Trang chủ --> PHCN --> Những lưu ý cơ bản khi hỗ trợ người khiếm thị
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Những lưu ý cơ bản khi hỗ trợ người khiếm thị

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có những kiến thức cơ bản trong công tác tiếp xúc và hỗ trợ giúp đỡ người khuyết tật.  

1. Cách giao tiếp với người khiếm thị

- Bạn hãy giới thiệu tên của mình và những người có mặt (trong chỗ làm việc, nên giới thiệu thêm chức vụ) cho người khiếm thị biết họ đang nói chuyện với ai.

Nhiều người khiếm thị không thích bị đặt vào tình huống “đoán vui không có thưởng” khi nhiều người thích chào người quen này bằng câu đùa: “Có nhớ ai không?” hoặc vỗ vai, đập vào người họ thay cho lời chào. Điều này khiến nhiều người khuyết tật có cảm giác đang bị trêu chọc, bị xem là trò đùa cho mọi người.  

Những lưu ý cơ bản hỗ trợ người khiếm thị

- Nói chuyện với khoảng cách âm lượng và tốc độ bình thường. Bạn có thể sử dụng những từ như "thấy, xem..."

- Một số người khiếm thị rất kỵ từ "mù, tàn tật" hãy sử dụng những từ giảm nhẹ như khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật, mắt kém....

- Bạn nên cung cấp thông tin về khung cảnh và diễn biến xung quanh. Hỏi xem người bạn ấy có cần thêm thông tin gì nữa không. 

- Khi nói chuyện với người khiếm thị, bạn nên dùng những từ định vị cụ thể: bên trái, bên phải, tránh dùng "bên này, bên kia, đằng đó, đây nè  ..." hoặc không nên nói đến những vấn đề mà cần sự nhận định như: màu này đẹp không? Cái này to quá phải không? trông nó có buồn cười quá không? …

- Ở chỗ đông người, bạn nên gọi tên hoặc chạm nhẹ vào người khiếm thị khi cần nói điều gì vì nếu không có động tác này có thể họ sẽ không hiểu bạn đang nói với ai.

- Tránh dùng những kiểu nói hoài nghi, coi thường, hạ thấp khả năng của người khiếm thị. 

- Lúc đưa đồ cho người khiếm thị thì bạn nên vừa nói vừa đưa tận tay cho họ, đôi khi chúng ta vẫn có thói quen chìa tay ra và bạn mình sẽ tự lấy đồ. Nhưng đây là người khiếm thị, chúng ta cần để ý quan sát hơn.

- Nếu có việc phải ra đi trong lúc nói chuyện, nhớ báo cho người khiếm thị biết, không nên để người khiếm thị “nói chuyện một mình”.

Những lưu ý cơ bản hỗ trợ người khiếm thị

- Bạn chớ di dời đồ đạc của người khiếm thị khi chưa được sự đồng ý của họ, nhất là cây gậy dẫn đường.

- Không nên có thái độ "bao cấp" đối với người khiếm thị. Hãy đối xử bình thường và đừng giả định điều này, điều kia quá khó hoặc nguy hiểm cho họ.

- Điều quan trọng nhất cần nhớ: Bạn hãy nói chuyện trực tiếp với người khiếm thị, không cần qua người cùng đi. bạn cứ thoải mái, nếu có sai sót thì xin lỗi. Đừng né tránh người khiếm thị vì sợ nói điều gì sai.

2. Cách hỗ trợ người khiếm thị:

a. Cách hỗ trợ họ di chuyển :

- Đầu tiên, bạn phải làm quen họ như cách giao tiếp chung với người khuyết tật, giới thiệu về bạn và hỏi xem họ có cần sự giúp đỡ không? Đừng giúp nếu họ từ chối, mỗi cá nhân cần một mức độ trợ giúp khác nhau, bạn hãy tôn trọng tính tự lập của họ.

Nếu họ cần sự hỗ trợ của bạn để di chuyển đến 1 địa điểm nào đó, đừng lôi kéo, đẩy hoặc dìu họ đi mà bạn nên đặt nhẹ tay bạn chạm vào tay họ. Sau đó, chỉ dẫn họ nắm vào khủy tay của bạn.

Khi di chuyển, khoảng cách phù hợp giữa bạn và  người khiếm thị là cách nhau nửa bước chân. Bạn sẽ đứng song song, và bước trước họ nửa bước. Trên đường đi, bạn nên nói về những cảnh đang diễn ra trước mắt bạn. Nhắc nhở họ những chỗ cần lưu ý độ an toàn như: bước lên bậc thang, có cửa, chỗ đông người.

Ở những lối đi hẹp, bạn báo trước cho họ biết, có thể đặt tay họ lên vai bạn và bạn bước đi trước, hướng dẫn họ đi theo bạn.

Những lưu ý cơ bản hỗ trợ người khiếm thị

Những lời chỉ dẫn của bạn phải dứt khoát, rõ ràng và chính xác đối với họ. Ví dụ như: bước xuống bao nhiêu bậc thang, rẽ phải hay rẽ trái…

Khi di chuyển lên, xuống ở các bậc thang có thanh vịn, bạn nên khuyến khích và hướng dẫn người khiếm thị sử dụng tay còn lại để vịn vào thanh vịn, giúp di chuyển dễ dàng hơn.

Khi muốn đổi hướng di chuyển, bạn nên nói với họ, và bạn đổi chiều di chuyển. Sau đó, bạn giúp họ nắm vào tay khủy tay bạn và tiếp tục di chuyển.

- Khi đi cùng người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng thì điều nên tránh nhất là sự im lặng. Bạn bè chúng ta đi với nhau cả đoạn đường dài mà không nói với nhau lời nào thì nặng nề lắm. Nếu là lần đầu tiên gặp, có thể hỏi thăm đối tượng về tuổi tác, quê quán, gia đình, sở thích....bạn có thể nói về rất nhiều đề tài về thời tiết, học hành, chuyện thời sự (ca cẩm về giá xăng dầu tăng làm cái hàng bánh ngọt cạnh nhà... tăng giá chẳng hạn)... Trò chuyện chứ không có nghĩa là phải hỏi, phải nói liên tục vì nói nhiều không khéo gây khó chịu cho đối tượng đấy nhé ...

- Nếu bạn đi xe, nhường đường để người khiếm thị di chuyển cũng là một cách hỗ trợ người khiếm thị.

b. Cách hỗ trợ trong bàn ăn:

- Khi ngồi chung bàn với người khiếm thị, bạn nên giới thiệu tên từng món, hỏi họ thích dùng gì, sau đó lần lượt gắp các món ấy cho vào bát cho họ. Sau khi người ấy nếm qua các món hiện có, bạn hãy hỏi xem họ thích món nào và gắp giúp người ấy.

Những lưu ý cơ bản hỗ trợ người khiếm thị

 - Nhiều người khiếm thị có tính cách độc lập cao, cũng đã qua những lớp tập huấn kỹ năng hòa nhập cơ bản thì bạn có thể giúp họ định hướng các món ăn trên bàn theo phương vị mặt đồng hồ. Ví dụ: đĩa rau xào ở vị trí 12h, đĩa thịt ở vị trí 9h... 

Lượt xem : 19914 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo