Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Cần lắm những ứng xử văn minh với người khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Cần lắm những ứng xử văn minh với người khuyết tật

Mỗi con người, khi sinh ra và trưởng thành ai cũng mong muốn mình được khỏe mạnh và có một tương lai tươi sáng, nhưng không phải người nào cũng có được sự may mắn ấy. Có nhiều người khi sinh ra đã không thể đi, không thể nói hay không thể nhìn thấy được. Và với những người thiệt thòi như vậy, họ rất cần sự cảm thông sẻ chia, sự giúp đỡ của cộng đồng để có thể hòa nhập với cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng trong xã hội, đôi khi người giúp rất có thiện chí nhưng lại vô tình hoặc chưa hiểu về người khuyết tật nên khi giúp đỡ lại làm cho người khuyết tật cảm thấy mặc cảm hoặc thậm chí là thấy bị xúc phạm.
 

Như lời tâm sự của chị Lê Thị Tuyết Đào, ở quận 7, chị bị liệt hai chân từ nhỏ, nhưng bằng sự cố gắng cùng ý chí vươn lên chị đã học và làm nghề đan móc len để sinh sống. Chị chia sẻ:

Đó là đối với việc giúp đỡ về mặt vật chất, còn việc người khuyết tật được sự giúp đỡ thông thường trong cuộc sống hằng ngày khi họ gặp nhau. Trò chuyện với những người khuyết tật mới biết được có rất nhiều những trường hợp đau lòng khi người khuyết tật được giúp đỡ. Như câu chuyện của chị Tạ Thị Kim Nga, ở quận 4. Chị là người khiếm thị. Chia sẻ với chúng tôi chị kể rằng:

Đó là câu chuyện về trường hợp của chị Kim Nga, một người bị khuyết tật về thị giác. Còn chị Dương Đình Thảo Phương bị khuyết tật vận động. Chị Thảo Phương bị tai nạn giao thông và liệt cột sống nên mọi sinh hoạt đi lại chị đều nhờ vào chiếc xe lăn. Dù bị khuyết tật, việc đi lại khó khăn là vậy, nhưng chị vẫn đi làm, đị học và rất hay đi ra ngoài tham gia các hoạt động xã hội. Và chị cũng nhận được sự giúp đỡ của các bạn tình nguyện viên, nhưng khổ nỗi không phải tình nguyện viên nào cũng có những kỹ năng về hỗ trợ người khuyết tật, chị kể có lần đang di chuyển thì có một bạn thấy vậy liền đến và đẩy xe giúp chị:

Và em Nguyễn Minh Hảo, cũng bị liệt hai chân, việc di chuyển đi lại của em hoàn toàn bằng hai cánh tay. Em là sinh viên Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM. Mỗi ngày đến trường, muốn lên được lớp học trên tầng lầu là em phải leo lên mấy dãy cầu thang, thế nên em cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè. Và có lần em đã bị té nhào khi có bạn giúp em mà không biết cách. Minh Hảo chia sẻ về trường hợp của mình:

Trong cuộc sống đôi khi ai cũng cần sự giúp đỡ của những người xung quanh, nhưng giúp sao để họ cảm thấy được tôn trọng, được an toàn, nhất là những người khuyết tật - sự tự tôn cao và cảm giác an toàn đối với họ là điều quan trọng. Và qua những câu chuyện, những lời chia sẻ của những người khuyết tật ta thấy rằng, mỗi dạng khuyết tật đều cần sự giúp đỡ khác nhau, vì vậy khi muốn giúp người khuyết tật ở dạng nào thì người giúp nên chủ động hỏi nhu cầu của chính họ - em Nguyễn Minh Hảo bộc bạch:

Và không phải người khuyết tật nào cũng cần đến sự giúp đỡ về vật chất, họ có thể tự mình vươn lên, sống, học tập và làm việc như những người khác và thậm chí hơn những người không khuyết tật. Nhưng đôi khi trong cuộc sống họ rất cần đến sự giúp đỡ của mọi người, nhất là về mặt tinh thần, tạo cho họ cơ hội tiếp cận hơn là trực tiếp tặng quà hay cho họ tiền như tâm sự của chị Dương Đình Thảo Phương:

Chính vì vậy, khi muốn giúp đỡ hay trao tặng đến người khuyết tật thì người trao tặng - giúp đỡ nên cần biết phải giúp như thế nào để người khuyết tật cảm thấy được tôn trọng và người giúp thấy mình làm việc có ích.

Các tình nguyện viên đang giúp người khuyết tật qua đường - Ảnh minh họa.

Thế nên, anh Trần Bá Thiện, bị khiếm thị, giảng viên trường Đại học Văn Lang thành phố Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ về các quy tắc mà người giúp cần biết để hỗ trợ người khuyết tật, có như vậy thì họ mới cảm thấy vui và hài lòng về sự giúp đỡ ấy.

Thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến - Giám đốc Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD cũng nhận định rằng:

Từ những câu chuyện mà người khuyết tật kể trên, có thể thấy rằng, người khuyết tật thật ra không có yêu cầu gì đặc biệt trong giao tiếp, nhưng có những sự giúp đỡ "quá nhiệt tình" của nhiều người trong lúc giao tiếp với người khuyết tật lại vô tình gây phản tác dụng. Vì vậy, mong rằng mỗi người trong chúng ta hãy tôn trọng và nên học cách khi muốn giúp đỡ người khuyết tật.  Điều đó sẽ đem lại niềm vui cho cả người giúp và người được giúp. Và thiết nghĩ, khi ta học được điều gì thì, bản thân ta lại tích lũy thêm kiến thức.

Bùi Thanh
 
 
Lượt xem : 28520 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo