Trang chủ --> PHCN --> Đóng kịch trong tư vấn đồng cảnh
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Đóng kịch trong tư vấn đồng cảnh

1.Thế nào là “Đóng kịch”:

 

Là việc nhập vai vào một nhân vật trong kịch, để có trải nghiệm mô phỏng theo hoàn cảnh của một sự việc nào đó đã diễn ra. 

 Hình minh họa (tẩm quất - người mù - Hoàng Kim)

2.3 dạng đóng kịch:

 

(1)Đóng kịch tái hiện:

Là nhằm giới thiệu những ví dụ cụ thể, tái hiện những tình huống như là những ví dụ về sự việc và tình huống đã gặp trong thực tế.

 

(2)Đóng kịch bằngTưvấn đồng cảnh:

Là nhằm nếm trải cảm giác về tình huống của sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Bằng việc tái hiện lại tình huống đó, tâm trạng khi đó của nhân vật chính sẽ được nhớ lại. Mặt khác, cũng sẽ có những cảm nhận về tâm trạng mà khi đó đã không nhận ra. Vì mục đích chính của đóng kịch là cảm nhận tâm trạng nên không cần thiết phải tái hiện một cách chi tiết tình huống đó.

Nhờ được xem tình huống đó, người tham gia có thể đồng cảm với nhân vật chính. Từ đó, cũng xuất hiện cảm giác liên đới như một người cùng hoàn cảnh.

Mặt khác, khi diễn vai đối tượng, NKT cũng có thể cảm nhận được tâm trạng của phía gây áp lực và đây cũng chính là cơ hội để suy nghĩ về một sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau.

 

(3)Đóng kịch bằng chương trình sống độc lập(ILP):

Là nhằm nhớ lại những tình huống khó xử, nghĩ xem phải làm thế nào thì tốt và luyện tập giải pháp. Mặt khác, để thành công trong việc hiện thực hóa điều bản thân muốn làm và muốn nói, thông qua đóng kịch, NKT sẽ có thêm tự tin và có được hình dung về thành công khi tiến hành thực tế.

Trong ILP, sẽ có 3 người tham gia đó là nhân vật chính đóng kịch về sự việc đã xảy ra của mình, người đóng vai đối tượng và người xem.

Cách tiến hành đóng kịch bằng ILP:

  • Nhớ lại tình huống của sự việc đã xảy ra mà người đó gặp khó khăn khi xử lý.
  • Nhờ người đó chọn người đóng vai đối tượng.
  • Người đó nhớ lại một cách chi tiết về tình huống của sự kiện đó rồi truyền đạt lại cho người đóng vai đối tượng. Lãnh đạo của chương trình sẽ hỗ trợ để người đó có thể nhớ lại tình huống rồi truyền đạt đến người đóng vai đối tượng và để người đóng vai đối tượng có thể hiểu được nội dung đó.
  • Chia thời gian, thực hiện đóng kịch.
  • Hết thời gian, lãnh đạo chương trình cho dừng vở diễn, rồi để từng người tham gia xem vở kịch nói lên cảm nghĩ như “Cái hay, điều cảm nhận được” hay nêu lên ý kiến như “làm thế nào để cải thiện tình hình”….
  • Sau khi mọi người tham gia phát biểu ý kiến, nhân vật chính và bạn diễn cũng nêu lên cảm nghĩ của mình. Sau đó, lãnh đạo chương trình và trợ lý cũng phát biểu cảm tưởng và ý kiến.
  • Lãnh đạo chương trình giải thích rõ về việc mặc dù có rất nhiều ý kiến được đưa ra nhưng nhân vật chính là người quyết định sẽ chọn ý kiến nào.
  • Tiến hành đóng kịch lại bằng việc phản ánh ý kiến đã chọn.
  • Sau khi vở kịch kết thúc, tiến hành các bước (5) và (6). Lãnh đạo chương trình tìm ra những điểm tốt hơn lần diễn thứ nhất để khuyến khích nhân vật chính. Việc đóng kịch này được lặp đi lặp lại vài lần.

 

Lượt xem : 11463 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo