Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Con của người mù học nhanh và linh hoạt hơn
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Con của người mù học nhanh và linh hoạt hơn

Theo một nghiên cứu mới, con của những ông bố bà mẹ mù lòa biết cách giao tiếp với bố mẹ khác với những người lớn mắt sáng khác.

 

Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện đưa ra một thông tin bất ngờ giúp các nhà khoa học hiểu thêm trải nghiệm đầu đời ảnh hưởng ra sao tới sự phát triển não bộ của trẻ, bộ phận cơ thể vốn hay thay đổi.

Nhà tâm lý học phát triển Kristelle Hudry từ Đại học La Trobe tại Melbourne, đồng tác giả nghiên cứu, giải thích: thông thường, trẻ bắt đầu học các kỹ năng xã hội quan trọng chỉ vài ngày sau khi sinh bằng cách quan sát những người khác, nhận ra nét mặt và ánh mắt hay những tín hiệu xã hội quan trọng như giao tiếp bằng ánh mắt.

Những đứa trẻ không có các phản ứng tương tác này, ví dụ những trẻ sinh ra bị mù hoặc những trẻ bị bỏ rơi, có thể gặp khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp sau này.

Trong nghiên cứu mới nhất, ông Hudry và đồng nghiệp từ Anh và Canada tìm hiểu theo hướng khác về sự phát triển của kỹ năng giao tiếp. Các nhà khoa học nghiên cứu 5 trẻ sơ sinh có thể nhìn được nhưng người chăm sóc chính của chúng bị mù.

Phát hiện nghiên cứu được công bố trên tạp chí ‘Proceedings of the Royal Society B’.

“Những đứa trẻ này được nuôi dưỡng trong những gia đình ấm cúng đầy tình yêu thương. Sự khác biệt duy nhất là bố hoặc mẹ không nhìn được nên không thể đáp lại biểu hiện nét mặt đứa trẻ theo cách thông thường, và họ cũng không thể áp dụng những cách như chỉ  trỏ hay giao tiếp bằng mắt với đứa trẻ,” ông Hudry nói.

Các nhà nghiên cứu theo dõi những đứa trẻ này từ lúc 6 tháng tuổi tới gần 4 tuổi để xem chúng tương tác với cha/mẹ mù và những người lớn khác ra sao. Các nhà khoa học cũng đo sự phát triển suy nghĩ, ngôn ngữ và thể chất chung của chúng.

Theo ông Hudry, trước khi các nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu những trẻ này, lúc chúng khoảng 6 tháng tuổi, sự khác biệt nhỏ đã thể hiện rõ rệt trong cách chúng tương tác với người mẹ mù lòa và những người lớn sáng mắt khác.

Nhanh và linh hoạt

Những trẻ được nghiên cứu bắt đầu sử dụng giọng nói để giao tiếp với bố mẹ sớm hơn các trẻ bình thường khác. Trong khi đó, với những người lớn sáng mắt khác, trẻ vẫn áp dụng các kỹ thuật giao tiếp hình ảnh thông thường như giao tiếp bằng mắt và chỉ trỏ giống như những đứa trẻ có bố mẹ không bị mù.

“Hiện tượng này cho thấy việc mẹ trẻ không nhìn được hay không thể giao tiếp bằng mắt với chúng không đặt trẻ vào tình huống bất lợi mà thực tế là giúp chúng trở thành những đứa trẻ linh hoạt hơn, có thể thay đổi hành vi xã giao tốt hơn tùy theo hoàn cảnh,” ông Hudry nói.

“Đây là phát hiện thú vị với những gia đình trong hoàn cảnh này. Mặc dù bố mẹ không nhìn thấy như những người khác nhưng con họ không bị thiệt thòi.”

Trong thực tế, khi kiểm tra khả năng học tập chung của đứa trẻ như trí nhớ và mức độ tập trung, các nhà nghiên cứu ngạc nhiên phát hiện thấy những trẻ con người mù ghi điểm cao hơn những trẻ có bố mẹ mắt sáng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa biết rõ lý do tại sao. “Đây là một phát hiện bất ngờ,” tác giả nghiên cứu thứ nhất Atsushi Senju từ Đại học London nhận xét. “Một khả năng là nhu cầu liên tục chuyển các dạng giao tiếp với người sáng và người mù đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển khả năng nhận thức.”

Lợi ích với trẻ có bố mẹ mù lòa có lẽ tương tự như khả năng nhận thức gia tăng ở những trẻ biết hai thứ tiếng vì chúng phải thường xuyên chuyển đổi giữa hai ngôn ngữ khác nhau.

Nghiên cứu cho thấy trẻ có thể phát triển kỹ năng giao tiếp phi lời nói và kỹ năng ngôn ngữ linh hoạt như nhau.

“Trẻ em có thể chủ động giao tiếp hiệu quả với những người khác nhau và chuyển đổi linh hoạt cách giao tiếp giữa người lớn này với người khác,” tác giả Senju nhận định. “Điều này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn tại sao trẻ nhỏ có thể học văn hóa và công nghệ mới dễ dàng hơn. Khả năng này có thể đóng vai trò quan trọng giúp con người thích nghi với môi trường văn hóa xã hội phức tạp.” 

Lượt xem : 19128 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo