Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Hội người mù Việt nam (P5)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Hội người mù Việt nam (P5)

Nhiệm kỳ VI (2002 – 2007)

Đẩy mạnh hoạt động, hướng về cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng cuộc sống của hội viên

 

 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Hội được tổ chức từ ngày 21 đến 23/12/2002 tại 37 Hùng Vương dự Đại hội có 205 đại biểu chính thức đại diện cho 40.000 hội viên ở 40 tỉnh, thành hội trong cả nước.

 

Đại hội đã vinh dự được đón:

 

ông Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Bà Trương Mĩ Hoa: Uỷ viên TW Đảng, Phó Chủ tịch nước.

 

Ông Phạm Gia Khiêm: Uỷ viên TW Đảng Phó Thủ tướng Chính phủ.

 

Ông Phạm Thế Duyệt: Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban TW MTTQVN.

 

Cùng nhiều Đại biểu đại diện của các Ban, Ngành đoàn thể ở TW và địa phương.

 

Đại hội cũng vui mừng được đón ông Kua Cheng Hock Chủ tịch Hiệp hội người mù khu vực Đông á  - Thái Bình Dương và ông Vudhiranda Tinmanee Phó chủ tịch Hội Người mù Thái Lan.Tại Đại hội VI - Đại hội đầu tiên của thế kỷ 21 các đại biểu vô cùng xúc động, phấn khởi đón nhận Huân chương Độc lập hạng III của Nhà nước do Phó Chủ tịch nước Trương Mĩ Hoa trao tặng.

 

Phần thưởng cao quí này – một lần nữa khẳng định những thành tích to lớn mà Hội đã đạt được trong nhiều năm qua - đặc biệt trong nhiệm kỳ V.

 

Phát biểu với Đại hội Phó chủ tịch nước Trương Mĩ Hoa và Chủ tịch Đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN Phạm Thế Duyệt đã biểu dương những thành tích trong các mặt hoạt động của Hội đồng thời khẳng định sự đóng góp to lớn, có hiệu quả của Hội với Nhà nước, và MTTQ trong công cuộc XĐGN, xây dựng 1 cuộc sống ấm no, hạnh phúc, một xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

 

Đại hội VI đã nhất trí cử ra BCH gồm 35 uỷ viên – Sau đó BCH đã bầu 7 uỷ viên Thường vụ:

 

Ông Đào Soát giữ chức Chủ tịch Hội người mù Việt Nam.

 

Ông Cao Văn Thành: Phó Chủ tịch

 

Bà Vũ Hồng Chín: Phó Chủ tịch

 

 Ông Lê Tiếp: Uỷ viên Thường vụ Trưởng ban TVG. Giám đốc TT.

 

Ông Nguyễn Khánh: Chủ tịch thành hội TP Hồ Chí Minh Trưởng ban đại diện Hội người mù Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh

 

Ông Đào Xuân Hùng: Phụ trách công tác kiểm tra Chủ tịch thành hội Hà Nội uỷ viên.

 

Ông Nguyễn Minh Hà: Uỷ viên Thường vụ Chủ tịch thành hội Đà Nẵng phụ trách khu vực miền trung – uỷ viên

 

Ngay từ đầu năm 2003, năm đầu của nhiệm kỳ với mục tiêu: hướng về cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng cuộc sống của hội viên, cùng với việc ban hành các văn bản về hướng dẫn thực hiện điều lệ, bổ xung, sửa đổi văn bản tiêu chuẩn BCH các cấp hội … Trung ương Hội đã chỉ đạo các BCH lâm thời của các tỉnh hội: Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Đăck lăk tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ I và cử nhiều đoàn đi nắm tình hình hoạt động ở các Tỉnh, Thành hội trên cả nước. Ban tổ chức Trung ương Hội cũng đã đến làm việc với các cơ quan hữu quan ở Bình Định, Lâm Đồng và Cần Thơ về việc thành lập Hội và sắp xếp cán bộ hội khi Tỉnh Cần Thơ chia tách thành TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.

 

Đến cuối năm 2003 đã phát triển thêm được 01 Tỉnh hội (Lâm Đồng) 28 Hội cơ sở, 42 chi hội và 8177 hội viên. Do vậy đến 17/4/2004 Hội Người mù Việt Nam có tổ chức ở 41 tỉnh, thành; 304 quận, huyện, thị xã; 2561 ở phường xã với 42.352 hội viên.

 

Công tác lao động sản xuất tiếp tục được duy trì, đặc biệt trong tình hình Chính phủ chuyển công tác quản lý vốn quốc gia hỗ trợ việc làm từ Kho bạc Nhà nước sang Ngân hàng chính sách xã hội, TW Hội đã kịp thời nắm bắt chủ trương, chỉ đạo các cấp Hội làm tốt công tác bàn giao vốn để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

 

Đến cuối năm 2003 toàn Hội đã giải quyết cho 5708 hộ gia đình hội viên vay với số tiền 13.173.550.000đ (trong đó 2.000.000.000đ là vốn mới của năm 2003 và 11.173.550.000đ là vốn xét duyệt vay lại.

 

Phát triển thêm 4 cơ sở sản xuất. Doanh thu của các cơ sở đã tăng đáng kể - đạt 16.346.885.000đ. Một số Thành, Tỉnh hội đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng như: Thanh Hoá. Hà Nội, TP HCM, TT – Huế … Riêng thành hội Đà Nẵng đạt doanh thu 4.150.318.000đ. Lương bình quân của người lao động đạt 230.000đ/tháng. Với chủ trương đa dạng hoá ngành nghề, mở thêm nghề mới, các cấp hội đã mở 112 lớp dạy các nghề xoa bóp bấm huyệt, làm nấm rơm, nấm sò, nấm linh chi, dệt chiếu, đan lưới, chải tơ đay, đan mành tranh, đan làn nhựa, làm vành nón, làm hương … cho 1651 hội viên.

 

Ở năm đầu nhiệm kỳ chủ trương xóa nhà dột nát cho hội viên tiếp tục được đẩy mạnh. Với chủ trương làm nhà “Đại đoàn kết” cho người nghèo của UBTWMTTQVN, Trung ương Hội đã đề xuất và được Uỷ ban chấp thuận hỗ trợ cho Hội 40 ngôi nhà, giúp hội viên nghèo ở 40 Tỉnh, Thành hội mỗi ngôi trị giá 7.000.000đ. Các cấp Hội đã vận động làm 564 ngôi nhà tình thương với số tiền: 4.322.356.000đ, sửa chữa 481 nhà trị giá 1.483.000đ cho hội viên nghèo.

 

Vào các ngày 29,30 tháng 9/2003 tại Hà Nội và 20,21 tháng 10/2003 tại TP Hồ Chí Minh Trung ương Hội đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm (4/1992 – 4/2002) và 5 năm XĐGN (1999 – 2003) tại diễn đàn hội nghị, một lần nữa các vị đại diện của Quốc hội, MTTQVN, Bộ LĐTB và XH khẳng định thành tích to lớn mà cán bộ, hội viên của Hội đã giành được trong công tác vay vốn và XĐGN.

 

Cùng với công tác lao động sản xuất, tăng cường chăm sóc đời sống cho hội viên, ngay năm đầu nhiệm kỳ, theo đề nghị của TW Hội, với Bộ Giáo dục Đào tạo, 24 Tỉnh, Thành hội đã nhận được kinh phí XMC ở các địa phương với tổng số tiền 457.000.000đ các cấp hội vận động thêm được, toàn Hội đã mở được 116 lớp XMC cho 1472 hội viên. 356 em đã đi học các lớp THN do các cấp Hội mở và 171 em đã được vào học hoà nhập ở các trường phổ thông.

 

Đặc biệt không chỉ học XMC, trong năm 2003 đã có 16 Tỉnh, Thành hội tổ chức cho hội viên được học tập, bình đẳng về pháp luật. Nhiều Thành, Tỉnh hội đã tổ chức cho cán bộ, hội viên học sử dụng vi tính, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác Hội.

 

Năm 2003 nhân những sự kiện thể thao lớn trong nước và khu vực, TW Hội đã đề nghị với ngành TDTT tạo điều kiện để người mù được tham gia thi đấu tại Đại hội thể thao những người khuyết tật Việt Nam và Paragame II, đồng thời hướng dẫn các cấp Hội cử vận động viên và người mù của 8 Tỉnh, Thành hội tham gia thi đấu. Riêng ở Paragame II anh chị em đã giành được trên 30 huy chương các loại trong đó có 12 huy chương vàng, đóng góp đáng kể vào thành tích của đoàn vận động viên khuyết tật Việt Nam.

 

Cùng với hoạt động thể thao, được sự giúp đỡ của Bộ VHTT, TW Hội đã phát động các Thành, Tỉnh hội tổ chức liên hoan “Tiếng hát từ trái tim” lần thứ II chào mừng 35 năm thành lập hội và ngày Đại đoàn kết dân tộc. Năm 2003 năm mở đầu của nhiệm kỳ VI cũng là năm kết thúc 1 thời kỳ 35 năm kiên trì, bền bỉ đoàn kết vượt mọi khó khăn vươn lên xây dựng Hội, xây dựng cuộc sống của mỗi cán bộ, hội viên.

 

35 năm đối với lịch sử là vô cùng ngắn ngủi, nhưng đối với Hội đã là cả một chặng đường phấn đấu rất gian khổ và cũng đầy vinh quang.

 

35 năm có tổ chức của mình, có sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước sự giúp đỡ của nhân dân, người mù đã loại bỏ được những đêm dài tưởng như vô tận. Người mù đã có điều kiện để ngẩng cao đầu – cất bước.

 

Hội Người mù Việt Nam mãi mãi là mái ấm, là chỗ dựa cho người mù vươn tới. 

Lượt xem : 40226 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo