Trang chủ --> Tin tức Hoàng Kim --> Người đàn ông mù có trái tim nóng và bàn tay ấm áp
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người đàn ông mù có trái tim nóng và bàn tay ấm áp

 (Hoàng Kim) - “ Là người đi đầu nên gặp rất nhiều khó khăn, nhưng mình luôn tin vào bản thân và tự dặn lòng rằng cứ cố gắng đến một ngày nào đó sẽ được đền đáp” đó là

lời tâm sự chân thành của anh Hoàng Xuân Hạnh -  giám đốc Trung tâm tẩm quất Hoàng Kim, Ban Quản trị công ty Cổ phần tư vấn và hỗ trợ nghề Việt Nam.

 

Trong một buổi chiều tháng 4, bên bàn làm việc cùng chiếc máy tính tại Trung tâm Tẩm quất Hoàng Kim ( số nhà 18, ngõ 639, Hoàng Hoa Thám, Vĩnh Phúc, Ba

Đình, Hà Nội), người đàn ông 37 tuổi này đã chia sẻ với chúng tôi nhiều dự định và trăn trở trong cuộc sống, nghề nghiệp hiện tại của anh.       

 

Anh Hoàng Xuân Hạnh   

 

Một trái tim ấm nóng 

 Hoàng Xuân hạnh

Phóng viên (PV): Hiện tại, anh đang đảm nhận những công việc gì?

 

Anh Hoàng Xuân Hạnh ( HXH) : Mình đang là giáo viên Tin học ở Trung tâm đào tạo cán bộ phục hồi chức năng ( thuộc Hội người mù Việt Nam). Ngoài giờ, mình

còn đảm nhận việc ở Công ty cổ phần tư vấn và hỗ trợ nghề Việt nam, Giám đốc Trung tâm tẩm quất Hoàng Kim.

 

PV: Trong quá trình giảng dạy tại Hội người mù, anh đã truyền niềm tin cho học sinh khiếm thị của mình như thế nào?

 

HXH : Người khiếm thị thường hay mặc cảm về bản thân mình, coi mình là gánh nặng của xã hội. Họ nghĩ rằng “ gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, người mù

mà tiếp xúc với người mù thì không tốt. Vậy nên, những người khiếm thị ngại tham gia các tổ chức xã hội. Mình đã cố gắng truyền cho họ niềm tin thông qua

các bài giảng, đào tạo họ có một nghề trong tay, giúp họ tiếp xúc với môi trường mới, có việc làm, có thu nhập và được khẳng định vai trò của mình trong

xã hội.

 

PV: Cuộc sống của những người khiếm thị vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là những người khiếm thị ở nông thôn. Anh có suy nghĩ gì về hiện trạng này? 

HXH: Phần lớn những người khiếm thị ở nông thôn vẫn còn rất khổ. Họ không có cơ hội được học tập, lại phải chịu sự phân biệt  từ người bình thường. Ít

người được đi học  chữ Braille (chữ nổi), tiếp cận máy tính với các phần mềm hỗ trợ cho người mù. Bản thân mình cũng là một người khiếm thị ở nông thôn,

trước đây mình từng khát  khao được vào một trường Sư phạm, nhưng khi nạp hồ sơ vào trường Trung cấp sư phạm Hà Tĩnh, vẫn không được chấp thuận. Vì thế,

khi mở ra Trung tâm tẩm quất Hoàng Kim, mục đích chính của mình là tạo ra một công ăn việc làm ổn định cho người khiếm thị, giúp họ có niềm tin hơn vào

cuộc sống. Nhân viên trong Trung tâm chủ yếu là ở vùng sâu vùng xa. Có hai nhân viên đến từ Quảng Trị, một anh bị khuyết tật vì bom mìn, một chị đến từ

vùng dân tộc thiểu số, cuộc sống rất nhiều khó khăn. 

 Em Xuân ở Quảng Trị - nhân viên Trung tâm Hoàng Kim

PV: Anh đã cùng với Trung tâm tổ chức những chương trình từ thiện nào?

 

HXH : Mình tham gia quản trị hai trang web là

www.hoangkim.net.vn

 và

www.thegioimatxa.net.

Đối với

www.thegioimatxa.net,

mình đã đăng quảng cáo miễn phí các sản phẩm, các gian hàng cho Hội người mù Việt Nam. Từ năm 2011, mình bắt đầu hướng dẫn người khiếm thị tiếp cận với

công nghệ thông tin, cung cấp miễn phí các phần mềm hỗ trợ người khiếm thị như: Phần mềm đọc màn hình; phần mềm soạn thảo có hỗ trợ tiếng nói; phần mềm

luyện bàn phím, phần mềm máy tính nói… Đào tạo nghề cho người khuyết tật ở Trung tâm  là hoàn toàn miễn phí, mình cũng tìm kiếm những nguồn có những sản

phẩm cho nghề này, trong trang web có dự án cho Hội người mù Việt Nam. Mình triển khai việc  tìm các nguồn như giường mát xa, điều hòa … hỗ trợ cho những

cơ sở do người mù mở ra. Trung tâm Hoàng Kim triển khai chương trình tài trợ máy xông hơi cho Hội người mù Việt nam và bán 

máy xông hơi Resona

 giảm giá 30 %, đổi máy cũ lấy máy mới  cho các hội viên (rẻ hơn giá các loại máy xông hơi khác ngoài thị trường ít nhất 1 triệu đồng. Số lượng là 1.000

máy.

 

Luôn tin vào bản thân mình

 

PV:  Trung tâm tẩm quất Hoàng Kim đã hoạt động được gần 10 năm. Từ đó đến nay, trung tâm đã thu về những thành tích gì, thưa anh?

 

HXH: Thành tích lớn nhất phải kể đến của Trung tâm là hỗ trợ hơn 200 người mù có việc làm, được hướng dẫn nâng cao tay nghề và tự mở được các cơ sở tẩm

quất của riêng mình ở các địa phương. Hiện tại, có khoảng 20 cơ sở của Trung tâm tại các tỉnh như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Dương…

Thu nhập trung bình của một nhân viên ở đây là 3-6 triệu, chưa tính tiền thành tích, thưởng. Người khiếm thị có khả năng nhạy cảm đặc biệt, tuy không nhìn

thấy nhưng lại có khả năng tập trung nghe nên làm công việc này rất tốt . Thông qua việc quảng bá trên các trang web, trung tâm tẩm quất Hoàng Kim đã tạo

được uy tín trong lòng khách hàng và người lao động là người mù. Số người mù đến trung tâm học việc và tìm việc làm ngày càng đông, lượng khách hàng đến

trung tâm tẩm quất ngày càng nhiều. 

 

PV : Trong những ngày đầu thành lập công ty, anh đã gặp phải những khó khăn như thế nào?

 

HXH : Khi mình quyết định mở Trung tâm này, rất nhiều người phản đối. Ngay cả Hội người mù cũng không đồng ý vì họ không cho phép mở trung tâm tư nhân.

Là người đi đầu nên gặp rất nhiều khó khăn, nhưng mình luôn tin vào bản thân  và tự dặn lòng rằng cứ cố gắng đến một ngày nào đó sẽ được đền đáp.

 

Trong vòng 10  năm, Trung tâm đã phải di chuyển  địa điểm đến 6 lần. Lí do là vì khách càng ngày càng đông, bà chủ thuê nhà tăng giá nhà cao.  Mỗi lần chuyển

là một lần khó.  Hơn nữa, việc tích lũy vốn  ban đầu của Trung tâm còn thấp, nhiều học viên trong trung tâm vẫn chưa được tiếp cận với các buổi tập huấn,

hội thảo bên ngoài.

 

PV: Vậy mong muốn hiện tại của anh là gì?

 

HXH: Mình mong muốn là sẽ nâng cao hơn được nghiệp vụ cho nhân viên trong Trung tâm . Các cơ sở trên các địa phương hỗ trợ nhau để cùng phát triển, tạo

thêm việc làm cho người khiếm thị. Tìm ra những nguồn tài trợ các sản phẩm phục vụ nghề nghiệp. Đặc biệt, mình đang cần tìm những bạn trẻ yêu thích tình

nguyện, có tâm để tham gia vào các hoạt động của Trung tâm như viết bài cho trang web, quảng bá trung tâm trên fanpage của facebook. Như thế, sẽ nhiều

người biết đến Trung tâm hơn và nhận được sự ủng hộ của Nhà nước, các tổ chức xã hội khác.

 

      PV: Anh có lời nhắn nhủ gì đến những người khiếm thị nói riêng và những người khuyết tật nói chung nhân Ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4 sắp tới?     

 

HXH: Mình nghĩ các bạn phải biết vận dụng những gì mình có, mình khiếm thị, khuyết tật nhưng vẫn còn những khả năng khác. Hãy gạt bỏ sự tự ti, mặc cảm đừng

nghĩ mình khuyết tật mà đánh mất đi những cơ hội của mình.

 

Xin cám ơn anh về cuộc trò chuyện.

 

Anh Hoàng Xuân Hạnh sinh ra ở Kỳ Châu, Kỳ Anh, Hà  Tĩnh. Bố là ông Hoàng Xuân Hiền, từng là  chiến sỹ lái xe, chuyên chở hàng cho chiến trường Quảng Trị và Lào.

Mẹ anh là bà Hoàng Thị Duyễn, là thanh niên xung phong ở Lào. Vì  ông Hiền bị nhiễm chất độc da cam nên ba chị  em Hạnh, đều bị mù.

  

 Đại gia đình anh Hoàng Xuân Hạnh ở Hà Tĩnh tết năm 2013

Năm  năm 2000, Hạnh thi đỗ Khoa Triết học (ngành Quản lý xã hội) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (Đại học Quốc gia Hà Nội).

 

Năm  2004, Hạnh khai trương cửa hàng tẩm quất Hoàng Kim (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội).

 

Đầu 2012, anh thi Cao học  vào ngành Hành Chính công, Học viện Hành chính Quốc gia và đỗ Thủ khoa.

 

Anh là quản trị của hai trang web:

www.hoangkim.net.vn

 và 

www.thegioimatxa.net.    

 

 

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Yến,  Triệu Kiều Chinh,  Hoàng Thị Hà , Lê Thị Thúy, Lê  Thị Hồng Mai, Nguyễn Thị Thuấn, Nguyễn Minh Thu, Lâm Hồng Quyên, Vũ Thị Hải Yến  

Sinh viên: CH báo in K30A2 khoa báo chí – Học viện báo chí và tuyên truyền Hà Nội

 

Lượt xem : 37164 Người đăng : admin

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo