Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Giáo dục trẻ khuyết tật có nguy cơ bị “xoá sổ”
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Giáo dục trẻ khuyết tật có nguy cơ bị “xoá sổ”

Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1 triệu. Nhưng hiện mới chỉ có khoảng gần 269 nghìn trẻ khuyết tật được đi học, còn gần 900 nghìn em khác chưa được đến trường. Đặc biệt ở những vùng khó khăn, hầu hết trẻ khuyết tật không được đi học.

 

Trong số Trẻ khuyết tật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ học. Nếu tình trạng này kéo dài thì tỷ lệ 99% số trẻ em trong độ tuổi đến trường vào năm 2010 khó có thể đạt được. Đó là những con số do TS Lê Văn Tạc, thuộc Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục vừa cảnh báo.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục, hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam vẫn còn quá nhiều hạn chế đã khiến giáo dục khuyết tật đứng trước nguy cơ không thể duy trì và sớm rơi vào tình trạng bị “xoá sổ” trong thời gian tới.

Các hạn chế này nằm trong mọi mặt của giáo dục trẻ khuyết tật và chi phối hoạt động của mảng giáo dục này. Trong khi cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật thì mọi điều kiện phát triển cho loại hình giáo dục này đều không có.

Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại. Các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật chưa có những trang thiết bị tối thiểu cần thiết để dạy trẻ khuyết tật như sách giáo khoa và đồ dùng dạy học đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng. Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được bồi dưỡng kiến thức về giáo dục trẻ khuyết tật và quản lý chuyên môn trong trường trẻ khuyết tật học hòa nhập. Số giáo viên được đào tạo chính quy và tại chức về giáo dục trẻ khuyết tật, trình độ đại học mới có 339 người và trình độ cao đẳng là 688 người. Số lượng này không thể đáp ứng đủ nhu cầu của gần 35.000 trường học từ mầm non đến trung học cơ sở trong cả nước.

Năng lực đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật của các trường sư phạm còn rất thấp hoặc không có. Cả nước mới có 7 cơ sở đào tạo có khoa, tổ giáo dục đặc biệt. Vì vậy, số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng quá ít không thể đáp ứng được việc triển khai giáo dục trẻ khuyết tật ở quy mô lớn trong cả nước.

Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục, trẻ khuyết tật chưa chính thức và còn quá ít. Cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật chưa đủ để bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật.

Các dịch vụ hỗ trợ đồng bộ chưa bảo đảm những điều kiện phù hợp sự tham gia của trẻ khuyết tật trong hệ thống giáo dục quốc dân; công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật chưa hợp lý và kém hiệu quả, chưa hình thành được các mối quan hệ phối hợp hữu cơ chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.

Công tác nghiên cứu, giáo dục trẻ khuyết tật chưa được đầu tư về nhân lực và kinh phí. Những vấn đề về thực hiện và lý luận chưa được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá một cách đúng mức. Bất cập này đã dẫn đến mâu thuẫn: Mục tiêu vĩ mô, chính sách quốc gia là đúng đắn, hợp lòng dân, hợp xu thế thời đại, nhưng không có nguồn nhân lực và giải pháp triển khai thực hiện.

P.V

Việt Báo(Theo_DanTri)  

 

Lượt xem : 8786 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo