cần: “Suốt đời ngồi tù trong bóng tối thì thay đổi một căn phòng giam nào có nghĩa lý gì…”.

Khiếm khuyết ở đôi mắt đã biến những con người vốn kiêu hãnh, tự tin trở thành người nhạy cảm đến tàn nhẫn: “Chúng tôi có những sợi thần kinh không vững vàng nên vui, buồn đột ngột, hay giận dỗi”.

Chính nhân vật Thương cũng không hiểu sự bất hạnh đã khiến mình hay có những ý nghĩ đen tối hay việc mất đi đôi mắt đã giúp mình tinh tế hơn trong việc suy đoán ý nghĩ của người khác để khi nghe một câu nói thản nhiên, Thương cũng “thấy ngay giọng thím phảng phất một ý tố cáo, trách cứ”.

Khi khiếm khuyết đôi mắt che đậy dưới cặp kính đen bị bóc trần, họ cảm nhận ngay rằng tất cả mọi người đều nhìn vào khiếm khuyết ấy, khiến họ“bi quan, thất vọng và ao ước được trôi bồng bềnh vào bóng tối rồi tan đi trong hư vô”.

Cùng với sự hân hoan khi người khiếm thị tận dụng được những giác quan còn lại để tìm kiếm hạnh phúc thì tác giả dường như cũng cố nén tiếng thở dài cho “nhiều người bình thường đã để năm giác quan hoạt động một cách lười biếng và ít khi thưởng thức nổi hạnh phúc của chính mình”.

Rồi tác giả tiếp tục tố cáo những con người vô nhân tính đã lợi dụng mấy đứa trẻ khiếm thị tội nghiệp. Họ ban phát cho chúng tình yêu thương gia đình, tạo cho chúng niềm tin yêu, hy vọng để lợi dụng sức lực hay cướp đi những đồng tiền dành dụm ít ỏi. Đến đây, người đọc, một cách rất tự nhiên, cũng không nén nổi sự bất bình và thương cảm.

Trong thế giới không ánh sáng đầy khắc nghiệt, gió là người bạn thân thiết, mang lại sự tươi mới cho đứa trẻ khiếm thị cả lúc cô đơn lẫn khi hạnh phúc. “Đêm mát, cỏ thơm… Gió thổi đều như không bao giờ dứt. Nhờ gió mà tôi cảm thấy bãi cỏ rộng mênh mang. Bóng tối bớt nặng nề. Sự vui mừng và nỗi buồn rầu đã hòa hợp lại gây nên một cảm giác lâng lâng dễ chịu”.

Trong tâm trạng lâng lâng vui sướng vì sắp thực hiện được ước mơ của mình, đám trẻ khiếm thị bỗng cảm nhận cơn gió dịu dàng đến lạ. “Gió lùa vào căn gác, lướt qua chúng tôi, mát mẻ, dịu dàng như bàn tay chăm sóc của một người bạn thân”.

Gió tài tình và cảm động tựa như tâm hồn nhân ái lặng lẽ của tác giả Lê Tất Điều. Anh đã đưa những cơn gió đến bất ngờ và tinh tế để đám trẻ thấy cuộc đời rộng mở và tương lai đáng chờ đợi hơn.

Đêm dài một đời do NXB Hội Nhà văn xuất bản, có bán ở hệ thống nhà sách Phương Nam. Giá bán: 50.000 đồng.


 

THANH NHÃ/DNSGCT
 


 

 

Lượt xem : 17382 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo